Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 8: Các văn bản nghị luận hiện đại Hội thoại - Năm học 2013-2014

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản nghị luận hiện đại;

- Rèn kỹ năng cảm thụ các bài nghị luận hiện đại thông qua hệ thống các bài tập vận dụng, thực hành.

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về hội thoại. Rèn kỹ năng hội thoại để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu

- Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về văn các văn bản văn nghị luận hiện đã học, về hội thoại

C. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 8: Các văn bản nghị luận hiện đại Hội thoại - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị luận hiện đại. chữ Pháp Vạch trần bộ mặt tàn bạo, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914- 1918) . Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo Ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại; phép đối lập, tương phản Đi bộ ngao du (J. Ru- xô). Nghị luận nước ngoài Tác dụng nhiều mặt của việc đi bộ ngao du.Tác giả là một con người giản dị, rất quí trọng tự do và rất yêu thiên nhiên. Lý lẽ và dẫn chứng sinh động được rút ra từ ngay những kinh nghiệm của bản thân vàcuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn cuộc sống với cách trình bày giản dị như lời kể chuyện. Trong các văn bản nghị luận có sự kết hợp các yếu tố nào? Chứng minh tất cả các tác phẩm nghị luận trên đều được viết có lý có tình, đều có sức thuyết phục II. Nội dung ôn tập 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài nghị luận a. Lí: - Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài nghị luận. b. Tình: - Tình cảm, cảm xúc: nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phảI, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra. (Bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; đây không phải là yếu tố chủ chốt nhưng lại rất quan trọng). c. Dẫn chứng: - Dẫn chứng- sự thực hiển nhiên để khẳng định luận điểm. * Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này, nhưng ở mỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng. 2. Chứng minh tất cả các tác phẩm nghị luận trên đều được viết có lý có tình, đều có sức thuyết phục Lí Tình Chứng cứ Thuếu máu - Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng người dân bản xứ phục vụ quyền lợi của chúng. - Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng sắc sảo và mới mẻ. - Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác; - Những hình ảnh cụ thể rải khắp 3 phần của chương. Đi bộ ngao du - Những lợi ích nhiều mặt - Đi bộ ngao du chính là một phương pháp giáo dục – tự giáo dục hữu hiệu. - Tâm sự trò chuyện, giải thích chân thành; - Hứng khởi, phấn chấn nếu được tham gia vào việc đi bộ ngao du. Rất nhiều bức tranh cuộc sống, thiên nhiên, xã hội con người, tinh thần và vạt chất được tiếp nhạn lhi đi bộ ngao du. Tiết 2: Cách cảm thụ Các văn bản nghị luận hiện đại Hãy giải thích nhan đề: “Thuế máu”? Nhận xét cách đặt nhan đề của tác giả? Đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản nghị luận “Thuế máu”? Tác dụng? Tính chiến đấu, tính cách mạng được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Tác giả trình bày quan điểm của mình về vấn đề gì? Để làm rõ vấn đề tác giả đưa ra những luận điểm nào? Nhận xét gì về cách sắp xếp và trình bày luận điểm của tác giả? Hiện nay đi bộ có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người? Em hãy viết đoạn văn nghị luận thể hiện quan điểm của bản thân I. Văn bản “ Thuế máu” 1. Bài tập 1 - Thuế máu: Thuế đóng bằng xương máu, tính mạng của con người. - Nhan đề bằng hình ảnh gợi cảmgiác đau thương, sự căm thù, đồng thời nhằm tố cáo tính vô nhân đạo của TDP. => Chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu, hàng chục triệu nhân dan lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa(bản xứ) châu A, châu Phi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914- 1918). 2. Bài tập 2 - Nghệ thuật trào phúng là một trong những đặc điểm của áng văn chính luận sắc xảo và hiện đại này. + Đó là nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán bằng mâu thuẫn trào phúng; + Đó là mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trongcủa đối tượng. - Mâu thuẫn trào phúng cơ bản tạo lên luận điểm chủ yếu trong đoạn trích là mâu thuẫn giữa bản chất tàn ác,dã man và những thủ đoạn( lời lẽ, hành động) lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của TDP. Đó là mâu thuẫn trào phúng cơ bản nhất của toàn chương và nó được biểu hiện cụ thể ở từng phần. 3. Bài tập 3 Tính chiến đấu, tính cách mạng được thể hiện trong đoạn trích: - Đoạn trích tố cáo tội ác của bọn thực dân với chính sách bắt lính vô nhân đạo; - Sự cảm thông sâu sắc, sự đau xót với số phận thảm thương của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa phụ thuộc. II. Văn bản “Đi bộ ngao du” 1. Bài tập 1: - Vấn đề nghị luận: Lợi ích của việc đi bộ - Cách sắp xếp và trình bày luận điểm: a. Từ đầu tự do. => Đi bộ ngao du và tự do. b. Tiếplàm tốt hơn. => Đi bộ ngao du để hiểu biết cuộc sống và thiên nhiên. Phần còn lại. => Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoẻ, tinh thần con người. * Nhận xét: Bố cục, luận điểm rất rõ ràng, mạch lạc theo cách sắp xếp riêng. 