Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 29 (Chuẩn kiến thức)

Hoạt động 1: Khởi động

• Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp

 thu kiến thức về bài đầu tiên trong cụm bài truyện ngắn hiện đại VN.

• Cách tiến hành

GV đưa câu hỏi: Ở VN vùng nào thường xảy ra lũ lụt? - Bắc Bộ

Lũ lụt có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như thế nào? Thái độ của nhân dân và những người có trách nhiệm ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua một văn bản của Phạm Duy Tốn

*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản

• Mục tiêu: HS hiểu được giá trị hiện

 thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay.

• Đồ dùng: Phiếu học tập, bảng phụ

• Cách tiến hành

- GV hướng dẫn đọc: yêu cầu đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu; lưu ý giọng đọc thể hiện tính tăng cấp của sự việc.

- GV đọc mẫu

- Gọi 3 học sinh đọc

- Học sinh tóm tắt cốt truyện.

?Nêu hiểu biết của em về tác giả?

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 29 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Dựa vào phần tìm ý, em lập dàn ý cho đề bài trên - Thảo luận nhóm 2 bàn (5p) - Đại diện báo cáo - HS nhận xét bổ sung. GVKL. Học sinh dựa vào dàn bài đã lập viết bài. Yêu cầu:Tổ 1: mở bài Tổ 2: thân bài Tổ 3: kết bài - Học sinh các tổ đọc bài viết của mình. - Nhận xét. - GV sửa chữa, bổ sung. ? Qua bài tập trên em hãy nêu các bước làm bài lập luận giải thích? - Học sinh đọc ghi nhớ - GV chốt *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: HS biết thực hành vận dụng Cách tiến hành Học sinh đọc, xác định yêu cầu Làm bài Gv hướng dẫn bổ sung 1' 25' 14' I. Các bước làm bài lập luận giải thích *Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ :"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 1.Tìm hiểu để, tìm ý *Tìm hiểu đề: -Thể loại:Nghị luận giải thích - Vấn đề nghị luận: đi đây đi đó thì sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải *Tìm ý: - Đàng: đường - Sàng khôn: nhiều điều bổ ích - Cách nói đặc biệt: đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí không kiến thức bằng sàng -> đi nhiều thì biết nhiều, mở mang kiến thức, tầm hiểu biết - Nghĩa bóng: câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm sống: Có đi nhiều nơi mới mở mang tầm hiểu biết về mọi mặt 2.Lập dàn ý a) Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận -Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để mở mang hiểu biết đối với con người.Nhân dân ta có câu tục ngữ “ Di một ngày đàng, học một sàng khôn” b) Thân bài: Lần lượt trả lời các câu sau: - Đi một ngày đàng là đi đâu? - Một sàng khôn là gì? - Vì sao đi một ngày đàng lại học được một sàng khôn? - Đi thế nào?Học như thế nào? c)Kết bài: Câu tục ngữ không chỉ đúc rút kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta mà còn là một lời khuyên sáng suốt và thông minh, hướng tới mọi người 3.Viết bài 4. Đọc và sửa chữa *Ghi nhớ ( sgk) III. Luyện tập: Tự viết thêm những cách kết bài khác nhau cho đề bài trên. -Câu tục ngữ là một kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta. Nó nhắc nhở chúng ta nên đi nhiều để hiểu biết rộng hơn 4.Củng cố: 1p Nêu các bước làm một bài lập luận giải thích 5.Hướng dẫn học ở nhà: 1p - Học ghi nhớ; Xem lại các bài tập - Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận giải thích. Đọc và trả lời câu hỏi sgk 6. Rút kinh nghiệm --------------------------------------------- TUẦN 29 NS: ND: Tiết 116 - TLV LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về cách làm bài một bài văn lập luận giải thích, biết vận dụng để giải quyết một đề văn giải thích một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội và văn học gần gũi, vừa sức với vốn sống và tầm hiểu biết của các em - HS củng cố các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý , nhận xét dàn ý, phát triển từng luận điểm trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh, trình bày đoạn văn bằng lời nói trên lớp. II. Đồ dùng - Giáo viên: Dàn ý, đoạn văn - Học sinh: Chuẩn bị bài, viết đoạn III. Phương pháp - Phân tích, đàm thoại, thảo luận,thực hành. IV. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3p - Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích. Bố cục gồm mấy phần? ( 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa. Bố cục: Mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động ủa thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1:Khởi động Mục tiêu: HS có hứng thú thực hành Cách tiến hành Chúng ta đã biết bài văn giải thích phải thực hiện qua bốn bước. Để khắc sâu 4 bước lập luận giải thích, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. *Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: HS biết vận dụng để giải quyết một đề văn giải thích một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội và văn học gần gũi, vừa sức với vốn sống và tầm hiểu biết của các em. Cách tiến hành ? Đề văn thuộc loại gì ? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ?Tìm các từ ngữ then chốt chỉ ra các ý quan trọng cần được giả thích? - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ ?Em suy nghĩ như thế nào về hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt” ?Câu nói trên có ý nghĩa gì ?Tại sao lại nói như vậy (Giải thích cơ sở chân lí của câu nói) ?Chân lí ấy cần được vận dụng như thế nào? ?Dàn ý của bài lập luận gồm mấy phần? Nội dung của từng phần ?Phần mở bài cần làm gì? ?Thân bài trình bày những nội dung gì (Dựa vào các ý vừa tìm để triển khai thành thân bài) ?Phần kết bài nêu điều gì? - GD kĩ năng suy nghĩ, thực hành viết bài. Học sinh viết bài Tổ 1: mở bài Tổ 2: Thân bài Tổ 3: kết bài Gọi 2-3 em đọc bài Học sinh nhận xét GV sửa chữa.Học sinh ghi vào và sửa trong bài viết của mình 1' 38' I. Đề bài: Một nhà văn nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích câu nói trên II. Các bước thực hiện 1. Tìm hiểu đề, tìm ý - Thể loại:Lập luận giải thích - Vấn đề giải thích: Tầm quan trọng của sách đối với con người -> ngợi ca tôn vinh sách * Tìm ý: - Hình ảnh:Ngọn đèn sáng >< bóng tối Ngọn đèn sáng:Rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm -Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt -Câu nói trên có ý nghĩa: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người.Nói cách khác sách là kết tinh trí tuệ con người. Những gì tinh tuý nhất trong sự hiểu biết của con người chính là ở trong sách - Vì sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích luỹ được trong lao động, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội ( nêu dẫn chứng) - Những hiểu biết ghi lại trong sách không chỉ có ích cho một thời mà còn cho cả mọi thời. Nhờ có sách, ánh sáng của trí tuệ sẽ được truyền lại cho đời sau ( dẫn chứng) - Vận dụng:Chăm đọc sách, chọn sách tốt, hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại, cần học và làm theo những cái hay, cái tốt trong sách 2.Lập dàn ý a.Mở bài -Dẫn dắt -Nêu câu nói của nhà văn b.Thân bài +Giải thích ý nghĩa của câu nói - Ngọn đèn sáng là gì? - Ngọn đèn sáng bất diệt là gì? - Cả câu có ý nghĩa như thế nào? +Cơ sở chân lí của câu nói đó + Chân lí nêu trong câu trên cần được vận dụng như thế nào? c.Kết bài - Khẳng định giá trị của câu nói trên - Thái độ của bản thân khi chọn và đọc sách 3.Viết bài * Mở bài: Có những người đã nhìn sách vô hồn như những tập giấy trắng. Nhưng lại có bao người đã dành cho sách lời ngợi ca vô cùng đẹp đẽ .Một nahfvăn có nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Vậy ta hiểu câu nói đó như thế nào? * Kết bài; Câu nói trên cho ta một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị của sách.Từ đó giúp ta có thái độ đúng hơn trong việc chọn sách và đọc sách 4. Đọc và sửa chữa 4.Củng cố: 1p Các bước làm một bài văn giải thích 5.Hướng dẫn học bài: 2p - Viết bài tập làm văn số 6 - Soạn bài: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu + Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả; tìm bố cục của văn bản. + Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk/94. * VIẾT BÀI TLV SỐ 6 Ở NHÀ Đề bài: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng." Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. Đáp án: 1. Mở bài: - Từ xưa, nhân dân ta đã sáng tạo ra những huyền thoại đẹp về nguồn gốc dân tộc (Sự tích trăm trứng, Qủa bầu mẹ...) - Đoàn kết là một truỳen thống tốt đẹp của nhân dân ta. - Đòa kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. - Ngày xưa, ông cha ta đã chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng." 2. Thân bài: a) Gải thích ý nghĩa câu ca dao: - Câu ca dao đã mượn một hình ảnh đẹp: Nnhiễu điều phủ lấy giá gương để nói đến vấn đề đoàn kết. + Nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải nhiễu màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi. + Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khăng khít của đồng bào trong một nước. + Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau coi nhau như anh em một nhà. b) Kẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng - Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó với nhau về tình cảm và vật chất. - Bởi vậy nên mỗi người đều phải có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là những người khó khăn hoạn nạ. - Tình đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của lòng yêu quê hương đất nước, dân tộc và nhân loại. c) Nâng cao và mở rộng vấn đề - Tinh thần đoàn kết được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể: + Gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với thinh thần tương thân tương ái (Thương người như thể thương thân. Lá lành đùm lá rách...) VD: giúp đờ người tàn tật, nghèo khó, gặp tai họa hoặc phong trào cứu giúp đồng bào bị lũ lụt, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào xây nhà tình nghĩa, lớp học tình thương...) - Tinh thần đoàn kết, thương yêu là nền tảng của đạo lí dân tộc, là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. - Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác. 3. Kết bài -Khẳng định đonà kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta. - Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó. * Yêu cầu và cách tính điểm Điểm 9,10 - Đảm bảo nội dung, dẫn chứng sát thực+ lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng, khoa học. - Sạch đẹp, câu đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng, chỉ sai một vài lỗi. chính tả Điểm 7,8 - Đảm bảo các yêu cầu trên.Nội dung chưa thật sâu sắc như trên. - Còn vi phạm một vài lỗi dùng từ, đặt câu hoặc diễn đạt. Điểm 5,6 - Nội dung đầy đủ, chưa sâu. - Bố cục rõ ba phần. - Diễn đạt lủng củng, chưa hay, còn sai chính tả. Điểm 3,4 -Nội dung sơ sài. - Chưa rõ bố cục. - Mắc nhiều lỗi khác như diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Điểm 1,2 - Bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng. - Mắc nhiều lỗi nặng. Điểm 0 Không viết bài, lạc đề. --------------------------------------------------- Duyệt tuần 29

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc