*Hoạt động 1: Khởi động
• Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức về trạng ngữ.
• Cách tiến hành
Giờ trước các em đã tìm hiểu về vai trò, vị trí của trạng ngữ trong câu. Để hiểu hơn về công dụng và biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
• Mục tiêu: - HS nhận biết được cấu
tạo và công dụng của trạng ngữ. Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
• Đồ dùng: bảng phụ
• Cách tiến hành
- Học sinh đọc bài tập ( trang 45)
- GV treo bảng phụ
? Tìm trạng ngữ? Gọi tên các trạng ngữ đó
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 25 (Chuẩn kiến thức ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 98
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về một số kiến thức đã học: câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ của câu.
- HS có kĩ năng trình bày, nhận biết, phân tích tác dụng của các đơn vị kiến thức.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm
- Học sinh: Ôn tập
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:sự chuẩn bị của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
GV phát đề
HS làm bài
Tuần 25
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 99 - TLV
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu
- Ôn tập kến thức về tạo lập văn bản , về đặc điểm bài văn nghị luận chứng minh bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm bài văn chứng minh , những điều cần ghi nhớ và những lỗi cần tráng khi làm bài
- HS có kỹ năng tìm hiểu phân tích chứng ming , tìm ý, lập giàn ý và viết các phần , đoạn trong bài văn chứng minh
II. Chuẩn bị
- Giáo viên : Tài liệu tham khảo
- Học sinh : soạn bài
III. Phương pháp
- Phân tích, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
? Thế nào là phép lập luận chứng minh ?
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy. Các lí lẽ bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức.
Cách tiến hành
Để làm một bài nghị luận chứng minh tốt, ta phải nắm được các bước cơ bản. Giờ này, chúng ta cùng tìm hiểu các bước làm bài nghị luận chứng minh.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: HS Ôn tập kến thức về
tạo lập văn bản, về đặc điểm bài văn nghị luận chứng minh; bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm bài văn chứng minh , những điều cần ghi nhớ và những lỗi cần tráng khi làm bài.
Cách tiến hành
- Học sinh đọc đề bài sgk 48
?Luận điểm mà đề yêu cầu chứng minh là gì?
? Luận điểm ấy thể hiện ở những ở câu nào?
- Có chí thì nên
? Em hiểu câu tục ngữ như thế nào?
- Khẳng định vai trò của “chí” trong cuộc sống
- Chí: hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có điều kiện đó sẽ thành công.
?Với luận điểm như thế, bài viết cần có những luận cứ nào? Có thể sắp xếp chúng theo trình tự bố cục ra sao?
? Để giải quyết vấn đề này ta có thể có những cách lập luận nào?
- Hai cách
Lí lẽ và đưa dẫn chứng xác thực
-Về lí lẽ ta thấy bất kì việc gì dù xem ra có thể đơn giản nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì không làm được
-Xét thực tế:Xưa nay có bao tấm gương nêu cao ý chí mà thành công:Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đình Chiểu, Cô Pa-đu-la
GV: Khi tìm đã tìm ý và lập dàn ý rồi cần dựa vào dàn ý để viết bài, theo từng phần cụ thể
- Giáo viên yêu cầu HS viết: Mở bài, Kết bài.
- Học sinh dựa vào phần tìm ý trên để viết thân bài, yêu cầu viết
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ hướng dẫn về kết bài (sgk 50) để tham khảo -> viết bài. Chú ý lời văn kết bài phải hô ứng với lời văn mở bài
- Học sinh các tổ đọc bài
- Nhận xét
- GV sửa chữa, bổ sung
? Muốn làm bài lập luận chứng minh cần thực hiện mấy bước. là những bước nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ
- GV chốt
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để thực hành
- Học sinh đọc bài tập sgk.Nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm (5p). Báo cáo.
? Tìm luận điểm của đề?
? Luận điểm đó thể hiện ở câu nào?
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên ta có thể lập luận như thế nào?
?Dàn bài của bài nghị luận gồm mấy phần? Dàn bài của đề này có giống như vậy không?
?Thân bài đưa ra lí lẽ như thế nào?
? Để làm sáng tỏ luận điểm cần đưa ra dẫn chứng gì?
? Kết bài cần làm gì?
- Học sinh viết phần mở bài -> đọc chữa tại lớp.
- Các phần còn lại, học sinh về nhà làm.
? So sánh câu tục ngữ và đoạn thơ với câu tục ngữ ở mục I.
