Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 5 và 6 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu

A/ Văn bản : “Sông núi nước Nam”

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả và tác phẩm.

 

Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 63.

Hs đọc chú thích sgk.

? Em hãy nêu những nét chính về tác giả?

Hs nêu-Gv nhận xét

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Gv: Theo sử sách ông chata để lại thì vào năm 1077 quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Lí Nhân Tông sai Lí Thương Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, là khúc sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Bỗng một hôm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ Trương tướng quân của hai anh em Trương Hống và Trương Hát là hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục ngâm bài thơ này. Được tôn là thần sông Như Nguyệt có tiếng ngâm thơ bài này.

 Đến nay các nhà nghiên cứu chưa xác định ai là tác giả của bài thơ vì bài thơ được vọng ra từ đền thờ linh thiêng có tác dụng khích lệ quân dân ta quyết tâm chống giặc nên người đời gọi đây là bài thơ thần.

? Theo em bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ nào?

 Đây là thơ Đường luật - thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

? Vì sao em nhận biết được thể thơ trên?

Vì bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

? Hãy nêu cách hiệp vần của thể thơ này?

Cách gieo vần ở tiếng cuối câu 1,2,4 hoặc câu 1, 2.

GV chốt ý

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc:

Giọng chắc khỏe, hào hùng đanh thép và hứng khởi.

Gv đọc mẫu một lần.

Hai hs đọc lại. Gv nhận xét và sửa sai.

* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết.

 

