Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Xuân Đào

 I. Mức độ cần đạt:

 - Bước đầu biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ- chiến sĩ HCM

 - Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn HCM trong bài thơ.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 1. Kiến thức:

 - Một đặc điểm của thơ HCM: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

 - Cuộc sống vật chất và tinh thần của HCM trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của HCM

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 * Tích hợp tư tưởng đạo đức HCM: lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần cách mạng của Bác.

 III. Chuẩn bị:

 - GV: giáo án, bài thơ viết trên giấy lụa.

 - HS: soạn bài

 IV. Phương pháp: vấn đáp, phân tích, thảo luận, thuyết trình

 V. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định: SSHS

 2. Kiểm tra: (5’)

 1/ Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú. Cảnh sắc mùa hè được miêu tả trong khổ thơ như thế nào? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với cuộc sống?

 2/ Câu 2 của đoạn cuối bài thơ là câu:

 A. Cảm thán B. Cầu khiến C. Nghi vấn D. Trần thuật

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: ( 1’) Giới thiệu bài

 Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS

 PP: thuyết trình

 Ở lớp 7 các em đã học hai bài thơ nổi tiếng của Bác viết vào đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc Rằm tháng giêng và Cảnh khuya. Còn hôm nay chúng ta sẽ gặp lại Người ở suối Lê-nin và hang Pác Bó ( huyện Hà Quảng- Cao Bằng) vào mùa xuân 1941 qua bài thơ tứ tuyệt Tức cảnh Pác Bó.

 