1'
22'
15'
I.Các bước làm bài nghị luận, chứng minh
*Đề văn: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý
- Luận điểm: Ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
- Thể hiện ở câu tục ngữ và lời dẫn vào đề
2. Lập dàn bài
a.Mở bài
- Dẫn vào luận điểm
- Nêu vấn đề: Hoài bão trong cuộc sống
b. Thân bài: Giải quyết vấn đề
- Xét về lí:
+ Chí là điều kiện rất cấn thiết để con người vượt qua trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
-Xét thực tế
+ Những người có chí đều thành công (dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thẻ vượt qua được ( dẫn chứng)
c. Kết bài
Mọi người nên tu chí bắt đầu từ việc nhỏ để khi ra đời làm được những việc lớn
3.Viết bài
a.Mở bài
Hoài bão, ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu đối với ai muốn thành đạt.Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã nêu bật tầm quan trọng đó
b.Thân bài
- Viết đoạn phân tích lí lẽ
-Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng “có chí thì nên”
c. Kết bài
4. Đọc và sửa chữa
* Ghi nhớ ( sgk 50)
III.Luyện tập (làm đề số 1)
* Làm bài theo 4 bước
a.Tìm hiểu đề, ,tìm ý
- Luận điểm: kiên trì, bền bỉ làm một việc gì đó có ngày sẽ thành công
- Tìm ý:
+ Trong thực tế khi ta bỏ công sức vào làm một việc gì đó thì dù khó khăn đến mấy ta cũng sẽ có ngày thành công
+ Thực tế đã chứng minh điều đó
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề. Tầm quan trọng của lòng kiên trì và hăng say lao động
- Thân bài:
+ Chẳng có gì làm nên nếu thiếu kiên trì, tình yêu lao động, cần cù
+ Có sự kiên trì bền bỉ sẽ làm được tất cả: Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đình Chiểu , các vận động viên khuyết tật...
- Kết bài: Khẳng định giá trị câu tục ngữ và bài học rút ra cho bản thân.
c.Viết bài
Dựa vào dàn bài viết từng phần.
d. Đọc và sửa chữa
-Về ý nghĩa: Câu tục ngữ và đoạn thơ giống với câu tục ngữ ở mục I
4.Củng cố: 2p
Nêu các bước làm một bài lập luận chứng minh
5. Hướng dẫn học ở nhà: 2p
- Học ghi nhớ; làm bài tập còn lại.
- Đọc bài tham khảo
- Soạn: Luyện tập lập luận
+ Tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn bài.
+ Viết một số đoạn văn: Mở bài, kết bài.
6. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------
Tuần 25
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 100 - TLV
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết.
3. Thái độ
- Học sinh ý thức chuẩn bị nghiêm túc 4 bước làm bài lập luận chứng minh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp
- Phân tích, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận,thực hành.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiếm tra bài cũ: 3P
?Bài lập luận chứng minh gồm mấy bước? Là những bước nào?
- 4 bước. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra , sửa chữa
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
* Hoạt động 1:Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS
tiếp thu kiến thức vè kĩ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
Cách tiến hành
Để giúp các em nắm chắc các bước viết bài lập luận chứng minh giờ hôm nay, chúng ta cùng thực hành luyện tập
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết
về cách làm bài văn nghị luận chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
Cách tiến hành
- GV ghi đề bài lên bảng
?Nêu lại 4 bước viết bài lập luận chứng minh?
? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? ( Động não -> GD kĩ năng suy nghĩ đưa ra ý kiến cá nhân)
?Luận điểm đó được thể hiện ở câu nào?
?Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ Uống nước nhớ nguồn” là gì?
?Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm gì?
- Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp dể người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều được nêu ở bài và đúng là có thật
?Tìm những biểu hiện của đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ uống nước nhớ nguồn”?
- Các lễ hỗi: Đền Hùng, Đền Thượng, đền Bà Chúa Kho. tưởng nhớ tổ tiên, ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam
?Dựa vào phần tìm ý trên, em hãy lập dàn ý?
?Phần thân bài cần làm những gì ?Trình tự ra sao?
?Chứng minh luận điểm trên theo trình tự nào?
Học sinh dựa vào dàn ý viết bài
Học sinh đọc -> nhận xét
GV sửa chữa, bổ sung
1p
37P
I. Đề bài
Chứng minh rằng: Nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “ Uống nước nhớ nguồn”
II.Các bước viết bài lập luận chứng minh
1.Tìm hiểu đề
-Luận điểm: Lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của con người
- Thể hiện ở hai câu tục ngữ và lời dẫn vào hai câu tục ngữ
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Hai câu tục ngữ nêu lên bài học về lẽ sống về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn nhớ về cội nguồn
- Biểu hiện:Từ xưa dân tộc VN đã luôn nhớ đến cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả, niềm hạnh phúc vui sướng trong cuộc sống
Đến nay đạo lí ấy vẫn được con người Việt Nam tiếp tục phát huy
* Lập dàn ý
a.Mở bài:
Dẫn vào luận điểm -> nêu vấn đề lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn dân tộc của nhân dân ta
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
- Chứng minh:Ngày xưa
Ngày nay
c.Kết bài:
Mọi người phải biết ơn và nhớ về cội nguồn vì có như vậy chúng ta mới hoàn thiện và có cuộc sống tốt đẹp
3.Viết bài
4. Đọc, sửa
4.Củng cố: 2P
Để làm bài tập lập luận chứng minh cần qua mấy bước? Là những bước nào?
5. Hướng dẫn học bài: 2P
- Học bài, hoàn thiện bài viết.
- Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.
+ Sưu tầm câu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
6. Rút kinh nghiệm
Duyệt tuần 25
File đính kèm:
- Tuan 25.doc