Việt Nam là một đất nước văn hiến. Văn hoá truyền thống Việt Nam thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đắc sắc, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu Nam Bộ có bánh tét, hủ tiếu thì Huế có bún bò - giò heo, cơm hến và các loại chè, Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơ . Nói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không thể quên được món phở, bún ốc. và đặc biệt thanh nhã là cốm ( cốm làng Vòng - Dịch Vọng - Cầu Giấy ). Cốm Vòng mùa thu càng dậy hết sắc hương qua những trang văn tuỳ bút chân thành, tài hoa của những nghệ sĩ Hà nội, đặc biệt là Thạch Lam với “ Một thứ quà của lúa non: Cốm ”.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 15 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hóa của dân tộc.
3. Sự thưởng thức cốm.
- 2 cách thưởng thức cốm: cách ăn và cách mua với thái độ văn hóa.
+ Ăn chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ.
-> Thưởng thức cốm bằng mọi giác quan -> Tác giả là người tinh tế, sâu sắc, rất sành về cốm.
+ “Hỡi các bà mua hàng!”,
“hãy”,“chớ”, “phải”, “nên”
-> Như đang giao tiếp, như đang khuyên răn, như đang tìm sự đồng cảm, tha thiết muốn bảo lưu, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp.
** Đó là văn hoá ẩm thực của người Việt Nam.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Sự trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc trong một thứ quà giản dị.
- Sự hiểu biết sâu sắc về thứ quà đó.
- Khuyên răn những ai không trân trọng truyền thống văn hoá dân tộc.
2. Nghệ thuật.
- Kết hợp tả, kể và biểu cảm.
- Câu văn, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình.
* Ghi nhớ sgk (163).
* Hoạt động 3: Củng cố.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn.
- Học thuộc ghi nhớ, thuộc 1 đoạn tiêu biểu.
- Phân tích cảm xúc của t/g qua văn bản.
Tiết 58 -
Ngày dạy.
CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ thường dùng.
Bước đầu cảm nhận được cái hay, lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
chơi chữ đem lại.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
- Giao dục lịng yêu thích tiếng việt khi sử dụng phép chơi chữ.
II. CHUẨN BỊ:
*GV: bảng phụ. Một số ví dụ minh họa
HS: Bài soạn ở nhà
III PHƯƠNG PHÁP:Vấn đáp , họp nhĩm
IV TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra:
- Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ? Cho ví dụ và phân tích t/d?(ghi nhớ- sgk)
3. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2: Kiến thức mới.
- Hs đọc ví dụ, nhận xét nghĩa của các từ “ lợi ” trong bài ca dao.
? Việc sử dụng từ “ lợi ” ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? ( Đồng âm ).
? Việc sử dụng từ “lợi ” như trên có tác dụng gì?
- Hs suy luận.
? Vậy em hiểu chơi chữ là gì?
- Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc kĩ ví dụ.
? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ? Nêu tác dụng của lối chơi chữ đó?
- Hs thảo luận.
? Tìm thêm ví dụ về chơi chữ?
( Ví dụ:
Đi tu phật bắt ăn chay ...
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già ... )
? Chơi chữ thường được sử dụng ntn?
- Hs đọc ghi nhớ (165)
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Gv chia nhóm hs làm bài tập.
- Hs thảo luận, trình bày, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt đáp án.
- Hs đọc thêm (166)
- Gv cho bài tập. Hs phân tích hiện tượng chơi chữ.
a, Xôi ăn chả ngon.
b, Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng!
c, Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.
- Gv chốt đáp án.
I. Thế nào là chơi chữ?
1. Ví dụ: sgk (163)
- Lợi 1: lợi ích, thuận lợi.
- Lợi 2: lợi răng.
(Có thể hiểu là lợi ích, lợi lộc).
-> Lợi dụng hiện tượng đồng âm để tạo sự bất ngờ, thú vị, hài hước mà ko cay độc: Bà đã già rồi sao còn tính lấy chồng.
2. Ghi nhớ: sgk (164).
II. Các lối chơi chữ.
1. Ví dụ: sgk (164)
* Nhận xét:
(1)- “ranh tướng”: trại âm ~ giễu cợt Na va.
