Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Châu

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề

- HS nhắc lại đề, GV ghi đề bài lên bảng.

* Hoạt động 2: Nhận xét chung.

 + Ưu điểm: Nắm chắc văn bản, tác giả, thuộc thơ.

 Nắm chắc kiến thức về các loại từ.

 + Nhược điểm:

 - Cách trình bày chưa hợp lí: Lẫn lộn quan hệ từ - phó từ, diễn đạt lặp, rời rạc.

 - Phần viết đoạn văn còn sơ sài, sai bố cục, thiếu câu chủ đề.

 - Còn một số bài mắc nhiều lỗi chính tả, chưa biết sử dụng dấu chấm câu.

* Hoạt động 3: Trả bài.

 * Hoạt động 4: Sửa bài.

HS lên bảng làm lại các câu hỏi trong đề bài.

HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời.

GV chốt đáp án, hướng dẫn biểu điểm.

HS đối chiếu, rút kinh nghiệm.

 * Hoạt động 5: Đọc đoạn văn tiêu biểu.

GV đọc bài của HS có bài viết tốt ; HS khác nghe, nhận xét, học tập.

 * Hoạt động 6: Giải đáp thắc mắc.

HS nêu thắc mắc (nếu có).

GV giải đáp những thắc mắc của hs. Nhận xét tỉ lệ điểm.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Tiết 49 Ngày dạy TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN - TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu. Giúp học sinh nhận thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình về cả nội dung và hình thức để những bài sau làm được tốt hơn. Ôn tập, củng cố kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm; nâng cao kỹ năng làm bài. II. Chuẩn bị: GV: bài kiểm tra. HS: III. Phương pháp: Thuyết trình, diễn giảng. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu đề - HS nhắc lại đề, GV ghi đề bài lên bảng. * Hoạt động 2: Nhận xét chung. + Ưu điểm: Nắm chắc văn bản, tác giả, thuộc thơ. Nắm chắc kiến thức về các loại từ. + Nhược điểm: - Cách trình bày chưa hợp lí: Lẫn lộn quan hệ từ - phó từ, diễn đạt lặp, rời rạc. - Phần viết đoạn văn còn sơ sài, sai bố cục, thiếu câu chủ đề. - Còn một số bài mắc nhiều lỗi chính tả, chưa biết sử dụng dấu chấm câu. * Hoạt động 3: Trả bài. * Hoạt động 4: Sửa bài. HS lên bảng làm lại các câu hỏi trong đề bài. HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời. GV chốt đáp án, hướng dẫn biểu điểm. HS đối chiếu, rút kinh nghiệm. * Hoạt động 5: Đọc đoạn văn tiêu biểu. GV đọc bài của HS có bài viết tốt ; HS khác nghe, nhận xét, học tập. * Hoạt động 6: Giải đáp thắc mắc. HS nêu thắc mắc (nếu có). GV giải đáp những thắc mắc của hs. Nhận xét tỉ lệ điểm. * Đề bài kiểm tra * Một số lỗi cần khắc phục 1. Chính tả 2. Dùng quan hệ từ 3. Câu sai, tối nghĩa. 4. Bố cục 5.Diễn đạt 4. Củng cố và luyện tập HS sửa các lỗi trong bài làm của mình. 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: * Bài cũ: - Tiếp tục ôn tập kiến thức. - Hoàn thiện sửa bài. Đọc tham khảo, vận dụng kiến thức. * Bài mới:- Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 50 Ngày dạy CÁ CH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mục tiêu. Học sinh hiểu biểu cảm về tác phẩm văn học là gì; Nắm được các bước làm bài và bố cục của một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Bước đầu biết lập dàn ý bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Giáo dục cho HS tình yêu đối với tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới. II. Chuẩn bị GV: Một số ví dụ về tác phẩm văn học. HS: chuẩn bị bài III. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm của văn biểu cảm? ( 10 điểm) ( Ghi nhớ SGK). 3. Bài mới * Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - HS đọc bài văn. ? Bài văn biểu cảm về bài ca dao nào? Hãy đọc bài ca dao đó? - HS đọc liền mạch 2 bài ca dao. ? Hãy cho biết, tác giả Nguyên Hồng đã biểu cảm về bài ca dao đó theo trình tự ntn? ( Theo 5 đoạn văn, mỗi đoạn trong 4 đoạn đầu lần lượt biểu cảm về từng cặp câu theo thứ tự từ đầu đến cuối bài ca dao, đoạn cuối nêu ấn tượng chung về bài ca dao ). ? Tác giả đã biểu cảm bằng cách nào? ( Hồi tưởng, phân đoạn, vận dụng liên tưởng, tưởng tượng) ? Chỉ rõ các yếu tố tưởng tượng, hồi tưởng, suy ngẫm trong bài? HS tìm chi tiết. ? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - HS đọc sgk (ý 1). ? Một bài văn biểu cảm gồm mấy phần? Nội dung từng phần? ? Nêu những yêu cầu để làm 1 bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? * Chú ý: - Phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, ko nêu cảm nghĩ chung chung. - Liên hệ tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; liên hệ so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề để cảm nghĩ thêm sâu sắc. * Hoạt động 3: Luyện tập. - HS chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về một bài thơ. ( Nhóm 1: Bài “ Cảnh khuya ”. Nhóm 2: Bài “Rằm tháng giêng”) * Lưu ý: Trong khi lập dàn bài, HS cần nêu rõ hướng biểu cảm, biểu cảm về những hình ảnh, chi tiết nào. - GV gọi một vài HS đọc dàn bài của mình. - Lớp, GV nhận xét, bổ sung. - HS viết bài( nếu còn thời gian) . I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1. Ví dụ: sgk (146) Văn bản: Cảm nghĩ về một bài ca dao. 2. Nhận xét. (a) Bài văn viết về 2 bài ca dao: - Đêm qua ra đứng bờ ao. - Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà. (b) Bố cục: 5 đoạn. - 4 đoạn đầu: Mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát. - Đoạn 5: Ấn tượng chung. (c) Cách biểu cảm. + Đoạn 1: - Tưởng tượng ra một người, nghĩ rằng đó là người quen. + Đoạn 2: - Tưởng tượng về mạng nhện, cảm giác như dính vào mạng nhện. - Tưởng tượng về cảnh ngóng trông và tiếng kêu của người trông ngóng. + Đoạn 3: - Tưởng tượng, cảm nghĩ về sông Ngân. - Đánh giá, nhận xét, suy ngẫm về người kia. + Đoạn 4: - Suy nghĩ về sông Tào Khê. + Đoạn 5: - Ấn tượng chung: thuộc một cách rất tự nhiên bài ca dao. 3. Ghi nhớ: (a) Khái niệm: sgk (147) (b) Bố cục: + Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Nêu cảm nghĩ chung về tác phẩm. + Thân bài: Nêu những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên (nội dung, nghệ thuật, nhân vật... trong tác phẩm) + Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. (c) Yêu cầu làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học: - Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những hình ảnh, chi tiết gây ấn tượng sâu sắc nhất. - Từ cảm xúc ấy phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. II. Luyện tập. Lập dàn ý: + Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”: Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ: - Hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn (Câu 1). - Những hình ảnh quấn quýt, sinh động (Câu 2). - Sự hài hòa giữa cảnh và người (Câu 3). - Tâm hồn cao cả của Bác (Câu 4). + Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng”. - Đề tài Nguyên tiêu. - Cảnh trăng sáng, đẹp, tràn ngập sức xuân. - Hình ảnh mang chất liệu thơ cổ; hình ảnh thơ mới, đẹp, giàu ý nghĩa. - Tâm hồn Bác: ung dung, lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu nước. 4. Củng cố và luyện tập Trình bày khái niệm, cách làm, bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. ( SGK / 147) 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Nắm kiến thức. Hoàn thiện dàn ý. - Viết bài phát biểu cảm nghĩ cho đề bài đã lập. * Bài mới: - Chuẩn bị: Viết bài TLV số 3. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 51,52 Ngày dạy KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 Mục tiêu. * Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức hoàn thiện tạo lập văn bản biểu cảm về người thân. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, diễn đạt, sắp xếp bố cục văn bản phát biểu cảm nghĩ. * Thái độ: Thái độ làm việc tự giác, trung thực. II. Chuẩn bị: Giáo viên: đề và đáp án. Học sinh: ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra. III. Phương pháp: IV. Tiến trình: Oån định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Đề bài Viết một bài văn biểu cảm về một người mà em quý mến hoặc ngưỡng mộ. Đáp án( Dàn bài) * Mở bài: Giới thiệu về người mà em quý mến. Hoàn cảnh tiếp xúc với người đó. * Thân bài: Những suy nghĩ, cảm xúc của em do người đó mang lại. * Kết bài: Aán tượng chung của em về người đó. * Lưu ý: - Đối tượng: người thân, bạn bè, thầy cô, lãnh tụ, ca sĩ, diễn viên, cầu thủ... - Tách bố cục 3 phần, rõ nội dung từng phần. - Vận dụng lập ý: Hồi tưởng - liên tưởng - tưởng tượng. - Điểm khác giữa văn tự sự, miêu tả, văn biểu cảm. - Chú ý chính tả, diễn đạt, câu. Củng cố và luyện tập: GV thu bài, nhận xét giờ viết bài của HS. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: * Bài cũ: Xem lại nội dung đề bài vừa kiểm tra. Lập danø ý chi tiết. * Bài mới: Đọc bài “ Tiếng gà trưa “. Chia bố cục và trả lời câu hỏi SGK. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 13.doc
Giáo án liên quan