Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu VB.
Trước khi đọc bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu ra một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?
Huế là cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Thành phố Huế nằm bên bờ sông Hương - một con sông đẹp dạt dào chất thơ. Ở Huế có thôn Vĩ Dạ, một làng xóm nhiều bóng cau, bóng trúc. Ở Huế có nhiều lăng tẩm, nơi chôn cất các bậc quân vương như lăng Khải Định, lăng Tự Đức Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo đa dạng, phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy.
Theo em văn bản “Ca Huế trên sông Hương”được viết theo thể loại truyện ngắn hay bút kí? Vì sao?
Bút kí .Vì nó giới thiệu trình bày về một sinh hoạt văn hóa một địa phương.
Theo em văn bản này có thể chia bố cục như thế nào để thấy rõ nội dung?
Hai phần: P1:”Xứ Huế Hoài Nam”:(giới thiệu sơ lược về một số làn điệu dân ca và dụng cụ âm nhạc Huế).
P2:còn lại: Chủ yếu giới thiệu việc thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu các làn điệu dân ca Huế và các dụng cụ âm nhạc.
Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: (Không có)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
4.3. Bài mới:b
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Để giúp các em thấy được những ưu điểm và khuyết điểm trong bài làm của mình, tiết này, cô sẽ Trả bài kiểm tra TV, bài kiểm tra văn cho các em.
ô Hoạt động 1:Trả bài KT tiếng việt:
A.Tiếng việt:
1. Đề bài:
1.Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? ( 2đ)
2.Đặt một tình huống ( VD) có sử dụng câu đặc biệt. (gạch chân xác định câu đặc biệt) (3đ).
3.Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong câu? ( 2đ)
4.Trả lời câu hỏi sau bằng một câu rút gọn phù hợp: (1đ)
Hằng ngày, bạn dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?
5.Viết một đoạn văn (khoảng 4 câu trở lên), nêu những suy nghĩ của em về vai trò của rừng đối với con người ( trong đó có sử dụng ít nhất là hai trạng ngữ, xác định trạng ngữ có trong đoạn văn).(2đ)
2. Phân tích đề:
à GV hướng dẫn HS phân tích đề.
3. Nhận xét bài làm:
à GV nhận xét ưu điểm và tồn tại của HS qua bài làm.
- Ưu điểm:
Các em làm bài tương đối tốt, trình bày sạch.
- Tồn tại:
Còn một số HS học bài chưa kĩ nên làm bài sai.
Chữ viết cẩu thả.
4. Công bố điểm:
à GV công bố điểm cho HS nắm.
Trên TB:
Dưới TB:
5. Trả bài:
à GV yêu cầu lớp trưởng phát lại bài cho HS.
6. Trả lời câu hỏi:
à GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
7. Sửa lỗi sai:
à GV treo bảng phụ, ghi lỗi sai-. HS sửa.
à GV nhận xét, sửa chữa.
õ GD HS ý thức viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
ô Hoạt động 2: Trả bài Văn:
1. Đề bài:
Câu 1.Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận vấn đề gì? Chép lại câu văn mang luận điểm của bài? (2đ)
Câu 2. Trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào? (3đ)
Câu 3. Nêu nội dung của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Qua đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? (3đ).
Câu 4. Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ”. Dựa vào kiến thức văn học đã có, em hãy chứng minh ngắn gọn câu nói đó.(3đ)
2. Phân tích đề:
à GV hướng dẫn HS phân tích đề.
3. Nhận xét bài làm:
à GV nhận xét ưu điểm và tồn tại qua bài làm của HS.
- Ưu điểm:
Một số bài làm đúng yêu cầu.
Các em có cố gắng học bài, làm bài tương đối tốt.
- Tồn tại:
Tuy nhiên còn một số HS lơ la, học bài chưa kĩ nên làm bài chưa đúng.
4. Công bố điểm:
à GV công bố điểm cho HS nắm.
Trên TB:
Dưới TB:
5. Trả bài:
à GV yêu cầu lớp trưởng phát lại bài cho HS.
6.Trả lời câu hỏi:
7. Sửa lỗi sai:
à GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.
ó HS sửa.
à GV nhận xét, sửa chữa.
