* Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản.
- HS đọc SGK/ (54). Tóm tắt về tác giả.
- Là một học trò xuất sắc, cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hơn 30 năm sống và làm việc với Bác.
- Có nhiều cuốn sách, bài báo về Bác thể hiện sự hiểu biết tường tận và tình cảm kính yêu, chân thành, thắm thiết.
-> Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn.
- GV: Viết về Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ko chỉ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Cách đọc: mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
- HS đọc văn bản, nhận xét.
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Xác định bố cục bài văn?
- GV: Lưu ý xuất xứ, văn bản ko có kết luận vì đây chỉ là đoạn trích.
* Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Luận điểm được nêu ở câu thứ nhất phần 1 là gì? Câu 2 có ý nghĩa ntn?
? Theo em văn bản này tập trung làm nổi bật nội dung nào của luận điểm?
- HS thảo luận nhóm trong 5, phát hiện và trình bày.
? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp...
- Cách đọc : mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
- HS đọc văn bản, nhận xét.
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Xác định bố cục bài văn?
- GV: Lưu ý xuất xứ, văn bản ko có kết luận vì đây chỉ là đoạn trích.
* Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Luận điểm được nêu ở câu thứ nhất phần 1 là gì? Câu 2 có ý nghĩa ntn?
? Theo em văn bản này tập trung làm nổi bật nội dung nào của luận điểm?
- HS thảo luận nhóm trong 5’, phát hiện và trình bày.
? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- HS nêu các luận điểm nhỏ.
? Tác giả đã dùng những dẫn chứng ntn để làm rõ luận điểm trên?
- HS tìm dẫn chứng.
? Bên cạnh các dẫn chứng, ở mỗi luận điểm người viết thường xen kẽ những lời bình luận ntn? Tác dụng của lời bình luận?
- HS suy luận.
(Thể hiện tình cảm của người viết với Bác, đề cao sức mạnh phi thường của lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân)
? Em hiểu ntn về lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác?
? Nhận xét về những dẫn chứng và cách lập luận cách mạng của tác giả?
- HS nhận xét, khái quát.
* Hoạt động 3: Tổng kết
? Qua văn bản này, em hiểu biết điều gì về Bác?
? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của tác giả?
- HS phát biểu, bổ sung.
Đọc ghi nhớ.
I. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tác giả: (1906 - 2000)
2. Đoạn trích :
a, Đọc, chú thích : (sgk)
b, Xuất xứ : Là đoạn trích từ bài diễn văn đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1970)
c, Bố cục: (2 phần)
- Từ đầu ... “tuyệt đẹp”: Nhận định chung về Bác.
- Phần còn lại: Những biểu hiện của đức tính giản dị.
II. Phân tích văn bản.
1. Nhận định chung về Bác.
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua cđ 60 năm hoạt động.
-> Cách nêu vấn đề: nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề.
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị.
a. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
b. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
c. Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
d. Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
-> Đưa 2 dẫn chứng là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
* Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.
Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận.
III. Tổng kết.
- Bài văn cho thấy giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh.
- Sự kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận làm văn bản nghị luận thêm sinh động, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
* Ghi nhớ: (sgk 55)
4.Củng cố và luyện tập
- Câu 2 (tr 56).
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
* Bài cũ: - Sưu tầm những câu chuyện về Bác.
- Bài tập 1 (tr 55)
* Bài mới: - Chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 94
Ngày dạy:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm, bản chất của câu chủ động, câu bị động.
Nắm được mục đích và thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và cấu tạo của chúng.
Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói, viết.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Ví dụ ngoài SGK.
Học sinh: trả lời câu hỏi SGK.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, vấn đáp, thực hành.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài mới.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dng
* Hoạt động 1: Câu chủ động và câu bị động
- HS đọc kĩ ví dụ (57)
? Xác định chủ ngữ, so sánh cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ ở 2 câu?
- HS so sánh, nhận xét, thảo luận.
? Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
- HS phát biểu. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- HS cho ví dụ về 1 câu chủ động rồi tìm một câu bị động tương ứng?.gv cho điểm.
- HS đọc kĩ ví dụ.
? Em chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ trống? Vì sao?
- HS điền câu, suy luận.
Đọc ghi nhớ (58)
- GV chốy ý.
+ Thay đổi cách diễn đạt -> tránh lặp mô hình câu.
+ Có trường hợp ko thể đổi kiểu câu. Ví dụ:
Nó bị ngã.
Nó định về quê.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS đọc bài tập. Xác định câu bị động. Nhận xét.
