Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.

2. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.

- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

II. CHUẨN BỊ.

 - GV: SGK, bài soạn, sách GV

 - HS:SGK, bài soạn

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

 - Ổn định trật tự

 - Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra:

Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.

* Tiến trình bài dạy:

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghÐp I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2. Kĩ năng. - Nhận diện các loại từ ghép - Mở rộng, hệ thống hóa các vốn từ - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. II. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV. - HS:SGK, bài soạn III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. Nhắc lại khái niệm từ ghép? (Là kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở lớp 6, các em đã biết khái niệm từ ghép. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép. * Tiến trình bài dạy: Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs Néi dung chÝnh Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại từ ghép. -Mục tiêu:HS nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. - Các từ in đậm thuộc loại từ nào?( Từ ghép) - Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “ bà ngoại” và “ thơm phức” - Bà ngoại: + Bà: tiếng chính + Ngoại: tiếng phụ - Thơm phức: + Thơm: tiếng chính + Phức: tiếng phụ - Nhận xét gì về trật tự các tiếng trong hai từ trên? -> Những từ ghép trên gọi là ghép chính phụ - Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ? HS trả lời HS đọc ví dụ 2 - Các tiếng trong hai từ “ quần áo”, “ trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không? (Không) - Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp? (Bình đẳng) -> từ ghép đẳng lập - Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gi khác nhau? - Chính phụ: có tiếng phụ, tiếng chính - Đẳng lập; Không - Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Hoạt động 3:Tìm hiểu nghĩa của từ ghép. HS đọc VD SGK14 - So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của “ bà”.? Nghĩa của từ “ thơm phức” với từ “ thơm”?(Nghĩa của từ “ bà ngoại “ hẹp hơn so với nghĩa của từ “ bà”; Nghĩa của từ “ thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “ thơm”) - Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?(- "bà" chỉ người phụ nữ sinh ra bố hoặc mẹ. "bà ngoại": sinh ra mẹ Thơm” có mùi như hương hoa Thơm phức” có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn) - Tương tự hãy so sánh nghĩa của từ “ quần áo” với nghĩa của tiếng “ quần, áo”? Nghĩa của “ trầm bồng” với nghĩa “ trầm’ và “ bồng”? - Nghĩa của “ quần áo” rộng hơn , khái quát hơn nghĩa của “ quần, áo” - Nghĩa của từ “ trầm bổng” rộng hơn nghĩa của từ “ trầm “ và “ bồng” ?Nghĩa của từ ghép đẳng lậpcó đặc điểm gì? * HS đọc ghi nhớ GV khái quát HS lấy ví dụ và phân tích GV nhận xét Hoạt động 3:Luyện tập -HS đọc, xác định yêu cầu -Làm việc theo nhóm: 3 phút Nhóm thuộc tổ 1+2: tìm từ ghép chính phụ Nhóm thuộc tổ 3: tìm từ ghép đẳng lập - Đại diện báo cáo -> HS nhận xét. GV kết luận -HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài -Gọi HS lên bảng điền -HS nhận xét -GV nhận xét , bổ sung HS đọc bài, nêu yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, gọi HS lên bảng -> HS nhận xét GV kết luận -GV nêu yêu cầu Có thể nói: Một chiếc xe cộ chạy qua ngã tư Em bé đòi mẹ mua năm chiếc bánh kẹo được không? Hãy chữa lại bằng hai cách - HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút - Báo cáo - GV kết luận I. Các loại từ ghép 1. Từ ghép chính phụ a. Ví dụ: - Bà ngoại, thơm phức là từ ghép. - "ngoại" bổ sung đặc điểm cho "bà" - "phức" bổ sung đặc điểm cho "thơm" b. Nhận xét - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau 2. Từ ghép đẳng lập a. Ví dụ - "quần áo, "trầm bổng" không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. - Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp. b. Nhận xét - Các từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp) * HS đọc ghi nhớ GV: khái quát lại - Hãy tìm một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập rồi đặt câu? - Đầu năm học, mẹ mua cho em chiếc xe đạp. - Sách vở của em luôn sạch sẽ. II. Nghĩa của từ ghép 1. Nghĩa của từ ghép chính- phụ - Nghĩa của từ "bà ngoại" hẹp hơn nghĩa của từ "bà",... - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Vd: bút chì, bút bi, nhà ăn, nhà máy, cười tủm, mưa rào, mưa phùn,... 2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập - Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Vd: ẩm ướt, cây cỏ, chài lưới,.. * Ghi nhớ 2: SGK/14 III. Luyện tập 1. Bài tập 1: Phân loại từ ghép Từ ghép CP Từ ghép ĐL Nhà máy, nhà ăn, xanh ngắt, lâu đời, cười nụ Chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi 2. Bài tập 2: Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ - Bút chì - ăn mày - mưa phùn - trắng phau - làm vườn - nhát gan 3. Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập - Núi sông, núi đồi - Ham muốn, ham mê - Mặt mũi, mặt mày - Tươi tốt, tươi vui - Xinh đẹp, xinh tươi - Học hành, học hỏi 4. Bài tập 4: Bổ sung cho HS khá, giỏi Không vì xe cộ và bánh kẹo là từ ghép đẳng lập -> nghĩa chủ quan, khái quát nên không thể đi kèm số từ và danh từ chỉ đơn vị được - Chữa: + Xe cộ tấp nập qua lại + Một chiếc xe vừa chạy qua ngã tư + Em bé đòi mẹ mua bánh kẹo + Em bé đòi mẹ mua 5 chiếc bánh/kẹo 4. Củng cố- dặn dò: ? Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của chúng? - Chuẩn bị bài “ Liên kết trong văn bản”, trả lời câu hỏi SGK, xem kĩ các bài tập IV. Rút kinh nghiệm Tiết: 4 Ngµy so¹n: 17/ 08/ 2013 Tuần: 1 Liªn kÕt trong v¨n b¶n I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Khái niệm liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kĩ năng. - Nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. II. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV - HS:SGK, bài soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. Văn bản là gì, văn bản có những tính chất nào? 3. Dạy bài mới: Trong quá trình tạo lập văn bản nhiều khi ta dùng từ, đặt câu, dựng đoạn một cách hợp lí, đúng ngữ pháp; nhưng khi đọc văn bản thì thấy rời rạc không có sự thống nhất, vì sao xảy ra điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs Néi dung chÝnh Hoạt động 1:Tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. GV giải thích khái niệm liên kết Liên: liền kết: nối, buộc => liến kết -> là nối liền nhau, gắn bó với nhau Gọi HS đọc BT( SGK tr17) - Nếu bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói không? (Không) - Vì sao En-ri-cô chưa hiểu, em chọn lí do đúng trong các lí do dưới đây? a. Vì câu văn viết chưa đúng ngữ pháp b. Vì câu văn nội dung không được rõ ràng c. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết ( lí do b) - Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? Đọc ý 1 phần ghi nhớ GV : Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản giúp ta dễ hiểu, giúp cho văn bản rõ nghĩa. Vậy phương tiện liên kết trong văn bản là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2? - Đọc bài tập 2b SGK tr18 - Đọc đoạn văn và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng? (- Đoạn văn không có từ liên kết vì câu trên tác giả nói tới những ngày trong tương lai, câu dưới trong hiện tại.) - So với nguyên văn trong văn bản "Cổng trưởng mở ra", đoạn văn đã viết thiếu hoặc sai từ ngữ cụ thể nào? (- HS xác định: thiếu "còn bây giờ"; sai chữ "đứa trẻ" - nguyên văn "con" ) - Từ ngữ "còn bây giờ" và từ "con" giữa vai trò gì trong câu văn, đoạn văn? (- Các từ ngữ này tạo sự liên kết trong văn bản, đó là các phương tiện liên kết.) - Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì? Hoạt động 2:Luyện tập -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận. -HS đọc BT 1: làm bài, trình bày, nhận xét -GV sửa chữa , bổ sung. -HS đọc BT 2: nêu yêu cầu bài tập, thảo luận theo nhóm 4 trong 3 phút. -Báo cáo -HS nhận xét -> GV kết luận. - Đọc BT 3 SGK19 nêu yêu cầu BT, làm bài, nhận xét - GV sửa chữa - GV nêu yêu cầu bài tập bổ sung - HS làm bài - Gọi 2-3 em HS khá , giỏi đọc bài. Chỉ rõ phương tiện liên kết. HS nhận xét GV nhận xét. Phương tiện liên kết: thu(1), thu (2), trăng thu (4), mùa thu (5), sắc thu(6), trời thu (7)-> hướng về một nội dung HS đọc phần đọc thêm SGK. I. Liên kết và phương tiện liện kết trong văn bản 1. Tính liên kết của văn bản a. Bài tập b. Nhận xét - Đoạn văn khó hiểu, lộn xộn, không rõ ràng vì không có tính liên kết. - Muốn văn bản rõ nghĩa , dề hiểu -> có tính liên kết 2. Phương tiện liên kết trong văn bản a. Bài tập b. Nhận xét: - Liên kết hình thức: dùng phương tiện ngôn ngữ, từ, cụm từ, câu để nối các ý, câu, đoạn văn - Liên kết về nội dung : cùng hướng về một nội dung nào đó => Ghi nhớ SGK (tr18) II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự: 1,4,2,5,3 2. Bài tập 2: Đoạn văn đã có sự liên kết về hình thức song chưa có sự liên kết về nội dung nên chưa thể coi là một văn bản có liện kết chặt chẽ 3. Bài tập 3: Để đoạn văn có liên kết chặt chẽ điền lần lượt theo thứ tự: bà, bà,cháu, bà, bà, cháu, thế là. 4. Bài tập 4( bổ sung) Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu trong đó có sử dụng sự liên kết, chỉ ra các phương tiện liên kết đó Đoạn văn: Thu đã về. Thu xôn xao lòng người. Lá reo xào xạc. Gió thu nhè nhẹ thổi, lá vàng nhẹ bay. Nắng vàng tươi rực rỡ. Trăng thu mơ màng. Mùa thu là mùa của cốm, của hồng. Trái cây ngọt lịm ăn với cốm vòng dẻo thơm. Sắc thu , hương vị mùa thu làm say mê hồn người. Nhất là khi ta ngắm trời thu trong xanh bao la 4. Củng cố- dặn dò: Liên kết văn bản là gì? Liên kết trong văn bản gồm những loại nào? - Học ghi nhớ - Soạn: “ Cuộc chia tay của những con búp bê” trả lời câu hỏi SGK. Tóm tắt nội dung . IV. Rút kinh nghiệm ....................................................................................... Duyệt tuần 1 : Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docGiao an NV7 Tuan 1.doc