doc180 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Xuân Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặn dò: Học phần ghi nhớ, làm bài tập ở phần luyện tập. Chuẩn bị tiết luyện tập. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 15/4/10 Ngày giảng: 18/4/10 Tiết 135 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs xác định từ xưng hô địa phương trong các vb. - Hiểu thêm một số cách xưng hô ở Quảng Nam. - Có ý thức sử dụng cách xưng hô mang tính địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp. II. Chuẩn bị: Giáo án, bảng phụ. Hs soạn bài tìm hiểu một số cách xưng hô mà các em được biết. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: sshs 2. Kiểm tra: việc chuẩn bị của các nhóm, tổ. 3. Bài mới: I. Ôn tập về cách xưng hô: 1. Xưng hô: Xưng tức người nói tự gọi mình, hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe Vd: học trò tự gọi mình là em, gọi gv là thầy, cô; tự gọi mình là con, gọi người sinh thành ra mình la cha, mẹ. 2. Dùng từ ngữ xưng hô: - Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chúng mình - Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số từ chỉ nghề nghiệp, chức tước: ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, bác tổng thống, bộ trưởng, nhà giáo, nhà văn. 3. Quan hệ xưng hô: quốc tế, quốc gia, xã hội * Trong giao tiếp phải luôn chú ý đến các vai xh: trên dưới, ngang hàng, II. Xác định từ ngữ xưng hô: Hoạt động 1: ( 10’) gv cho hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi ở sgk, ghi kết quả trên phiếu học tập. - Hs đọc hai đoạn trích, xác định từ xưng hô địa phương: toàn dân và không phải toàn dân a. U b. mợ ( biệt ngữ xh) 2a. qua: tôi, mình 2b. tui: tôi, tao; nooc: ông Ví dụ: Nghệ Tĩnh: mi ( mày), choa ( tôi) Thừa Thiên- Huế: eng ( anh), ả ( chị); Nam Trung Bộ: tau ( tao), mầy ( mày) Nam Bộ: tui ( tôi), ba ( cha), ổng ( ông ấy) ; Bác Ninh, Bắc Giang: u,bầm bủ ( mẹ), thầy (cha) * Từ ngữ xưng hô đp thường được sử dụng trong những phạm vi giao tiếp hẹp. Hoạt động 2: (15’) So sánh cách xưng hô được dùng ở QN với cách xưng hô mang tính toàn dân Cách xưng hô ở Quảng Nam Cách xưng hô ở địa phương khác Ba Bậu Cậu Dì Dượng Mạ Mợ Qua Tui tau Cha, bố, tía Bạn Bác Bác Bác, chú Mẹ, má, mẹ Bác, Tôi, mình Tôi Tôi, tao Hoạt động 3: ( 10’ ) từ bảng trên, gv chốt lại và cho hs đọc phần ghi nhớ ở sgk - Gv y/c hs tìm trong các vb đã học một số từ ngữ địa phương QN được các tác giả sử dụng thành công nhằm khắc họa thêm sắc thái của các nhân vật.Từ đó hướng hs đến cách sử dụng lớp từ này đúng với hoàn cảnh giao tiếp. Hoạt động 4: ( 5’) - Hs luyện tập củng cố kiến thức Gv chốt ý: Để gọi một người chúng ta có nhiều cách lựa chọn. - Dùng từ ngữ xưng hô thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ thái độ , tình cảm trong quan hệ giữa con người với nhau. * Rút kinh nghiệm: * * * Tiết 136 LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN THÔNG BÁO I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs củng cố lại những tri thức về vb thông báo. Nâng cao năng lực viết thông báo cho hs. - Rèn kĩ năng so sánh, khái quát hóa, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu. II. Chuẩn bị: bảng hệ thống so sánh bốn vb đã học, hs làm bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: sshs 2. Kiểm tra: việc chuẩn bị của nhóm, tổ 3. Bài mới: I. Lí thuyết: hs trả lời ba câu hỏi ở sgk. Mỗi em trả lời một câu. GV bổ sung. II. Luyện tập: 1. hs thảo luận nhóm lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình. a. viết thông báo: Hiệu trưởng viết, cán bộ giáo viên, hs trong nhà trường nhận và đọc thông báo, nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. b. viết báo cáo: các chi đội viết báo cáo, ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo, nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng. c. viết thông báo: ban quản lí dự án viết thông báo, bà con nông dân có đát đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án, nội dung thông báo chủ trương của ban dự án. 2. Hs đọc và phát hiện lỗi sai trong bản thông báo, tìm cách sửa lại cho đúng. a. Lỗi sai: Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo. Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu , cách thức kiểm tra. b. Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên vb. 3. Tìm thêm những tình huống cụ thể cần viết thông báo Người thông báo Người nhận thông báo Nội dung thông báo GV CN lớp Gia đình hs của lớp chủ nhiệm Thu các khoản tiền đầu năm GVCN lớp Gia đình hs cá biệt trong lớp Tình hình học tập và rèn luyện của hs cá biệt trong tuần Hiệu trưởng GV, hs, gia đình hs Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long- Quảng Bình Ban công an xã Gia đình nạn nhân Đén nhận đồ vật mất cắp đã tìm thấy Ban chấp hành đoàn TNCSHCM Toàn thể đoàn viên Kế hoạch hoạt động hè năm 04-05 4. Hs chọn một trong các tình huống trên để viết thành vb thông báo hoàn chỉnh ngay tại lớp, đọc to trước lớp để nhận xét, góp ý. Dặn dò: chuẩn bị phần ôn tập cả năm. * Rút kinh nghiệm: Phòng GD&ĐT Tiên Phước Trường THCS Võ Thị Sáu GV: Nguyễn Thị Nguyện ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN – Khối 8, Thời gian: 90’ I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào? A. Thanh Hải B. Thanh Tịnh C. Thanh Thảo D.Tô Hoài Câu 2: Tác giả của văn bản trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi viết: “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh Câu 3: Các văn bản “Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc” có cùng điểm chung là: A. Cùng phương thức biểu đạt B. Cùng chủ đề C. Cùng thể loại văn bản D. Không phải A,B,C Câu 4: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi có liên quan: 4, 5, 6, 7,8 “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” (Lão Hạc- Ngữ văn 8, Tập I) Nội dung của đoạn trích trên là: A. Lão Hạc kể chuyện bán chó B. Lão Hạc nhờ cậy ông giáo C. Cái chết của lão Hạc D. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng. Câu 5: Từ nào là từ tượng thanh? A. Co rúm B. Ngoẹo C. Móm mém D. Hu hu Câu 6: Từ tượng hình, tượng thanh thường được sử dụng trong kiểu văn bản nào? A. Miêu tả- Nghị luận B. Nghị luận- Biểu cảm C. Tự sự- Miêu tả D. Tự sự- Nghị luận Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép? A. Lão hu hu khóc. B. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. C. Lão Hạc có một tình thương rất đặc biệt. D. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Câu 8: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế ở câu 7 là quan hệ gì? A. Nguyên nhân- hệ quả B. Điều kiện- giả thiết C. Tương phản D. Đồng thời Câu 9: Lựa chọn từ ngữ có trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh nội dung sau: “ là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của đăng báo lần đầu tiên năm 1943” ( Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố) Câu 10: Trong những văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Bài toán dân số B. Cô bé bán diêm C. Trong lòng mẹ D. Đánh nhau với cối xay gió Câu 11: Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ B. Tình thương chồng con vô bờ bến C. Ý thức được sự cùng đường của mình D. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Kể tên các văn bản văn học nước ngoài và tác giả sáng tác đã học trong chương trình ngữ văn 8, tập I? ( 0,5 điểm) Câu 2: Cảm nhận của em về chi tiết giàu ý nghĩa biểu cảm sau: “Tôi cười dài trong tiếng khóc” ( Trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng) ( 1,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) Kể về tổ ấm gia đình của em trong một buổi tối sum họp. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) - Mỗi câu học sinh trả lời đúng ghi: 0,25đ 1B- 2C- 3A- 4D- 5D- 6C- 7D- 8D- 10A- 11D Câu 9: Học sinh điền theo thứ tự: Lão Hạc, Nam Cao. ( Mỗi từ ghi: 0,25đ ) II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: kể đúng tên của bốn văn bản văn học nước ngoài và tên tác giả ghi: 0,5điểm - Đúng hai văn bản ghi: 0,25đ - Văn bản: Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió, Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng. - Tên tác giả: An-đéc-xen, Xéc-van-téc, Ai-ma-tốp, O.Hen-ri. Câu 2: (1,5 điểm) - Học sinh trả lời được mỗi ý ghi: (0,75) điểm Bé Hồng cười dài trong tiếng khóc vì: - Hiểu thấu tâm địa độc hiểm của bà cô, khinh bỉ thái độ giả dối, độc ác, nhẫn tâm của người cô. - Khóc vì thương nhớ mẹ, tiếng khóc uất ức, căm ghét những hủ tục phong kiến đã đày đọa, chôn vùi bao số phận người phụ nữ. Câu 3: ( 5 điểm) I. Yêu cầu chung: - Bài làm cần đạt các yêu cầu sau: 1. Kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm một cách sinh động chân thật quang cảnh, không khí, con người, hoạt động, tâm trạng của em và gia đình trong buổi tối sum họp. Qua câu chuyện thể hiện được cái nhìn tinh tế, nhạy cảm và tâm hồn trong sáng của các em về đời sống thường nhật. Câu chuyện toát lên được hơi thở của cuộc sống. 2. Trình bày bố cục ba phần, phân đoạn hợp lí, xác định ngôi kể phù hợp. II. Các ý cơ bản: - Giới thiệu buổi tối sum họp gia đình và ấn tượng chung của em. - Quang cảnh, không khí, tâm trạng của mọi người trong gia đình. - Cảnh sinh hoạt của gia đình ( Chú ý ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của em và mọi người) - Kết thúc buổi sinh hoạt và cảm xúc đọng lại trong em. - Cảm nghĩ, ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình ấm áp. III. Biểu điểm: Điểm 4,5-5: Văn phong mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu, bài viết có cảm xúc, ý sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt cơ bản. Điểm 3,5-4: Đảm bảo yêu cầu chung, lời văn rõ ràng, còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 2,5-3: Bài làm đầy đủ nội dung và phương pháp ở mức trung bình, mắc không quá 8 lỗi các loại. Điểm 1-2: Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt cơ bản. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được.

File đính kèm:

  • docVan 8-HK II.doc