* Hoạt động 1: Công dụng của trạng ngữ
KN: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu có thành phần trạng ngữ. Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực.
GV treo bảng phụ, gọi HS đọc các ví dụ.
? Chỉ ra các trạng ngữ trong mỗi ví dụ? Mỗi trạng ngữ tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Tại sao không nên hoặc không thể bỏ các trạng ngữ đó đi?
(Các nhóm thảo luận, sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV bổ sung, nhận xét.)
Ví dụ: a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, một vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ
44 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 24 đến 26 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ thể của hoạt động ? Đối tượng của hoạt động và hoạt động ?
- CTHĐ : Người ta
- ĐTHĐ : Cánh màn điều
- HĐ : Hạ
? Em có thể áp dụng cách biến đổi 1 để biến đổi câu này thành câu bị động không ?
- Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.(Câu bị động)
? Theo em, câu sau đây có cùng nội dung miêu tả với câu trên không ?
- Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng . (Câu bị động)
- Có cùng nội dung miêu tả.
? Về hình thức, câu này và câu trên có gì khác nhau ?
- Câu này đã bỏ đi từ được và bỏ chủ thể của hoạt động người ta. (Cách 2)
? Ngoài cách biến đổi 1, còn có thể biến đổi câu chủ động thành câu bị động bằng cách nào ?
- Chuyển ĐTHĐ lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến CTHĐ thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
? Tóm lại có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? - 2 cách
? Những câu sau đây có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
- Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
- Em được về quê thăm ông bà.
- Tay em bị đau.
- Em bị ngã.
Những câu trên tuy có chứa các từ bị, được nhưng không phải là câu bị động vì không thể nói : Được bạn em giải nhất hay : ngã bị em...
GV : Như vậy, không phải bất cứ câu nào có chứa từ bị, được cũng đều là câu bị động. Nó chỉ là câu bị động khi nó ở thế đối lập với câu chủ động tương tự.
* Hoạt động : Luyện tập.
- Thực hành có hướng dẫn :chuyển đổi câu theo tình huống giao tiếp. Học theo nhóm : trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu theo tình huốngcụ thể.
? Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập ?
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo 2 cách khác nhau.
(HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 câu)
- Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, cho điểm.
Đọc bài tập 2.
? Nêu yêu cầu của bài tập ?
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động có bị, được.
- So sánh sắc thái nghĩa giữa 2 câu.
- Gọi 3 HS làm 3 câu, mỗi HS 1 câu.
I. Bài học
1. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
2. Lưu ý : Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
II. Luyện tập
Bài 1/65. Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo hai kiểu khác nhau:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài 2/65: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động – một câu dùng từ bị, một câu dùng từ được. Cho biết sắc thái ý nghĩa giữa hai câu có gì khác nhau:
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo phê bình.
- Em đựợc thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy được phá đi.
c. Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được thu hẹp.
* Nhận xét:
- Câu bị động dùng từ được có sắc thái đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
- Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
4. Củng cố:
Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
5. Hướng dẫn dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 3.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 26 Ngày soạn: 11/02/2014
Tiết 100 Ngày dạy:01/03/2014
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt :
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết đoạn văn chứng minh cụ thể.
2. Kiến thức :
- Phương pháp lập luận chứng minh.
- Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
3. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
4. Thái độ :
- Học sinh có ý thức thực hành tốt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Giáo án, bảng phụ ghi đoạn văn.
2. Học sinh: - Xem lại cách làm bài văn lập luận chứng minh.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Giới thiệu bài:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Bài văn chứng minh cũng thế, gồm nhiều đoạn văn. Để bài văn được mạch lạc thì các đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy để biết cách viết một đoạn văn chứng minh đạt yêu cầu, các em hãy tìm hiểu tiết học này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
? Trong bài văn chứng minh các luận điểm phụ được trình bày như thế nào ?
- Mỗi luận điểm phụ được trình bày thành 1 đoạn văn.
? Câu văn nêu luận điểm phụ thường nằm ở những vị trí nào trong đoạn văn ?
- Đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn.
? Bố cục của một đoạn văn cũng gồm 3 phần, theo em đó là những phần nào ?
- Mở đoạn; phát triển đoạn; kết đoạn.
