Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 106: Hội Thoại - Lương Thị Phương

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

Vai xã hội trong hội thoại.

1.2 Kỹ năng:

Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại.

1.3 Thái độ:

Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.

2. Trọng tâm:

Vai xã hội trong hội thoại.

Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

4.3 Giảng bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 106: Hội Thoại - Lương Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 106 HỘI THOẠI Tuần: 28. Mục tiêu: Kiến thức: Vai xã hội trong hội thoại. Kỹ năng: Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể. Trọng tâm: Vai xã hội trong hội thoại. Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Đồ dùng. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. Tiến trình dạy học: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài. Trong cuộc sống hằng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội rộng – hẹp, thân, sơkhác nhau; những mối quan hệ ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế! Một người có thể có địa vị cao trong xh, nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha hoặc là mẹ trong gia đình , nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệp những vị trí trong xã hội, cơ quan gia đình, ấy được gọi là “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại.Vậy vai xã hội trong hội thoại là gì? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó. Hoạt động 2: Vai xã hội trong hội thoại. Gọi học sinh đọc ví dụ. 5 Đoạn trích này có mấy nhân vật tham gia hội thoại? 5 Quan hệ các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là gì? 5 Ai là vai trên, ai là vai dưới? 5 Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách? 5 Tìm chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? GV cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ. 5 Giải thích vì sao bé Hồng phải làm như vậy? à Như vậy đoạn trích này có 2 nhân vật tham gia hội thoại (bà cô - vai trên, bé Hồng – vai dưới), mối quan hệ ở đây là mối quan hệ gia tộc. 5 Vậy theo em vai xã hội trong hội thoại là gì? 5 Trong giao tiếp hàng ngày, trong hội thoại em hãy cho biết vai xã hội thường được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? GV cho học sinh thực hiện bài tập 2. a. Xét về địa vị xã hội, ông giáo có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như Lão Hạc. - Xét về tuổi tác: Lão Hạc lại có vị trí cao hơn b. Cách xưng hô : - Ông giáo: Lời lẽ ôn tồn, thân mật (nắm lấy vai ông lão, mời thuốc, uống nước, ăn khoai) à Gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người : Ông con mình đó là thể hiện sự kính trọng người già, xưng tôi (quan hệ bình đẳng) c. Lão Hạc: Xưng hô: ông giáo, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”, thể hiện sự tôn trọng, xưng hô gộp 2 người là chúng mình, cách nói xuề xoà (nói đùa thế) à sự thân tình. à Qua đó ta thấy lão Hạc có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách à phù hợp với tâm trạng và tính khí của lão Hạc. à Vai trò xã hội: Đa dạng, nhiều chiều. Cần xác định đúng vai trò của mình để chọn cách nói cho phù hợp. Hoạt động 3: Luyện tập Học sinh thực hiện bài tập 1,3. I. Vai xã hội trong hội thoại: - Nhân vật : + Bà cô + Bé Hồng - Quan hệ: gia tộc. - Bà cô - vai trên - Bé Hồng – vai dưới. Cách xử sự: - Người cô: Thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, dẫn đến thái độ không đúng mực của người trên đối với người dưới. - Bé Hồng: + Cúi đầu không đáp. + Im lặng cúi đầu xuống đất. + Cười dài trong tiếng khóc. + Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng. à Hồng thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập: Bài 1: Các chi tiết thể hiện sự: - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủTa viết ra ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. 3. Tác dụng: H/s đọc ghi nhớ 2 sgk - Xác định đúng vai xã hội trong hội thoại à có lời gián tiếp đúng, thể hiện thái độ, cách xử sự của mình à giúp ta thể hiện văn hoá ngôn ngữ lịch sự, văn minh. 4.4 Củng cố và luyện tập. Tổng kết bài học bàng bảng đồ tư duy. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: “Hội thoại (tt) ”. Trả lời các câu hỏi SGK. 5. Rút kinh ngiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docHOI THOAI.doc