2. Bài tập 2: Hiện nay việc đi bộ vẫn được nhiều người quan tâm và hưởng ứng; ngoài những lợi ích mà đi bộ đem lại như tác giả đã trình bày ra còn có những cuộc đi bộ nhằm những mục đích như: Đi bộ gây quĩ từ thiện; Đi bộ vì hoà bình; - Hiện nay từ thành thị đến nông thôn nhiều người có thói quen đi bộ mỗi buổi tối và sáng để rèn luyện sức khoẻ; - Chúng ta đang sống trong một xã hộị hiện đại, nhịp sống hiện đại với những phương tiện giao thông hiện đại, nhưng đồng thời chúng ta cũng đang phải đối mặt với hện tượng ô nhiễm môi trường do khói bụi; ùn tắc giao thông đang là nỗi bức xúc mỗi khi ra đường ở các đô thị. Vậy thì đi bộ đang là vấn đề được nhiều người quan tâm Tiết 3: Hội thoại Thế nào là vai xã hội? Trong thực tế cuộc sống em thấy có những mối quan hệ như thế nào? Có các vai như thế nào? Các vai được phân biệt dựa trên cơ sở nào? Vai trong các mối quan hệ có liên quan thế nào đến cách xử sự, giao tiếp? Lượt lời là gì? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì về lượt lời? Đọc yêu cầu bài tập và thảo luận theo yêu cầu bài tập? Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại? Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của tác giả cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo với lão hạc? Thái độ của lão Hạc với ông giáo như thế nào? Đọc yêu cầu bài tập? Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tý phát triển như thế nào? Nhận xét cách miêu tả của tác giả? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tý ở phần đầu cuộc thoại có tác dụng gì? Có mấy lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi: Sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị điều gì? Khi nào nên im lặng, khi nào không nên im lặng? I. Ôn tập kiến thức liên quan 1. Vai xã hội trong hội thoại - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội Trong thực tế cộc sống, mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp và tinh tế. Mỗi con người có mối quan hệ rộng hẹp, thân sơ khác nhau. Những “vị trí” trong xã hội,cơ quan, gia đìnhđược gọi là vai của mỗi người khi tham gia hội thoại - Các vai xã hội trong hội thoại: + Tuyến vai trên, vai dưới, ngang hàng: Ba vai này phân biệt theo những nội dung khác nhau. Đó có thể là cấp bậc, địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ họ hàng + Tuyến quan hệ thân- sơ: Được xác định bằng khoảng cách về tình cảm. => Vai trong mối quan hệ có ảnh hưởngđến cách xử sự trong giao tiếp, vì vậy cần lựa chọn cách nói phù hợp với vai xã hội của mình. 2. Lượt lời trong hội thoại. - Số lần tham gia hội thoại của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại là lượt lời trong hội thoại. - Khi tham gia hội thoại cần lưu ý: + Tránh cắt lời, tranh lời người khác khi hội thoại; + Trong hội thoại, im lặng cũng là biểu thị thái độ của người hội thoại. II. Luyện tập A. Chữa bài tập sgk trang 94- 95 1. Bài tập 1. Các chi tiết: - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủTa viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. 2. Bài tập 2. a. xét về địa vị xã hội, ông giáo có vị thế cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc, nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là bậc trên. cần nhớ đạo lý truyền thống của người Việt Nam: “Kính lão đắc thọ, “Kính già già để tuổi cho”, “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” b. Ông giáo thưa gửi với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn thân mật nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, hút thuốc, ăn khoai Ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là “ông con mình” thể hiện sự kính trọng; xưng “tôi” biểu thị sự bình đẳng. c. Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ nói thể hiện sự tôn trọng của ông đối với người đối thoại; xưng hô gộp hai người là “chúng mình” thể hện sự thân tình. tuy nhiên lão Hạc cũng luôn ý thức được một khoảng cách giữa mình với người đối thoại, do đó lão chỉ “cười đưa đà”, “cười gượng” và khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo B. Chữa bài tập sgk trang 102 - 103 Bài tập 2 a. Ban đầu cái Tý còn hồn nhiên và nói nhiều, còn chị dậu thì chỉ im lặng; b. Tác giả miêu tả cuộc thoại như vậy là rất phù hợp tâm lý nhân vật; c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tý ở phần đầu cuộc thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện. Bài tập 3 Trong đoạn văn trích có hai lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi: - Lần thứ nhất nhân vật tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hạnh diện, xấu hổ; - Lần thứ hai, nhân vật tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Bài tập 4 - Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì: im lặng là vàng. - Trong trường hợp cần phải phát biểu chính kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng sẽ đồng tình với hèn nhát. 4. Củng cố: - Kể tên các văn bản nghị luận hiện đại đã ôn - Khi tham gia hội thoại cần chú ý những yếu tố nào? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn tập kiến thức - Vận dụng phân tích các văn bản; sử dụng các yếu tố cần thiết khi tham gia hội thoại Duyệt giáo án, ngày 7 tháng 4 năm 2014 P.Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docBuoi 8.doc