? Một đoạn văn chứng minh cũng cần đảm bảo những yếu tố nào ?
- Đoạn văn chứng minh cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Luận điểm của đoạn văn (có thể ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn). Các câu trong đoạn văn tập trung vào luận điểm.
+ Các lí lẽ: được sắp xếp hợp lí.
+ Các dẫn chứng: phải minh họa cho luận điểm.
+ Bố cục: Mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
* Hoạt động 2: Luyện tập
? Yêu cầu của bài tập là gì ?
- Viết đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong 8 đề đã cho.
GV yêu cầu HS đọc lại 8 đề trong SGK.
Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sang khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào ! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Đề 3: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối.
Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.
Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
- GV gọi học sinh trình bày đoạn văn của mình (đã chuẩn bị ở nhà)
- HS khác nhận xét (chú ý nhận xét 2 mặt: nội dung và hình thức của đoạn văn như đã nói ở phần I).
- GV nhận xét và cho điểm những đoạn viết tốt.
- Gọi HS đọc đoạn văn mẫu.
I. Bài học :
* Củng cố kiến thức:
Những yêu cầu khi viết một đoạn văn chứng minh
- Về nội dung: Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Khi viết, cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài để viết thành phần chuyển đọan.
- Về hình thức:
+ Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các câu khác trong đoạn văn chứng minh phải tập trung làm sáng rõ sự đúng đắn của luận điểm.
+ Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận mạch lạc, thuyết phục.
II. Luyện tập
1. Nhận biết đoạn văn chứng minh trong số các đoạn văn cụ thể:
a. “Bởi tôi ăn uốngvuốt râu” ( Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài )
=> Miêu tả.
b. “Em gái tôi là Mèo” ( Bức tranh của em gái tôi ) => Tự sự
c. “Đồng bào tanồng nàn yêu nước”( Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
=> Chứng minh
2. Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn văn: “Đồng bào tanồng nàn yêu nước” trong văn bản:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Luận cứ : Từ nồng nàn yêu nước.
3. Viết đoạn văn chứng minh ngắn theo đề bài tự chọn.
* Đề3 sgk/65
Đọc văn chương, ta thường bắt gặp những tình cảm mà ta sẵn có. Chính vì vậy mà khi nói về ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh cũng đã nói: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua các bài ca dao, em càng cảm thấy thấm thía công lao của ông bà, cha mẹ thật lớn lao, thật cao cả.
Đến với ca dao, em cũng hiểu được tình cảm của con người thật phong phú. Ngoài tình cảm ruột thịt trong gia đình, mỗi chúng ta còn có tình cảm với quê hương đất nước. Qua đó, em càng thấy yêu quê hương, yêu đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. Tình cảm yêu nước, yêu quê hương đó, em không chỉ được học trong các tác phẩm ca dao, mà trong thơ ca cũng rất nhiều. Đó là tình yêu đất nước của Bác qua các bài thơ “Cảnh khuya”; tình cảm của người cháu – người chiến sĩ trong bài “Tiếng gà trưa”. Và tình cảm yêu quí thiên nhiên cũng được thể hiện rất rõ trong văn chương. Bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chủ tịch đã cho em thấy rõ tình cảm của Người không chỉ đối với đất nước, con người mà còn chứa chan, lan truyền sang cỏ cây, hoa lá, trăng sao,Đọc văn chương ta như thấy mình ở đó bởi những tình cảm trong văn chương thường là tình cảm vốn có trong mỗi chúng ta. Văn chương đã làm cho tâm hồn, nhân cách, tình cảm của con người ngày càng trong sáng.
* Đề 8 sgk/65
- Môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. ( câu nêu luận điểm phụ )
- Chúng ta thở nhờ khí Oxy, nếu không khí bị ô nhiễm, con người sẽ bị nhiễm bệnh ( dẫn chứng )
- Con người tàn phá rừng sẽ tạo nên hiện tượng lũ lụt...
- Vì vậy, bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
4. Củng cố:
? Khi viết đoạn văn chứng minh cần chú ý trình bày về những phương diện nào.
- Chú ý cả nội dung và hình thức.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Sửa lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
- Tiếp tục chọn một đề khác để viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn nghị luận.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuần 24 ,25,26.docx