docx29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 5 và 6 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn biểu hiện tình cảm đó? - Ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh dối trá. ? Để biểu đạt tình cảm đó,tác giả đã làm như thế nào? Gv: Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa. ? Tại sao tác giả lại mượn tấm gương để ca ngợi đặc tính con người? - Vì tấm gương luôn phản chiếu mọi vật xung quanh một cách chân thật. ? Vậy ở đây tác giả biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp ? - Gián tiếp qua một đồ vật à tấm gương ? Ngoài đồ vật ra chúng ta có thể gián tiếp biểu hiện cảm xúc qua những gì? - Một loại cây, một hiện tượng nào đó. ? Mỗi đoạn văn biểu đạt mấy tình cảm? - Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm trực tiếp. ? Để biểu đạt tình cảm,người viết chọn hình ảnh như thế nào? - Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng ( là một loài vật hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng Hs: Đọc đọan văn I2 ? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? - Cô đơn của con, cầu mong sự đồng cảm giúp đỡ của mẹ. ? Cách biểu hiện tình cảm của nhân vật như thế nào? - Trực tiếp ? Dựa trên cơ sở nào em khẳng định như vậy? - Lời hô gọi : Mẹ ơi ! - Lời than : Con khổ quá mẹ ơi! ? Ngoài việc biểu lộ tình cảm giao tiếp qua một số hình ảnh ẩn dụ, tượng tượng người với ta còn biểu lộ tình cảm như thế nào? - Trực tiếp thổ lộ những nỗi niềm cảm xúc trong lòng. Gv bổ sung thêm cho hs hiểu. ? Trở lại văn bản tấm gương bố cục gồm mấy phần? - Ba phần: 3 phần + Mở bài: Nêu phẩm chất của tấm gương. +Thân bài: Lợi ích và các phẩm chất của tấm gương. +Kết bài: Khẳng định lại chủ đề. Nội dung của bài văn là biểu dương đức tính trung thực. Hai ví dụ về Mạc Đỉnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng một người đáng thương, nhưng nếu soi gương thì gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật. ? Cũng như các bài văn khác văn biểu cảm có bố cục mấy phần? - Ba phần. ? Tình cảm và sự đánh giá trong bài có rõ ràng,chân thực không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng,chân thực không thể bác bỏ.Hình ảnh tấm gương có sự khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn.. ? Vậy ngoài tình cảm đẹp là đặc điểm của bài văn biểu cảm ra thì tình cảm ở bài văn biểu cảm còn phải như thế nào? - Rõ ràng chân thực thì bài văn mới có giá trị ? Bài văn ấy có tả hình dạng, kích thước, vẻ đẹp bên ngoài của tấm gương soi cụ thể không? - Tác giả nói những gì về tấm gương là mượn tấm gương để biểu đạt lòng yêu ghét của con người. ? Tác giả đã bộc lộ tư tưởng tình cảm gì? - Muốn có những người bạn chân thực trung thành, thẳng thắn chẳng bao giờ biết nịnh hót. ? Những đặc điểm ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp? - Gián tiếp qua việc biểu dương phẩm chất tốt đẹp của tấm gương. GV tổng kết * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. * Gv gọi hs đọc bài tập sgk trang 87. Gv đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm. 1. Bài văn thể hiện tình cảm gì? 2. Việc miêu tả hoa phượng có vai trò gì trong bài văn ? 3. Vì sao gọi hoa phượng là hoa học trò? 4. Tìm mạch ý của bài văn? Hs thảo luận nhóm. Các nhóm trao đổi thảo luận – nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét sửa sai. Nội dung I/ Bài học: - Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Có thể biểu cảm trực tiếp những cảm xúc hoặc gián tiếp qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ. - Để biểu lộ tình cảm, người viết có thể có các cách biểu cảm: + Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm. + Thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. -Tình cảm thể hiện phải trong sáng, chân thực. II/ Luyện tập: - Tình cảm bạn bè, nỗi buồn khi xa bạn vào dịp nghỉ hè. - Mượn hoa phượng để nói lên cuộc chia li. - Hoa phượng là hoa học trò vì: gắn liền với tuổi học trò, nở vào mùa hè, hoa màu đỏ mà màu đỏ là màu chia li. - Mạch ý của bài văn cảm xúc bối rối thẫn thờ: + Câu “phượng xui ta nhớ cái gì đâu” thể hiện cảm xúc bối rối thẫn thờ. + Đoạn 2 thể hiện cảm xúc trống trải. + Đoạn 3 thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút dỗi hờn. 4. Củng cố: - Nêu đặc điểm của văn biểu cảm - Tình cảm trong văn biểu cảm phải đạt yêu cầu gì ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Về nh học bài làm bài tập còn lại. - Đọc và soạn bài “ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm” IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 6 Ngày soạn:16/09/2013 Tiết 24 Ngày dạy:27/09/2013 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Mức độ cần đạt: Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kiến thức: - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 3. Kĩ năng: - Nhận biết đề văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 4. Thái đô: Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài văn biểu cảm cho hs. II/ CHUẨN BỊ : 1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN, Sách hướng dẫn Tập làm văn. - ĐDDH: bảng phụ, phiếu học tập. 2. Trò: - Soạn bài và đọc bài trước. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : 1. Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? 2. Bố cục của đề bài văn biểu cảm bao gồm mấy phần? Đáp án: 1. Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng để gửi gắm tình cảm tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. 2. Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng chân thật thì bài văn biểu cảm mới có giá trị. 2. Giới thiệu bài mới: Đề văn biểu cảm là vấn đề gần gũi nhất với chúng ta khi làm một bài văn và văn biểu cảm cũng vậy. Hôm nay chúng ta sẽ phải tìm hiểu đề văn biểu cảm có ý nghĩa như thế nào với chúng ta khi làm bài văn biểu cảm các em nhé. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài văn biểu cảm và các bước làm bài. Gv gọi hs đọc đề sgk trang 88 ? Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì? GV: Chú ý từ ngữ và cảm nghĩ vui buồn, em yêu. Cảm nghĩ về quê hương C/ nghĩ Đ/tượng b/cảm b) C¶m nghĩ về ®ªm tr¨ng trung thu C/xúc T/cảm Đ/tượng b/cảm c) Cảm nghĩ về Mái trường C/xúc T/cảm Đ/tượng b/cảm d) Vui buồn tuổi thơ T/ cảm Đ/ tượng e) Loài hoa em yêu Đ/ tượng T/ cảm ? Từ đó nhận xét gì đề bài văn biểu cảm thường nêu ra những gì? - Bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài viết. GV cho Hs ghi bài Cho đề văn: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. ? Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì? - Nụ cười của mẹ. ? Đề bài thuộc kiểu văn bản gì? - Biểu cảm. Gv: Đây chính là bước đầu tiên trong cách làm bài văn biểu cảm: khâu tìm hiểu đề ? Sau khi tìm hiểu đề làm gì? - Tìm ý cho bài văn biểu cảm. ? Khi nhìn thấy nụ cười của mẹ đó là những nụ cười như thế nào? - Yêu thương khích lệ khi em tiến bộ. ? Có phải khi nào mẹ cũng nở nụ cười không? Không. ? Mẹ cười khi nào? Khi vui vẻ, hạnh phúc. ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ? - Rất nhớ nụ cười của mẹ, nhớ mẹ với những nụ cười rạng rỡ, cử chỉ âu yếm, thân thương. ? Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ? - Luôn ngoan ngoãn, học hành tiến bộ. ? Từ những ý trên, em hãy sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần? a. Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. (Nụ cười ấm lòng) b. Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ. - Tuổi thơ không ai mà không thấy nụ cười của mẹ: + Nụ cười vui, yêu thương khi em biết đi, biết nói, khi em biết đi học. + Nụ cười khuyến khích. + Nụ cười an ủi. + Nụ cười yêu thương - Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng cười: + Đó là lúc em làm mẹ rất lo lắng và khóc. + Đó là lúc em hư mẹ giữ giọt nước mắt thầm - Khi không có nụ cười của mẹ, cuộc sống thật buồn và lạnh lẽo như mặt trời không có ánh nắng. Nụ cười của mẹ tỏa hơi thở sức sống nuôi nấng tâm hồn con. - Con cầu xin nụ cười của mẹ nở trên khóe môi là khi con hạnh phúc nhất đời. - Con phải ngoan và học giỏi c. Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. ? Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm ta phải làm gì? - Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và tình cảm, cảm xúc của mình trong các trường hợp đó. ? Sau bước lập dàn ý là bước gì? - Viết thành văn. - Mỗi đoạn GV dành cho hs từ 3-5 phút để viết. - Gọi hs trình bày, gv nhận xét. ? Sau khi viết xong có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao? ? Làm bài văn biểu cảm gồm những bước nào? GV tổng kết * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. * Gv gọi hs đọc bài tập sgk trang 89. Gv đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm. a/ Bài văn biểu đạt tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang. b/ Dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang + Thn bài: Biểu hiện tình yêu quê hương. - Tình yêu quê hương từ tuổi thơ. - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tâm gương yêu nước. + Kết bài:Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành. c/ Phương thức biểu cảm: kể, tả . Hs thảo luận nhóm. Các nhóm trao đổi thảo luận – nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét sửa sai. Nội dung I/ Bài học. 1/ Đề văn biểu cảm. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong bài làm. 2/ Các bước làm bài văn biểu cảm. - Tìm hiểu đề. - Tìm ý và lập dàn bài. - Viết bài - Sửa bài. * Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó. - Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm. II/ Luyện tập: Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang Thân bài: Biểu hiện tình yêu quê hương. - Tình yêu quê hương từ tuổi thơ. - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành. 4. Củng cố: - Nêu các bước làm văn biểu cảm. - Hs làm bài tập. 5. Hướng dẫn về nh: - Về nhà học bài làm bài tập còn lại. - Đọc và soạn bài “Sau phút chia li” IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docxTuần 5 -6.docx