- “nồng nặc” >< “ tiếng tăm” tương phản về ý nghĩa ~ châm biếm, đả kích Na Va.
(2) Điệp phụ âm đầu “m”: dí dỏm, vui vẻ.
(3) “ cá đối ” - “ cối đá ”,
“mèo cái”- “mái kèo”
-> Cách nói lái.
(4) “Sầu riêng” ~ Lợi dụng từ nhiều nghĩa, trái nghĩa.
2. Ghi nhớ: sgk (165)
III. Luyện tập.
Bài 1:
Chơi chữ theo cách dùng từ đồng âm và từ có nghĩa gần gũi nhau.
- Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
-> Đều chỉ loài rắn.
Bài 2. Các sự vật gần gũi nhau:
Thịt - mỡ - nem chả.
Nứa - tre - trúc - hóp.
Bài 3: Hiện tượng đồng âm “Khổ tận cam lai”.
- Cam: - Chỉ 1 loại quả.
- Chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp.
Bài 4.
a, Hiện tượng đồng âm.
b, - Cóc, nhái, chẫu chàng: cùng trường nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa: Chàng.
c, Nguyệt - lá đa - cây đa có chú cuội: ~ cùng trường nghĩa.
* Hoạt động 4: Củng cố:luyện tập
- Khái niệm, các lối chơi chữ.
- Chơi chữ thường được dùng phổ biến trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
5: Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Học bài. Bài tập 3.
- Chuẩn bị: Làm thơ lục bát.
( Đặc điểm thơ lục bát. Tập làm 1 bài khoảng 4-8 câu).
V RUT KINH NGHIEM
Nộidung
Phương pháp
Tổchức
Tiết 59
Ngay day LÀM THƠ LỤC BÁT
I. Mục tiêu. (Tiết 1)
Giúp học sinh nhận diện được đặc điểm của thể thơ lục bát; Hiểu được luật thơ; Phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với dòng thơ.
II. Hoạt động dạy - học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Nêu những văn bản đã học có sử dụng thể thơ lục bát?
3. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Kiến thức mới.
- Hs đọc ví dụ.
? Cặp (câu) lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát?
? Xác định luật bằng - trắc, vần ứng với mỗi tiếng?
? Nhận xét về quy luật thanh, vần giữa các tiếng?
( Thanh huyền, ngang : bằng
Thanh sắc, hỏi, ngã, nặng: trắc)
- Hs nhận diện, nhận xét.
? Nhận xét về sự tương quan thanh điệu giữa các tiếng thứ 6 và thứ 8 của câu 8?
? Nhịp thơ trong câu lục bát ntn?
- Hs đọc ghi nhớ.
- Gv chốt kiến thức.
- Gv cho hs đọc kĩ 3 ví dụ.
? Nhận xét về đặc điểm hình thức và ý nghĩa của các câu, đoạn thơ?
( Hình thức giống nhau.
Câu a, b ko có giá trị biểu cảm.
Câu c: Giàu h/a, giá trị biểu cảm cao)
? Theo em, trong các câu, đoạn thơ trên đâu là thơ lục bát, đâu là văn vần 6 / 8? Vì sao?
? Vậy theo em, thơ lục bát khác văn vần 6 / 8 ở chỗ nào?
- Hs nhận xét.
- Hs tập phân tích đặc điểm thơ lục bát trong câu (c).
- Gv: Muốn thơ lục bát hay thì câu thơ phải có h/a, có hồn.
I. Luật thơ lục bát.
1. Ví dụ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
b t b (vần)
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
b t b (vần) b(vần)
2. Nhận xét.
+ 1 câu (cặp) lục bát: Câu lục: 6 tiếng.
Câu bát: 8 tiếng.
+ Vần:
- Tiếng 6 câu 6 vần với tiếng 6 câu 8.
- Tiếng 8 câu 8 vần với tiếng 6 câu 6 dưới.
+ Luật bằng trắc.
- Các tiếng lẻ: tự do.
- Các tiếng chẵn: theo luật (Xem ví dụ)
- Trong câu 8, các tiếng thứ 6, thứ 8 đều cùng thanh bằng nhưng phải trái dấu.
