Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Năm học 2013-2014 - Kim Thị Hòa

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người khi đất nước có chiến tranh

- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm; đóng vai ngôi kể, kể lại nội dung bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt bằng văn xuôi biểu cảm.

3. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu thương con người, biết chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

 - Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hoà bình, lên án chiến tranh.

 - Khích lệ tinh thần học hỏi, ý thức tự vươn lên trong học tâp để làm chủ cuộc sống, làm chủ đất nước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Năm học 2013-2014 - Kim Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được viết trong hoàn cảnh nào? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Em đã được học thể thơ này ở bài thơ nào? GV: Chữ ca trong bài thơ “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” là một loại thơ cổ (cổ phong) có nguồn gốc sâu sa với một điệu dân ca cổ. GV: Ngoài từ ca các em cần chú ý từ nhà tranh ở nhan đề bài thơ. ? Em đã bao giờ nhìn thấy ngôi nhà tranh chưa? Em hãy mô tả lại ngôi nhà tranh cho các bạn cùng nghe? GV: Giới thiệu mô hình ngôi nhà tranh do GV tự làm. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ (thời gian 10 phút) Mục tiêu : Học sinh nắm được những nét khái quát về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, giảng bình Kỹ thuật dạy học: bàn tay nặn bột. ? Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ? ? Bài thơ đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? ?Theo em yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài thơ trữ tình? (Yếu tố tự sự và miêu tả là phương tiện để bộc lộ cảm xúc ) GV: Đây là một bài thơ nhưng lại có bố cục như một câu chưyện. Vậy bài thơ kể về sự việc gì? ? Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài? HS thảo luận nhóm: ( mỗi bàn 1 nhóm) GV: Sau bao năm bôn ba vất vả, sức đã già yếu bản thân nhà thơ không tự mình dựng được một túp lều để che nắng, che mưa cho vợ con. Trên đường chạy loạn nhờ bạn bè giúp đỡ mới dựng được. Vậy mà vừa mới ở được mấy tháng thì một trận gió thu đó phá nát. Nếu ta biết được rằng sau khi căn nhà tranh bị phá, Đỗ Phủ phải đưa vợ con lên một chiếc thuyền nan rách nát lênh đênh phiêu bạt nơi xứ người thì ta mới thấy hết được nỗi khổ của nhà thơ trong lúc này. GV: Thật đau xót khi phải chứng kiến cảnh thời loạn, đạo lý suy đồi đến cùng cực, lũ trẻ con hàng xóm có lẽ không được học hành. Chúng khinh nhà thơ già yếu, chúng ngang nhiên cắp tranh đi trước lời kêu gào thảm thiết của ông. Nếu khổ thơ đầu chỉ nói đến cái rủi thì khổ thơ thứ hai nói đến nỗi đau, nỗi buồn trước một xã hội loạn lạc đảo điên. => Nỗi đau nhân tình thế thái. GV: Tai họa thứ ba đó là trời mưa tầm tã thâu đêm, mái nhà bị gió thu phá dột khắp nơi. Những đứa con thơ vừa đói, vừa rét kêu khóc suốt đêm.(Năm 752 ông mới lập gia đình, nên những đứa con còn rất nhỏ, có đứa mới vài ba tháng tuổi). Tuổi già, sức yếu, bệnh tật phải ngồi co ro dưới trời mưa. Ông vừa thương vợ thương con, vừa thương mình. Bao nhiêu nỗi đau cùng ập đến một lúc, trút lên đầu một con người vừa nếm trải nhiều bất hạnh. ? Nguyên nhân nào dẫn đến những nỗi khổ trên? GV: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của những nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, phải đêm dài, ít ngủ, chịu đói, chịu rét. Vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở, túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Cũng vì