õ GD HS ý thức viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
A.Tiếng Việt:
1. Đề bài : (Tiết 90 – Tuần 24)
2. Phân tích đề:
3. Nhận xét bài làm:
4. Công bố điểm:
5. Trả bài:
6.Trả lời câu hỏi ( Đáp án) :
Câu 1: Rút gọn thành phần CN
Câu 2: HS thực hiện theo yêu cầu đề.
Câu 3: Lược bỏ CN
Câu 4: HS thực hiện theo yêu cầu. (VD: Đọc sách, học bài)
Câu 5: HS tự viết đoạn: các câu văn phải có liên kết, mạch lạc, thể hiện ý nghĩa và phải có ít nhất hai trạng ngữ và xác định các trạng ngữ đó.
7. Sửa lỗi sai:
a) Lỗi chính tả:
Đặt biệt: Đặc biệt.
b) Lỗi khác:
- Chưa làm đúng yêu cầu ở câu 2.
B.Văn:
1. Đề bài :(tiết 98 – Tuần 26)
2. Phân tích đề:
3. Nhận xét bài làm:
4. Công bố điểm:
5. Trả bài:
6.Trả lời câu hỏi:
Câu 1:
- Vấn đề nghị luận của bài văn: lòng yêu nước.
- Câu văn mang luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta.”
Câu 2:
- Tiếng Việt giàu, đẹp : hài hoà về âm hưởng thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, đủ khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam, thoả mãn nhu cầu của văn hoá nước nhà
Câu 3:
- Giản dị là đức tính của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Bài học: Phải biết sống giản dị, không lãng phí
Câu 4:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
VD: Đọc” Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, ta hiểu được người da đỏ yêu núi rừng quê hương, ta yêu quý họ, yêu mến đất nước mình hơn.
“Cuộc chia tay của”:ta hiểu được nỗi đau của những đứa trẻ mà bố mẹ li hôn, để rồi biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau người khác.
- Văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có: Chúng ta sống ở Sài Gòn, tình cảm mến yêu thành phố ai cũng có, nhưng khi đọc” Sài Gòn tôi yêu”, tình cảm đó sẽ được nhân đôi; đọc “ Tiếng gà trưa” ,ta càng yêu quý hơn hình ảnh người bà;
7. Sửa lỗi sai:
- Sai chính tả:
Dản dị: Giản dị.
- Sai cách dùng từ.
- Sai cách diễn đạt phần viết đoạn văn.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
à GV nhắc nhở HS ôn lại các kiến thức đã học cả về Văn, TV, TLV.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
à Đối với bài học tiết này:
- Xem lại các kiến thức đã học.
à Đối với bài học tiết sau:
- Xem lại dàn bài bài viết số 6 tiết sau: Trả bài TLV số 6. Xem lại cách viết đoạn, các ý sẽ trình bày trong bài, các luận điểm, dẫn chứng.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp
Sử dụng ĐDDH:
BÀI: 30 - Tiết : 116
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
Tuần dạy : 30
1. Mục tiêu: Giúp HS:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của bản thân, bạn bè. Biết cách trình bày một bài văn giải thích hoàn chỉnh.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác sửa các lỗi sai của bản thân, bạn bè.
2. Trọng tâm:
Cách trình bày một bài văn giải thích hoàn chỉnh.
3. Chuẩn bị:
3.1. GV: bài nhận xét, sửa chữa.
3.2. HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý cho đề bài TLV số 6.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A2:
4.2. Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
à Nhận xét, chấm điểm.
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nôi dung bài học.
Giới thiệu bài:
Để giúp các em thấy rõ những ưu khuyết điểm trong bài viết TLV số 6 của mình, tiết này cô sẽ Trả bài TLV số 6 cho các em.
ô HĐ 1:Yêu cầu hs nhắc lại đề bài.
ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Xác định thể loại của đề bài.
Đề yêu cầu làm gì?
ô HĐ 3 : Nhận xét ưu khuyết điểm của hs .
l HS nắm được phương pháp làm bài, một số em làm đúng yêu cầu của đề.
-Phần MB có giới thiệu được vấn đề giải thích
-TB giải thích khá rõ nội dung câu ca dao, có liên hệ thực tế trong cuộc sống
-KB có nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân
- Kết cấu ba phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần.
- Khoảng 25 % viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
l Khuyết điểm :
- Đa số các em chưa giải thích rõ vì sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”, dẫn chứng còn nghèo nàn.
- Một số bài làm còn sơ sài.
- Diễn đạt còn lủng củng.
- Một số bài còn gạch đầu dòng.
- Chữ viết xấu khó đọc.
- Nhiều hs viết sai chính tả.
ô HĐ 4 : Công bố điểm.
ô HĐ 5 : Trả bài cho HS.
ô HĐ 6 : Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài.
ô HĐ 7 : Hướng dẫn HS sửa lỗi.
à Gv nêu các lỗi chính tả gọi hs lên bảng sửa.
õ GD HS ý thức viết đúng chính tả.
à GV nêu lỗi hướng dẫn hs sửa.
Một số bạn còn viết sai chính tả nhiều
õ GD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác.
à GV nêu lỗi, hướng dẫn hs sửa lỗi.
l Dùng từ chưa có sự lựa chọn, có nhiều từ chưa hay, chưa đúng, câu lủng củng
l Đặt câu thiếu CN-VN.
l Có bạn còn gạch đầu dòng, viết tắt,
viết số
1 Đề :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
2. Tìm hiểu đề :
a. Thể loại : văn nghị luận giải thích.
b. Yêu cầu : giải thích nội dung câu tục ngữ.
3. Nhận xét ưu khuyết điểm
a. Ưu điểm :
* Nội dung :
* Hình thức :
b. Khuyết điểm :
* Nội dung :
* Hình thức :
4. Công bố điểm :
Trên TB: Dưới TB:
7A2:
5. Trả bài :
6. Dàn bài :
a. MB : (1,5đ)
- Giới thiệu ý nghĩa của câu ca dao.
- Dẫn câu ca dao “Nhiễu điềucùng”.
b. TB : (7đ)
- Giải thích “nhiễu điều” là gì? “giá gương” là gì?
- Giải thích vì sao những người cùng sống trong một nước phải thương yêu nhau?
- Dẫn chứng “Lá lànhrách”;”Bầu ơimột giàn”.
- Trong thực tiễn cuộc sống, câu ca dao trên mang một ý nghĩa rất quan trọng
c.KB : (1,5đ)
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao.
- Liên hệ bản thân.
7. Sửa các loại lỗi :
Lỗi chính tả:
Sai Đúng
răng dạy răn
hoạng nạng hoạn nạn
giúp đở đỡ
ý nghỉa nghĩa
lẫn nhao nhau
chung 1 giàng giàn
mọi việt việc
nghi nghờ ngờ
thiên liên thiêng liêng
khắn khích khăng khít
b.Lỗi dùng từ, viết câu :
-Nên ông bà ta phải biết tuyên truyền câu tục ngữ.
-Ca dao có nội dung là lối sống giàu tình nghĩa nặng của dân tộc ta.
-Câu này có ý nhĩa:
-Qua câu ca dao”nhiễu điềucùng”muốn nhắn nhủ(thiếu CN).
-Đối với nhân dân ta xưa ít đoàn kết.
-Người xưa đã dùng câu ca dao để chứng minh sự trong sáng qua khổ thơ đầu.
-Lụa dệt từ con tằm.
-Câu thơ câu tục ngữ trên.
- Qua câu thơ này em rất muốn nhắn nhủ với mọi người từ đây mình hãy biết quan tâm đến người khác.
-Đức tính linh thiêng của con người.
c. Các loại lỗi khác: lặp từ,viết tắc, viết hoa tùy tiện...
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
à GV nhắc lại một số điểm cần chú ý về thể loại văn giải thích cho HS nắm.
Qua tiết trả bài này, em có được bài học gì cho bản thân?
l Biết phát huy, học tập những ưu điểm. Khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
à Đối với bài học tiết này:
Xem lại lỗi trong bài, tập viết lại bài hoàn chỉnh ở nhà. Sưu tầm thêm các bài văn lập luận giải thích để làm tài liệu học tập.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Tìm hiểu về mục đích và phương pháp giải thích.
- Đọc, tìm hiểu, chuẩn bị trước văn bản “Quan Âm Thị Kính”. Tìm hiểu về nhân vật Thị Kính, tóm tắt nội dung vở chèo.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng ĐDDH:
File đính kèm:
- Giao an ngu van 7 Tuan 30.doc