I. Phần trắc nghiệm : (3 đ) Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi cho dưới bằng cách chọn một đáp án đúng nhất trong mỗi câu để ghi vào giấy thi:
Câu 1: Câu nào sau đây thể hiện đúng khái niệm của tục ngữ?
A. Là một loại văn học dân gian.
B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt ( Tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).
C. Những câu nói này được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D. Là những câu hát dân gian.
Câu 2: Về hình thức, các câu tục ngữ thường có những đặc điểm gì?
A. Ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
B. Thường có vần, nhất là vần lưng.
C. Các vế thường đối nhau cả về nội dung lẫn hình thức.
D. Có một câu lục và một câu bát.
Câu 3: Câu tục ngữ: “ Nhất thì, nhì thục” nói lên kinh nghiệm gì?
A. Cần lựa chọn loại đất thích hợp cho việc trồng trọt.
B. Cần bón phân nhiều cho cây và chọn giống thích hợp với đất.
C. Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để gieo trồng và làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng.
D. Cung cấp đầy đủ nước tưới và thường xuyên làm cỏ cho cây.
Câu 4: Về mặt nghệ thuật, các câu tục ngữ về con người và xã hội thường có đặc điểm gì?
A. Thường ngắn gọn và súc tích.
B. Thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung.
C. Thường sử dụng nhiều hình thức biểu thị khác nhau.
D. Mang âm hưởng ca dao và dân ca.
Câu 5: Hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn.
Có nội dung là:
A. Hoàn toàn trái ngược nhau.
B. Đối lập với nhau.
C. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.
D. Gần giống nhau.
Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa gần giống với câu câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm?
26 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 27 và 28 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iống ?
- Đi một bữa chợ, học một mớ khôn. (TN)
- Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng. (Ca dao)
- Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. (TN)
d. Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ là gì ?
- Thể hiện khát vọng được hiểu biết.
? Nếu đi nhiều nhưng không có ý thức học tập thì có được “sàng khôn” không ? - Không.
? Vậy phải biết kết hợp như thế nào ?
- Đi nhiều song phải có ý thức học tập, chọn lựa.
? Phần kết bài em sẽ nêu những ý gì ?
- Ý nghĩa của câu tục ngữ (Ngày nay có còn giá trị không?)
- Liên hệ bản thân.
? Qua việc lập dàn bài ở trên, em rút ra được những nội dung gì cho từng phần trong dàn ý của bài văn giải thích ? (HS nêu xong, ghi bài học 2).
? Dựa vào các cách mở bài trong sách GK, cho biết có những cách mở bài nào ?
- Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
? Dựa vào các cách mở bài trong SGK, hãy viết phần mở bài ? (HS viết trong 3 phút)
- HS đọc phần mở bài của mình, GV nhận xét bổ sung.
? Khi viết phần thân bài, có thể viết thành mấy đoạn văn. Vì sao lại viết như vậy ?
- Có thể viết thành 3 đoạn, mỗi đoạn triển khai 1 ý.
? Viết đoạn văn giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ ? (5 phút)
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
? Để phần Mở bài và Thân bài liên kết chặt chẽ với nhau cần phải làm gì ?
- Dùng phương tiện ngôn ngữ để liên kết: Từ ngữ hoặc câu. (Ví dụ: Trước hết, đầu tiên, )
? Để bài văn có sự liên kết chặt chẽ thì khi viết cần chú ý điều gì ?
- Các phần các đoạn cần có sự liên kết .
? Đọc lại các đoạn văn trong phần Thân bài ở SGK, em có nhận xét gì về lời văn ? - Sáng sủa, dễ hiểu.
? Sau khi viết xong bài, theo em cần phải làm gì ?
- Đọc bài và sửa lỗi, xem bài văn đã đáp ứng đủ các ý của dàn bài và yêu cầu của đề chưa.
? Như vậy, để làm một bài văn giải thích ta cần thực hiện những bước cụ thể nào ?
- 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài; Đọc và sửa bài.
? Dựa vào phần phân tích trên, nêu dàn bài cụ thể của một bài văn lập luận giải thích ?
- 3 phần, mỗi phần có một nhiệm vụ riêng.
* Hoạt động 2: Luyện tập
? Nhắc lại nội dung phần kết bài ?
- Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
? Dựa vào nhiệm vụ đó, hãy viết phần kết bài của đề bài trên tương ứng với cách mở bài trực tiếp ?
(HS viết trong 3 phút, xong, một vài em đứng dậy trình bày, giáo viên nhận xét,)
I. Bài học
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
- Tìm hiểu đề, lập ý : Tìm vấn đề cần giải thích ( tức là tìm luận điểm tổng quát ). Trên cơ sở đó để xác định các luận điểm và sắp xếp ý thành một dàn bài.
- Lập dàn bài.
- Viết bài nghị luận giải thích.
- Đọc lại và sửa chữa.
2. Bố cục của bài văn lập luận giải thích :
- Mở bài: Nêu luận điểm cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích trong bài đối với mọi người.
3. Yêu cầu:
- Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý.
II. Luyện tập
Viết phần kết bài cho đề bài trên.
Ví dụ: Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chẳng những đúc kết một kinh nghiệm sống trong việc học hỏi ngoài xã hội, trong thực tế mà nó còn thể hiện khát vọng được đi đây đó của con người để tìm hiểu thế giới, khám phá tự nhiên. Ngày nay câu tục ngữ đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi con người.
4. Củng cố:
Nêu nhiệm vụ cụ thể của phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Đề bài: Em hiểu “Học đi đôi với hành” nghĩa là thế nào ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 28 Ngày soạn:25/02/2014
Tiết 108 Ngày dạy:15/03/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt:
- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh; về công việc tạo lập văn bản nghị luận và cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ Tập làm văn của bản thân, nhờ đó mà học sinh có được những kinh nghiệm quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
2.Kiến thức:
- Cách bước làm một bài văn lập luận chứng minh
3.Kĩ năng:
- Biết cách làm bài viết tập làm văn ( Bài viết số 5).
4.Thái độ:
- Học sinh có ý thức sửa chữa bài viết, nghiêm túc rút kinh nghiệm cho những bài làm lần sau.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài, đánh giá bài làm của học sinh (ưu điểm, tồn tại chính).
2. Học sinh: Xem lại các bài kiểm tra đã làm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại đề bài viết đã làm.
2. Giới thiệu bài:
Ở các tiết trước, các em đã viết bài Tập làm văn số 5. Để giúp các em nhận biết được khả năng viết bài của mình, nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Học sinh đọc đề bài, GV ghi bảng.
? Các bước làm bài văn trên?
- Gồm bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc bài và sửa lỗi.
? Xác định yêu cầu của đề.
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Yêu cầu của đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn.”
? Bố cục bài văn, nội dung từng phần?
- 3 phần:
+ Mở bài: Nêu vai trò của luận điểm.
+ Thân bài: Trình bày luận cứ để chứng minh cho luận điểm.
+ Kết bài: Nêu kết luận để khẳng định luận điểm.
* Hoạt động 2:
Giáo viên nêu ưu, khuyết điểm bài làm của học sinh.
- Ưu điểm:
+ Một số bài có có gắng dựa vào dàn ý để làm.
+ Một số bài cơ bản đạt được những yêu cầu của bài, diễn đạt khá.
- Nhược điểm:
+ Bài làm sơ sài, dẫn chứng còn hạn chế.
+ Đa số các em hiểu về ý nghĩa câu tục ngữ chưa đầy đủ.
+ Chưa xác định được nội dung chứng minh.
+ Trình bày còn cẩu thả, diễn đạt chưa lưu loát, viết tắt và sai chính tả nhiều, câu văn chưa rõ ý hoặc thiếu ý.
+ Bố cục chưa hoàn chỉnh
Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh.
Học sinh đọc một số bài làm khá, tốt.