loạn lạc mà biết bao người dân phải rơi vào thảm kịch. Qua đó ta thấy được đây không phải là nỗi khổ của riêng nhà thơ mà là nỗi khổ chung của nhân loạn khi đất nước có chiến tranh. Qua bài thơ ta thấy được bức tranh toàn cảnh XHPK Tung Quốc đời Đường(Giá trị hiện thực) . Vì thế thơ ông được gọi là Thi sử. ? Trong hoàn cảnh cực khổ ấy nhà thơ mơ ước điều gì? ( H/S bộc lộ) Vậy nhà thơ Đỗ Phủ mơ ước điều gì? GV bình: Vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh của cá nhân, nhà thơ nghĩ đến những người đang cùng cảnh ngộ như mình. Ông mơ ước có một ngôi nhà kỳ vĩ, vững chắc không phải che cho ông và gia đình mà là để che cho muôm ngàn những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.(Kẻ sĩ nghèo: Những người lương thiện, không ham danh lợi, tiền bạc) ? Ước mơ đó cho thấy Đỗ Phủ là người như thế nào? Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyên tập ( thời gian 20 phút) Mục tiêu: - Tích hợp GD nếp sống văn minh thanh lịch của HS khi học và cảm nhận bài thơ. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giảng bình. Kỹ thuật dạy học: Sơ đồ tư duy. Tích hợp: Trong bài thơ có một chi tiết khiến cô cứ băn khoăn cô muốn hỏi các em. ? Em có suy nghĩ gì về hành động của những đứa trẻ trong bài thơ? HS bộc lộ ? Tại sao những đứa trẻ lại trở nên như vậy? GV: Chúng sinh ra giữa thời loạn lạc, không được học hành phải chịu đói, chịu rét. Chúng là nạn nhân của cuộc chiến tranh.=> Vừa đáng thương, vừa đáng trách. ? Nếu là em trong hoàn cảnh ấy em sẽ làm gì? ? Nhắc đến trẻ em chúng ta nghĩ đến thế hệ nào của đất nước? ? Một đất nước mà những đứa trẻ không được học hành, không được quan tâm, chăm sóc; vừa hỗn láo, vừa gian tham như vậy dự báo tương lai đất nước như thế nào? ( Đất nước đang suy sụp. Đỗ Phủ không ngủ được cũng là vì lo cho vận mệnh của đất nước) GV: Qua đó các em thấy được vai trò của mình đối với tương lai đất nước là vô cùng quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh có khẳng định: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” Vậy mỗi em ngồi đây phải ý thức rõ về vai trò và nhiệm cụ của mình đối với quê hương đất nước, từ đó có ý thức vươn lên trong học tập. chị thử lạ (?) 2. Trong bài thơ em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? Hãy đọc diễn cảm khổ thơ đó. GV: Gọi 2 hoặc 3 em đứng dạy đọc và trả lời câu hỏi. 3. Giả sử bài thơ không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị bài thơ sẽ thay đổi như thế nào? H/s trả lời GV chốt: Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì bài thơ cũng rất hay bởi những yếu tố biểu cảm và giá trị hiện thực mà nó đem lại. Nhưng khổ thơ cuối mới thực sự là cái thần của bài thơ. Nó giúp người đọc thấy rõ hơn tấm lòng nhân ái bao la của một con người đã trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. GV nhấn mạnh thêm về loạn An –Sử: An Lộc Sơn là tướng của triều đình nhà Đường. Năm 755 tướng An Lộc Sơn cùng với Sử Tư Minh cầm quân chống lại triều đình nhằm tranh giành quyền lực. Cuộc nội chiến kéo dài suốt 8 năm đã làm cho cả xã hội Trung Quốc phải điêu đứng. Theo số liệu thống kê năm 754 dân số Trung quốc có khoảng 52,9 triệu dân, nhưng đến năm 764 chỉ còn lại 16,9 triệu dân. Số còn lại đã bị giết, bị chết đói, chết rét hoặc buộc phải rời đi nơi khác. (GV trình chiếu những hình ảnh minh hoạ cho sự thảm khốc của chiến tranh) GV: Tận mắt chứng kiến cảnh đau thương, tang tóc: Người sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn nhà thơ mong mỏi ai cũng có một mái ấm nương thân. Hay cũng là mong mỏi cho đất nước sớm thái bình. Điều cao cả và đáng kính trọng hơn nữa là ở chỗ mơ ước ấy mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác. Ông vui lòng chịu chết đói, chết rét để có được ngôi nhà trong mơ ấy. Chính tấm lòng nhân đạo và ước mơ cao cả ấy mà ông được người đời tôn vinh là Thi Thánh. I. Đọc-Tìm hiểu chung 1. Tác giả ( 712-770) Là nhà thơ lớn đời Đường Trung Quốc 2. Tác phẩm GV: ( Trình chiếu phần nguyên văn chữ Hán, dịch nghĩa, dịch thơ) 2.1. Đọc 2.2. Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 760, khi căn nhà tranh bị gió thu phá. - Loạn An- Sử đang hoành hành 2.3. Thể thơ: Cổ thể II. Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung. 1.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm. 2. Nội dung 2.1. Nỗi khổ của nhà thơ. - Khổ vì ngôi nhà bị gió phá. - Khổ vì nhân tình thế thái. -Khổ vì phải nằm trong đêm mưa lạnh. -> Vì chiến tranh bạo loạn. >Nỗi khổ chung của cả nhân loại khi đất nước có chiến tranh. =>Giá trị hiện thực. 2.2. Ước mơ của nhà thơ. - Nhà rộng, vững chắc để cho kẻ sĩ nghèo. à Tấm lòng vị tha, nhân ái=> Giá trị nhân đạo. III.Luyện tập 4. Củng cố ( thời gian 4 phút) GV chốt: Lo cho dân, thương dân, khát khao hạnh phúc cho muôn dân là tình cảm thiết tha của nhiều bậc vĩ nhân, nhiều nhà thơ lớn xưa và nay. Nguyễn Trãi đó từng ước mơ có một cây đàn Ngu Cầm- cây đàn thần của vua Thuấn để mang lại ấm no hạnh phúc cho muôn dân “ Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng - Dân đòi đủ khắp mọi phương”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, cũng khẳng định tâm nguyện của cả đời mình: “ Tôi chỉ có một mong muốn- mong muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Đó là mơ ước của các bậc vĩ nhân khi đất nước còn chiến tranh, đói nghèo. Còn các em hôm nay khi các em được sống trong thế giới hoà bình, các em nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội. Vậy em có ước mơ gì về thế giới mà các em đang sống. HS bộc lộ: GV: định hướng trả lời: - Thế giới hoà bình, không có chiến tranh -Môi trường xanh- sạch- đẹp - Không có thiên tai... GV: Có những ước mơ thật lớn lao, có những ước mơ giản dị nhưng đều vô cùng đáng trân trọng. Những ước mơ đó sẽ mãi chỉ là mơ ước hay sẽ thành hiện thực hoàn toàn phụ thuộc vào các em- những chủ nhân tương lai của đất nước. HS vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các hành động cụ thể của mình để biến ước mơ của mình thành hiện thực ( gốc sơ đồ là tên của ước mơ, các nhánh thể hiện các hành động cụ thể). GV quan sát, lựa chọn một số sơ đồ tư duy hay, đẹp để HS nhận xét. GV đánh giá các sơ đồ tư duy đều có lô zic, đều dễ ghi nhớ theo khả năng của từng bạn, động viên HS học theo cách sử dụng sơ đồ tư duy, 5) Hướng dẫn về nhà: ( thời gian 2 phút) - Về nhà các em tiếp tục thể hiện những ước mơ của mình và đưa ra những kế hoạch, biện pháp để biến những ước mơ đó trở thành hiện thực. - Giờ sau các em có bài kiểm tra văn 1 tiết. Các em sẽ lên kế hoạch ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn đã học từ đầu năm đến nay theo ma trận đề sau: ( đưa ma trận đề lên máy chiếu). Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Sông núi nước Nam Câu2 (0,5điểm) Bánh trôi nước Câu 3 (0,5điểm) Ca dao dân ca Câu7 (1điểm) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Câu1 (0,5điểm) Câu4 (0,5điểm) Qua Đèo Ngang Câu6 (0,5điểm) Câu2 (5điểm) Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Câu5 (0,5điểm) Bạn đến chơi nhà Câu1 (1điểm) Tổng điểm 2điểm 3điểm 5điểm Tỉ lệ 20% 30% 50% GV: HD HS ôn tập KT 1 tiết bằng sơ đồ tư duy về các tác phẩm đã được học. GV: Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docbai ca nha tranh bi gio thu pha.doc