+ Nhịp thơ: nhịp chẵn.
3. Ghi nhớ: sgk (156)
II. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8.
1. Ví dụ.
a. Con mèo, con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai.
-> Tác dụng: Giúp trẻ nhận biết sự vật.
b. Các bạn trong lớp ta ơi
Thi đua học tập phải thời tiến lên!
Tiến lên liên tục đừng quên
Nhì trường, nhất khối, khỏi phiền thầy cô. -> Tác dụng: Hô hào, kêu gọi phấn đấu.
c. Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm.
-> Ẩn dụ:
- Lời than thân, trách phận của cô gái.
- Sự thương cảm của người thân ...
2. Ghi nhớ.
- Văn vần 6 / 8: có cấu tạo giống thơ lục bát nhưng không có giá trị biểu cảm.
- Thơ lục bát: có giá trị biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng trong người đọc, người nghe.
* Hoạt động 4: Củng cố.
- Đặc điểm thơ lục bát. Cách đọc thơ lục bát.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn.
- Nắm đặc điểm thơ lục bát.
- Làm 1 bài lục bát theo chủ đề học sinh hoặc thơ tự do.
- Chuẩn bị: (Tiết 2) Các tổ chọn bài tiêu biểu để đọc trước lớp.
Ngày soạn 9/12/ 07
Ngày dạy /12/ 07 Tiết 60
LÀM THƠ LỤC BÁT
I. Mục tiêu. (Tiết 2)
Giúp học sinh tiếp tục nắm chắc luật thơ lục bát.
Vận dụng kiến thức hoàn thiện, sửa lỗi trong câu thơ sai vần và tạo được những vần thơ có h/a.
II. Hoạt động dạy - học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: (Chuẩn bị bài)
3. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Hs tìm các từ ngữ phù hợp cho bài 1, 2 (sgk).
- Nhận xét từ ngữ nào hay nhất.
- Gv nhận xét, bổ sung và thưởng điểm cho hs.
- H. Đại diện nhóm trình bày phần chuẩn bị ở nhà (1- 2 bài).
- Các nhóm khác nhận xét về vần, về ý, bổ sung.
- Gv rút kinh nghiệm cho hs.
- Gv chia lớp thành 2 đội thi làm thơ.
+ Lượt 1:
- H. Nhóm này cho câu lục. Nhóm kia viết tiếp câu bát. Nhận xét, đánh giá.
- Gv: Làm trọng tài.
+ Lượt 2: ( Tương tự; Ngược lại)
+ Lượt 3:
- Từ câu lục bát trên mỗi nhóm tự viết thêm 1 câu lục bát nối tiếp phần thơ của mình.
- 2 nhóm nhận xét, đánh giá chéo.
- Gv tính thời gian, phân thắng, thua.
- H. Tập sáng tác thơ theo chủ đề.
Bài 1. Điền từ:
a, kẻo mà (ở nhà/như là)
b, mới nên con người/ làm nền mai sau.
c, Lao xao ong bướm đi tìm mật hoa.
( Lời ru đưa bé đi tìm giấc mơ)
Bài 2. Sửa lỗi trong câu thơ:
a, Thay “bòng” - “xoài”
( Có thể thay tiếng có vần “ai” )
b, - tiến nhanh.
- trở thành trò ngoan.
- trở thành đội viên.
Bài 3. Giới thiệu thơ lục bát.
(Phần chuẩn bị của hs)
Bài 4: Thi làm thơ lục bát.
+ Làm thơ lục bát (tự do).
+ Làm thơ lục bát (theo chủ đề)
* Hoạt động 3: Củng cố.
- Thơ phải có h/a, phải chuyển tải t/c.
- Đọc thơ lục bát: chậm, nhẹ nhàng, tha thiết.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn.
- Nắm chắc đặc điểm thể thơ. Vận dụng viết thơ lục bát.
- Sưu tầm thơ lục bát. Cảm nhận, học tập cách diễn đạt.
- Chuẩn bị: Chuẩn mực sử dụng từ.
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 15.doc