- GV nhận xét đáp án, ghi điểm.
( Bài 1: 9; bài 2: 10)
- GV cho bài tập để hs tập vận dụng.
(Câu b, c là câu bị động)
- GV tổng kết ý.
+ Trong câu bị động vị ngữ được cấu tạo: bị/ được + Vđt.
+ Có thể lược bỏ chủ thể gây ra hành động.
+ Có câu có chứa từ “bị, được” nhưng ko phải là câu bị động.
I. Câu chủ động và câu bị động:
1. Ví dụ:
a, Mọi người / yêu mến em.
C V
b, Em / được mọi người yêu mến.
C V
2. Nhận xét.
- Về ý nghĩa : Nội dung miêu tả của 2 câu giống nhau. Nhưng :
Câu a : CN ~ Người thực hiện hành động hướng tới người khác.
Câu b : CN ~ Người được hoạt động của người khác hướng đến.
- Cấu tạo : Câu a là câu chủ động.
Câu b là câu bị động (t.ư)
3. Ghi nhớ : (sgk 57)
II. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ : (sgk 57)
2. Nhận xét :
- Điền câu b.
Vì tạo được liên kết câu : Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến...
3. Ghi nhớ: (sgk 58)
* Chú ý:
- Câu chủ động và câu bị động luôn đi với nhau (có thể đảo kiểu câu).
- Câu ko thể đảo được là câu bình thường.
III. Luyện tập:
Bài 1: Xác định câu bị động. Giải thích tác dụng:
- Đoạn 1: Câu rút gọn (2,3) -> Câu bị động.
- Đoạn 2: Câu bị động (Câu cuối)
-> Tránh lặp kiểu câu, tạo sự liên kết.
Bài 2 : Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau :
Mẹ rửa chân cho em bé.
Người ta chuyến đá lên xe.
Bọn xấu ném đá lên tàu hoả.
-> Chuyển :
- Em bé được (mẹ) rửa chân cho.
- Đá được (người ta) chuyển lên xe.
- Tàu hoả bị (bọn xấu) ném đá lên.
Bài 3 : Xác định câu bị động trong các câu sau :
a, Sáng nay, mình được một cuốn truyện.
b, Mẹ được tặng Huân chương...
c, Mái lều bị gió giật tan hoang.
4. Củng cố và luyện tập
- Đặc điểm chức năng, cấu tạo của câu bị động?
- Tác dụng của câu bị động?
( Ghi nhớ SGK)
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
* Bài cũ: - Học bài. Tìm các ví dụ về câu bị động.
* Bài mới: - Chuẩn bị: Viết bài nghị luận (Hoàn thiện dàn ý chi tiết 3 đề bài)
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 95, 96
Ngày dạy:
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
( Bài viết số 5)
| Mục tiêu:
1kiến thức: Đánh giá nhận thức của hs về kiểu bài nghị luận chứng minh: Xác định luận đề, triển khai luận điểm, tìm ý và sắp xếp lí lẽ, dẫn chứng .
2 Kĩ năng:viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận chính minh.
3 Thái độ GD lòng tìm tòi kiến thức cơ bản thực tế.
II Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra
HS: Chuẩn bị giấy kiểm tra
III: Phương pháp:
- HS thực hành
IV:Tiến trình:
1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số học sinh
2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3: Bài mới: GV ghi đề
Đề bài
Học sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1: Em hãy chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đề 2: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Yêu cầu- Đáp án
- Bài viết rõ bố cục 3 phần, nội dung mỗi phần phù hợp kiểu bài.
- Triển khai luận điểm hợp lí: giải thích nội dung câu tục ngữ, đưa dẫn chứng để chứng minh.
- Dẫn chứng có lựa chọn, đảm bảo: toàn diện, tiêu biểu, chính xác...
- Cách lập luận chặt chẽ, khoa học.
- Không sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ.
Dàn ý biểu điểm
MB: Nêu đối tưởng chứng minh(1.5đ)
TB: Nêu luận điểm chính cần chứng minh(1đ)
Luận điểm 1: (2đ)
Luận diểm 2 (2d)
Luận điểm 3 (2đ)
Ý kiến người viết (1đ)
KB: Nêu nhận xét, đánh giá chung(1.5đ)
4: Củng cố và luyện tập
-Kiểm tra bái làm của học sinh
5: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Bài cũ: Xem lại lí thuyết lập luận chứng minh, dàùn ý chung
- Bài mới: chuẩn bị bài tìm hiểu chung về lập luận giải thích, xem trước bài mẫu SGK
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 25.doc