Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

: Trong cuộc sống hằng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội rộng – hẹp, thân, sơ khác nhau; những mối quan hệ ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế! Một người có thể có địa vị cao trong xã hội, nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha hoặc là mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệp những vị trí trong xã hội, cơ quan gia đình. được gọi là “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại. Vậy vai xã hội trong hội thoại là gì ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chứng minh luận điểm bằng cách so sánh. => Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ 3. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk a. Nghệ thuật: - Dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống - Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một học sinh - Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí gắn kết nội dung mang tính khái quát kiến thức mang tính trãi nghiệm của bản thân người viết, làm cho luận điểm thêm thuyết phục. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Từ những điều mà Đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tư tưởng tiến bộ của thời đại. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Đọc chú thích. - Lập luận chứng minh lợi ích việc đi bộ ngao du đối với bản thân. * Bài mới: Chuẩn bị bài tiết sau: Hội thoại (tt). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN - Xem lại các văn bản đã học - Chú ý các thể loại văn học cổ: cáo, hịch, chiếu, tấu - Xem lại kiến thức về hành động nói để tích hợp tiếng Việt E. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 28 Ngày soạn : 20/03/2014 Tiết PPCT : 111 Ngày dạy : 22/03/2014 Tiếng Việt : HỘI THOẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại. - Biết xác đĩnh thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Vai xã hội trong hội thoại. 2. Kỹ năng : Xác định được các vai xã hội trong hội thoại. 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng vai xã hội hợp lý khi giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 8A2: ............................................................ 2. Bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội rộng – hẹp, thân, sơ khác nhau; những mối quan hệ ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế! Một người có thể có địa vị cao trong xã hội, nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha hoặc là mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệp những vị trí trong xã hội, cơ quan gia đình.. được gọi là “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại. Vậy vai xã hội trong hội thoại là gì ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG  ?Trong gia đình ở bữa cơm, chúng ta có thể mời bằng cách nào? Tìm lời mời của em đối với cha mẹ, ông bà?tìm lời mời từ phía bố mẹ đối với ông bà từ phía ông bà đối với con cháu? VD : Cháu mời ông bà ăn cơm Con mời ba mẹ ăn cơm Hai con và các cháu ăn cơm đi ?Theo em trong các lời mời trên có điều gì không ổn ? - Cháu mời ông bà xơi cơm ạ - Người Việt Nam hay dùng từ xơi ?Tại sao trong gia đình người con, người cháu phải mời trước ? (Thể hiện sự kính trọng ông bà , cha mẹ) * GV chốt : Con là ở vị trí đối với cha mẹ, cháu ở vị trí đối với ông bà – Vị trí của người nói đối với những người khác , trong 1 tình huống người ta gọi là vai hội thoại (?) Nếu cần mở cửa sổ , em sẽ nhờ người khác ntn? Gv khái quát bài học thứ nhất Gọi hs đọc đoạn trích “ Tức nước vở bờ” ?Theo em có mấy vai tham gia hội thoại ? ( 2 vai) ?Quan hệ của họ trên, dưới hay thân, sơ? ? Ai là bậc trên , ai là bậc dưới? Chị dậu Cai lệ Thấp ngang hàng Trên Cao hơn Thấp hơn * GV chốt : Trong những tình thuống khác nhau thì hội thoại cũng khác nhau Vì vậy khi ở vai khác chúng ta phải chọn cách nói cho phù hợp ?Qua đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội và từ đó rút ra kết luận ? LUYỆN TẬP Gọi hs đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” (?) Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì ? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới? ( Quan hệ thân sơ , bà cô vai trên , bé Hồng vai dưới) ?Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách ? (Với quan hệ gia tộc, người cô đã xử sự không đúng với thái độ chân thành, thiện chí của tình cảm ruột thịt . Với tư cách là người lớn tuổi, vai bề trên người cô đã không có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em Gọi hs đọc đoạn trích “Lão Hạc” ?Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 3 ? ( HSTLN – 4 phút) Các nhóm nhận xét, GV sửa nhóm và chốt ý HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn: Xác định vai trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí : Dế Mèn đối thoại với dế Choắt “Anh đã nghĩ thương em ... không chút bận tâm Hoặc đoạn trích Tức nước vỡ bờ, đoạn chị Dậu đối thoại với bọn cai lệ ... Ngữ văn 8  I. TÌM HIỂU CHUNG : 1.Tìm hiểu chung: Vai xã hội trong hội thoại * Phân tích ví dụ: - Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại - Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc gia đình, xã hội) - Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) * Quan hệ xã hội : Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng , nhiều chiều . Vì thế mà khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp 2. Ghi nhớ: Sgk II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Bà cô vai trên, bé Hồng vai dưới. Cách nói của bà cô không nên. Bài 2 : Những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của tác giả đối với binh sĩ dưới quyền: - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.. - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta Bài 3: a, Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như Lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì Lão Hạc vị trí cao hơn. b, Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật, nắm lấy vai, mời lão hút thuốc, uống nước ăn khoai. Trong lời lẽ, ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộm 2 người là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già), xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng) c, Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói cũng xuề xoà (nói đùa thế), thể hiện sự chân tình. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài cũ: Học thuộc ghi nhớ. - Tìm, xác định vai xã hội trong các tác phẩm đã học. * Bài mới: Chuẩn bị bài tiết sau : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. E. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 28 Ngày soạn : 20/03/2014 Tiết PPCT: 112 Ngày dạy : 22/03/2014 Tập làm văn: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng vận dụng đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. - Cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong văn nghị luận. 2. Kỹ năng : - Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 8A2: ..................................................... 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của học sinh. 3 Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Vậy muốn đưa yếu tố biểu cảm như thế nào cho tự nhiên, có tác dụng cao thì hôm nay ta sẽ đi vào luyện tập cụ thể. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY LÍ THUYẾT ? Vai trò cũa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? LUYỆN TẬP -GV yêu cầu học sinh đọc lại đề. -GV gợi ý một số nét trong dàn ý kết hợp đánh giá dàn ý của một số em đã kiểm tra để tổng hợp ý kiến. -GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách sắp xếp luận điểm cho hợp lí để nắm vững phương pháp. Sau khi thảo luận, cho học sinh ghi dàn ý bên vào vở. ?Luận điểm bên nằm trong phần nào của bài văn ? ?Trong đoạn văn này, em thực sự muốn biểu hiện những tình cảm gì ? ?Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó ? ?Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu gì ? -Khuyến khích ghi điểm cho bài làm tốt HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hướng dẫn kiểm tra văn: - Cấu trúc: Trắc nghiệm-tự luận (3/7) - Nội dung: Thơ mới và các văn bản nghị luận cổ. - Chú ý bài “Tức cảnh Pác Bó” I. LÍ THUYẾT: II. LUYỆN TẬP: * Đề bài : Những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh rất quan trọng. * Dàn ý : a.Mở bài : Nêu lợi ích của việc tham quan . b.Thân bài: Các lợi ích cụ thể của việc tham quan. Những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp ta: + Thêm khỏe mạnh. + Tìm thêm thật nhiều niềm vui cho bản thân. Có thêm tình yêu với thiên nhiên, đất nước. + Hiểu cụ thể, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe . + Cung cấp thêm nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở của nhà trường. c.Kết bài : Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan du lịch . * Đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận: - Trình bày cho luận điểm : “Những chuyến tham qua , du lịch giúp ta tìm thêm được nhiều niềm vui. - VD tham khảo: Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc hẳn các bạn còn nhớ cái lần lớp mình đến tham quan Vịnh Hạ Long lần trước. Hôm ấy, chẳng có ai kìm nổi tiếng reo sau một chặng đường mệt mỏi chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời, biển non nước mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước, bạn Mai Hoa đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Lúc đầu, thấy Mai Hoa vẫn lặng lẽ nhưng sau đó nét mặt bạn cứ rạng dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn ấy, diệu kì thay đã tan đi hẳn như có một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấy nếu quanh năm ta chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc ? - HS tự viết đoạn văn rồi đọc đoạn văn trước tập thể : Gọi đại diện vài nhóm thể hiện, GV và HS nhận xét, rút kinh nghiệm chung . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Đọc, phát hiện yếu tố biểu cảm và đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Xác định cảm xúc trước vấn đề cần nghị luận. * Bài mới: Ôn tập bài tiết sau: Kiểm tra Văn. E. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 28.doc