+ Đề : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó, em cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
1. Dàn bài
a. Mở bài:
Biết ơn những người đã mang lại thành quả cho chúng ta hưởng thụ vốn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: (dẫn câu tục ngữ).
b. Thân bài: (Dùng lí lẽ và dẫn chứng để CM)
b1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
* Nghĩa đen:
+ “Uống nước” là hưởng thụ, là hoạt động quen thuộc hàng ngày và cần thiết cho cơ thể con người.
+ Nguồn nước là nơi xuất phát của dòng nước chảy ra giếng, ao, hồ, sông,
+ Khi uống nước phải nhớ ơn những người khơi nguồn, đào giếng, nơi có nguồn nước để ta uống.
* Nghĩa bóng:
- Hai câu tục ngữ dùng cách nói ẩn dụ, hình ảnh tượng trưng. Đó là lời khuyên : Khi được hưởng thụ bất cứ thành quả lao động nào đều phải nhớ, biết ơn những người đã làm ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
b2. Lí lẽ : Vì sao lại phải biết ơn những người đã mang lại thành quả cho ta hưởng?
* Để có được nước ta uống thì người khơi nguồn phải đổ mồ hôi, công sức, tiền của mới có được. Nói rộng ra, tất cả mọi thành quả lao động (vật chất và tinh thần) được tạo ra đều phải đổi bằng công sức, tiền của. Và thậm chí có những thành quả phải đổi bằng xương máu, tính mạng mới có được. Vì vậy khi hưởng thành quả, ta phải biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó.
* Biết ơn những người mang lại thành quả cho ta hưởng là lẽ phải, là đạo lí làm người, là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
b3. Dẫn chứng : Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn sống theo đạo lí biết ơn. * Trong mỗi gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà. Con cháu ghi nhớ công ơn như: kính trọng, hiếu lễ, chăm sóc khi ốm đau, phụng dưỡng khi về già, nhớ ngày giỗ của tổ tiên thắp nén hương thơm lên bàn thờ,Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước. Những bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống,nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc. Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn thể hiện lòng biết ơn của những người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho tổ quốc. Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
* Ngoài ra nhà nước ta còn tổ chức rất nhiều ngày lễ kỉ niệm trong năm để ghi nhớ công ơn của những người có công với đất nước, với dân tộc như : Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch, ngày 20/11- ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 27/07 – ngày thương binh liệt sĩ, ngày 27/02 – ngày thầy thuốc Việt Nam,
b4. Bàn bạc mở rộng vấn đề:
Tất cả những điều đó cho thấy các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn biết giữ gìn, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng. Do vậy, chúng ta cũng cần lên án, phê phán kẻ “vô ơn bạc nghĩa”, “ăn cháo đá bát”; thái độ sống thực dụng “qua cầu rút ván” trái với đạo lí, thói xa hoa lãng phí,
c. Kết bài: (Khẳng định luận điểm là đúng đắn)
- Khẳng định lại vấn đề: Câu tục ngữ là bài học quí giá của ông cha ta với con cháu ngàn đời. Mỗi chúng ta cần thấm nhuần lời dạy đó, biết phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó của dân tộc.
- Liên hệ bản thân (cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt để góp phần tạo ra những thành quả cho đất nước,).
- Qua đó, em cần phải có ý thức bảo vệ nguồn nước( tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường nước, nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của tài nguyên nước,)
2. Nhận xét:
a. Ưu điểm
b. Tồn tại
- Còn nhiều bài điểm yếu.
- Chữ viết xấu, trình bày chưa đẹp.
- Lỗi chính tả nhiều.
- Sử dụng dấu câu chưa hợp lý.
3. Sửa lỗi:
a. Lỗi chính tả
b. Lỗi dùng từ, câu, dựng đoạn.
4. Củng cố: Sửa lại lỗi trong bài làm.
5. Hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận và giải thích.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Lớp
Sĩ số
Số bài
Điểm
Tổng
1-3,4
3,5- 4,9
<5
5- 6,4
6,5-7,9
8 -10
5>
7/1
7/5
7/7
Tổng
Tỉ lệ
File đính kèm:
- Tuần 27,28.docx