Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013- Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1:Thế nào là câu chủ động( Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (?)Thế nào là câu bị động(Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào)Cho ví dụ?(10 đ)

 Câu 2:Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất)?Trình bày đoạn văn có sử dụng câu bị động?(10 đ)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013- Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 26-TIẾT PPCT: 99 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG ND:27/02/2013 THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo) 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 1.2.Kĩ năng: - HS chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. - HS đặt câu chủ động (bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 1.3.Thái độ: -Giáo dục ý thức trau dồi ngữ pháp Tiếng Việt. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Cách chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Ví dụ ngoài sgk.. 3.2.HS:Đọc, trả lời các câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1:Thế nào là câu chủ động( Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (?)Thế nào là câu bị động(Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào)Cho ví dụ?(10 đ) Câu 2:Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất)?Trình bày đoạn văn có sử dụng câu bị động?(10 đ) 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới:Tiết học trước, chúng ta đã nắm được khái niệm và mục đích của việc chuyển đổi c6au chủ động thành câu bị động.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động (10’) - Mục tiêu: HS nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. ? Về nội dung hai câu này có miêu tả cùng một sự việc hay không? ? Hai câu có phải là câu bị động không? ? Về hình thức 2 câu có gì khác nhau? ? Câu sau có thể xem là có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b không? “Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng” ? Hãy cho biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? ? Những câu sau đây có phải là câu bị động không?Vì sao? -GV hệ thống kiến thức cho HS đọc ghi nhớ * GDKNS: ? Vậy khi chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động ta có những cách nào? Và ta cần chú ý điều gì khi sử dụng, lựa chọn cách chuyển đổi? -Lựa chọn cho phù hợp với mục đích câu để tạo hiệu quả khi giao tiếp HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập(20’) - Mục tiêu: HS hiểu kĩ hơn về cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động ? Hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?Cho vd =>Thảo luận nhóm nhỏ. Đại diện nhóm lên bảng làm -Đọc bài tập 2. Xác định yêu cầu bài tập 2 =>HS suy nghĩ trả lời cá nhân. GV nhận xét và cho điểm - Chuyển câu chủ động thành câu bị động, một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị ? Sự khác biệt về sắc thái ý nghĩa? I. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: Vd /sgk -Giống : Hai câu miêu tả cùng một sự việc Hai câu đều là câu bị động -Khác : +Câu a:Dùng từ được +Câu b: Không dùng từ được - “Người ta đã hạ cánh màn điều ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng” => Câu này là câu chủ động tương ứng với hai câu bị động a và b a.Bạn em đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi b.Tay em bị đau => Các câu này không phải là câu bị động vì không có hoạt động của người khác hướng vào * GHI NHỚ: SGK/64 II. LUYỆN TẬP: BT 1: Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau *Câu bị động: a.Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII -Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII b.Tất cả cánh cổng chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim -Tất cả cánh cổng chùa được làm bằng gỗ lim c.Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào d.Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân - Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân BT 2: a.Em bị thầy giáo phê bình -Em được thầy giáo phê bình b.Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi -Ngôi nhà ấyđược người ta phá đi *Sự khác biệt về sắc thái ý nghĩa -Bị động dùng từ được: Hàm ý tích cực -Bị động dùng từ bị: Hàm ý tiêu cực 4.4. Tổng kết : Câu 1: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? -Có 2 cách Câu 2:Khi chuyển đổi thì cần chú ý điều gì? -Phù hợp với mục đích giao tiếp 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ sgk/64 +Làm bài tập 3 sgk/65 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị mở rộng câu +Trả lời câu hỏi sgk/68 (Chú ý câu hỏi 3 sẽ thảo luận) 5. PHỤ LỤC: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 98 chuyen doi cau chu dong thanh cau.doc
Giáo án liên quan