Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 27 (Chuẩn kiến thức )

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn trong lịch sử loài người.Từ đó hiểu những nét cơ bản về phong cách nghị luận văn chương của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.

3. Thái độ

- Bước đầu có ý thức viết văn có ý nghĩa trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệut ham khảo

- Học sinh: soạn bài, bảng phụ

III. Phương pháp

- Phân tích, bình, nêu vấn đề, đàm thoại.

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ: 3P

- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

(* Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản.

 * Cái nhà sàn chỉ có và ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.

 * Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ.

 * Sự giản dị trong đời sống đi liênè với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.

 * Giản dị trong lời nói, bài viết.)

3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 27 (Chuẩn kiến thức ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương - Giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha. "Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm có sẵn" - Cách chứng minh luận điểm: từ dẫn chứng thực tế -> luận điểm ->dẫn chứng thực tế; dẫn chứng gắn liền với bình giá bằng câu hỏi và câu cảm thán. Qua đó tác giả nhấn mạnh 2 công dụng của văn chương. IV.Ghi nhớ(sgk) V.Luyện tập - Đây là một nhận định sâu sắc về ý nghĩa văn chương.Văn chương luyện những tình cảm sẵn có tức là làm cho những tình cảm sẵn có trong lòng người trở nên sâu sắc hơn.Con người sinh ra và lớn lên có sẵn lòng yêu kính mẹ cha khi bắt gặp những câu thơ như thế này: Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời (Lưu Trọng Lư) Ai chẳng bâng khuâng da diết nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào mà thiêng liêng của mẹ và bỗng thấy mình yêu mẹ xiết bao. Văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có tức là đem dến cho tâm hồn ta những tình cảm mới mẻ ta chưa hề có. Đọc “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” của Trần Đăng Khoa ta thấy xao xuyến lạ thường, ta chợt nhận ra thiên nhiên quanh ta thú vị và hấp dẫn. 4.Củng cố: 2p Văn chương có ý nghĩa và tác dụng như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài: 1p - Học nội dung ghi nhớ -Chuẩn bị kiểm tra văn 6. Rút kinh nghiệm TuÇn 27 Ngày soạn: Ngày day: TiÕt – 106 KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu a. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức về các văn bản đã học ở học kỳ II. b. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm bài, kĩ năng viết đoạn văn. c. Thái độ: HS có ý thức cẩn thận, chu đáo, trình bày bài. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đề kiểm tra - Học sinh: Ôn tập III. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra: 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học TuÇn 27 Ngày soạn: Ngày day: TiÕt – 107 - TV CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I. Mục tiêu a. Kiến thức: HS nhận biết được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại. -b. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường có chữa từ bị , được và các cặp câu chủ động, bị động tương ứng. II. Phương pháp - Phân tích, đàm thoại III. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3p Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ? - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người - vật thực hiện một hành động hướng vào người khác VD: Con chó cắn con mèo. - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người khác hướng vào VD: Con mèo bị con chó cắn. 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung chính *Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về cách chuyển đổi câu chủ động thnàh câu bị động. Cách tiến hành Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu về câu chủ động, câu bị động và mục đích chuyển câu chủ động thành câu bị động. Giờ hôm nay chúng ta sẽ học cách chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: HS nhận biết được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại. - Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường có chữa từ bị , được và các cặp câu chủ động, bị động tương ứng. Cách tiến hành - Học sinh đọc bài tập (sgk) / bảng phụ ? Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa câu a và câu b về nội dung và hình thức? ? Hai câu này có phải là câu bị động không? - Đều là câu bị động ?Câu sau đây có phải là cùng nội dung với hai câu a,b trên không? - Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở trên đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hoá vàng”. (Gv treo bảng phụ) - Có cùng nội dung miêu tả với hai câu trên nhưng nó là câu chủ động tương ứng với câu a,b ? Muốn biến đổi câu chủ động này thành câu bị động, em làm thế nào? - Chuyển cụm từ “ cánh màn điều” lên đầu câu, thêm "bị, được" vào sau. ? Em hãy chuyển câu chủ động thành câu bị động theo nhiều cách - Mẹ mắng Lan -> Lan bị mẹ mắng -> Lan bị mắng Đọc bài tập phần 3 ?Các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao? -Không vì chủ ngữ không phải là đối tượng chịu tác động của hàng động nêu ở vị ngữ ?Từ đó em rút ra kết luận gì? - Không phải câu nào có chứa từ bị , được cũng là câu bị động và ngược lại ?Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? - Học sinh đọc ghi nhớ - GV chốt *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: HS có kĩ năng vận dụng thực hành làm bài tập. Cách tiến hành - HS nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm (5p). Đại diện báo cáo kết quả. - GVKL. - HS làm bài tập độc lập. - HS trả lời. GV nhận xét KL. 1' 24' 15' I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1.Bài tập (SGK/64) 2. Nhận xét * So sánh: + Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc + Khác: Hình thức: câu a có từ "được", câu b không có từ “được” + Đều là câu bị động *Chuyển câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, thêm bị(được) vào sau từ ( cụm từ ) ấy - Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu rồi lược bỏ (hoặc biến (cụm từ) chỉ chủ thể hành động thành bộ phận bắt buộc. * Không phải câu nào chứa từ bị, được cũng là câu bị động II.Ghi nhớ ( sgk) III.Luyện tập Bài tập 1: Chuyển câu chủ động thành hai câu bị động tương ứng a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII -> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII -> Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII b.Người ta làm tất cả cảnh cửa chùa bằng gỗ lim -> Tất cả cảnh cửa chùa làm bằng gỗ lim -Tất cả cảnh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim Bài tập 2: Chuyển câu chủ động thành câu bị động. a.Thầy giáo phê bình em -> Em bị thầy giáo phê bình -> Em được thầy giáo phê bình b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy -> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi -> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi * Nhận xét - Câu bị động dùng “được” có hàm ý đáng giá tích cực về sự việc được nói đến - Câu bị động dùng “ bị” đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến 4.Củng cố: 1p - Có mấy cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? - Khi dùng câu bị động chú ý điều gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà: 1p - Học bài, xem lại ví dụ, bài tập, làm bài tập 3 ( sgk) Chuẩn bị bài “ LT viết đoạn văn chứng minh” 6. Rút kinh nghiệm -============================ TuÇn 27 Ngày soạn: Ngày day: TiÕt – 108 - TLV LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH I. Mục tiêu a. Kiến thức: Qua bài tập, học sinh nắm chắc hơn kiến thức kiểu bài chứng minh cũng như cách làm một bài chứng minh. b. Kĩ năng: HS có kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. c. Thái độ: tự giác và chủ động II. Chuẩn bị - Giáo viên: Đề bài tham khảo - Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu (viết đoạn văn) III. Phương pháp - Phân tích, đàm thoại,thực hành, trao đổi,thảo luận. IV. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: 3p ? Các bước làm một bài văn chứng minh? - Bốn bước:Tìm hiểu đề Tìm ý và lập dàn ý Viết bài Đọc và sửa chữa 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung chính *Hoạt động 1:Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS thực hành viết đoạn văn nghị luận chứng minh. Cách tiến hành Tiết trước các em đã được học và luyện tập lập luận chứng minh. Để nắm chắc chắn hơn, chúng ta cùng luyện tập. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Mục tiêu: Học sinh nắm chắc hơn kiến thức kiểu bài chứng minh cũng như cách làm một bài chứng minh. HS có kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. Cách tiến hành ? Khi viết đoạn văn chứng minh cần lưu ý điều gì? *GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. - GD kĩ năng suy nghĩ, phê phán,ra quyết định: GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển. Các học sinh lần lượt trình bày trong tổ -> nhận xét, góp ý. - Các nhóm cử đại diện trình bày đoạn văn của mình trước lớp. - Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về phương pháp viết đoạn văn chứng minh. - GV nhận xét và kết luận. 1P 38P I.Yêu cầu đối với đoạn văn chứng minh - Đoạn văn là một bộ phận của bài nên cần chú ý vị trí của đoạn để chuyển đoạn. - Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các bước còn lại tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm. - Các lí lẽ ( dẫn chứng) phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được rõ ràng, mạch lạc. II. Luyện tập Đề bài: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 1. Hoạt động nhóm *Gợi ý dàn bài a) Mở bài Giới thiệu nội dung vấn đề cần chứng minh: - Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. - Rừng mang lại cho con người những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. - Rừng chính là cuộc sống của chúng ta. b) Thân bài *Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn: - Rừng cho gỗ quý, dược liệu, nhiều loài động vật quý hiếm, dược liệu... - Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. *Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. - Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù - Rừng đã cùng con người đánh giặc *Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người. - Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài động, thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả khong nhỏ về mặt sinh thái. - Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng của rừng đoió với cuộc sống con người. - Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu dều có nguồn gốc tự việc con người không bảo vệ rừng. Ở VN chúng ta suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt hạn hán xảy ra liên miên trong nhiêuf năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. c) Kết bài - Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng. - Khẳng đingj ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. - Nêu trách nhiệm: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch, kông chặt phá, đốt rừng bữa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá. 2. Hoạt động trên lớp 4.Củng cố: 2p Lưu ý cách làm bài chứng minh 5.Hướng dẫn học bài: 1p - Tiếp tục luyện tập ở nhà. - Soạn: Ôn tập văn NL + Đọc SGK và trả lời các câu hỏi phần 6. Rút kinh nghiệm Duyệt tuần 27

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc