1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản NL.
- HS bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
1.3.Thái độ:
-GDKNS:Giúp hs phân tích, đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm bài văn nghị luận.
2 .NỘI DUNG HỌC TẬP :
Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài văn mẫu.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận (Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó.M uốn thế văn nghị luận phải có luận điểmrõ ràng ,có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục)(10 đ)
Câu 2:Hãy kể tên một số bài được viết dưới dạng nghị luận mà em biết (Các bài xã luận ,bình luận ,bài phát biểu ý kiến trên báo chí)(10 đ)
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 - TIẾT PPCT:79 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy: 09/01/2013
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản NL.
- HS bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
1.3.Thái độ:
-GDKNS:Giúp hs phân tích, đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm bài văn nghị luận.
2 .NỘI DUNG HỌC TẬP :
Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài văn mẫu.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là văn nghị luận (Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó.M uốn thế văn nghị luận phải có luận điểmrõ ràng ,có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục)(10 đ)
Câu 2:Hãy kể tên một số bài được viết dưới dạng nghị luận mà em biết (Các bài xã luận ,bình luận ,bài phát biểu ý kiến trên báo chí)(10 đ)
4.3. Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về văn nghị luận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận(15’)
- Mục tiêu: HS hiểu được một số khái niệm cơ bản của văn nghị luận.
-Đọc lại bài văn “Chống nạn thất học” và cho biết:
? Luận điểm chính của bài viết là gì?
? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nàovà cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?
- Luận điểm được trình bày ở câu “Mọi nguời Việt Nam trước hết phải biết đọc ,biết viết chữ quốc ngữ”.
- Cụ thể hóa: “Những người chua biết hãy gắng sức mà học cho biết đi .Người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ ,phụ nữ cũng cần phải học”
? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?
? Muốn có sức thuyết phục, luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
? Căn cứ vào đâu mà Bác Hồ đề ra nhiệm vụ “Chống nạn thất học”?
? Muốn chống nạn thất học thì phải làm như thế nào?
- Luận cứ làm cho bài viết có sức thuyết phục . Người ta thấy chống nạn thất học là cần . Đó là việc làm có thể làm được .
? Vậy luận cứ là gì?
? Em hãy chỉ ra quá trình lập luận của bài văn “Chống nạn thất học”?
- Lập luận là cách lựa chọn ,sắp xếp trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
? Nêu lên tư tưởng thì đã trọn vẹn chưa?
? Người ta sẽ hỏi chống nạn thất học bằng cách nào?
- Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải quyết việc đó.
? Cách sắp xếp trên gọi là lập luận .Vậy lập luận là gì?
- GV hệ thống kiến thức.
GDKNS:Đó là những đặc điểm cơ bản của VBNL. Khi chúng ta tìm hiểu VBNL phải nắm rõ được các đặc điểm để phân tích , nhận biết các yếu tố
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS phần luyện tập (20’)
- Mục tiêu: Hs củng cố lại một số khái niệm cơ bản của văn nghị luận thông qua một số bài tập.
=>HS thảo luận. GV nhận xét củng cố
-Luận cứ là gì?
-Lập luận là gì?
I. Tìm hiểu luận điểm ,luận cứ và lập luận
1.Luận điểm:
-Văn bản: “Chống nạn thất học”
+Luận điểm chính: Chống nạn thất học
-Luận điểm thể hiện tư tưởng ,quan điểm trong văn nghị luận
-Luận điểm phải đúng đắn ,chân thực đáp ứng nhu cầu thực tế
-Luận điểm được thể hiện trong nhan đề dưới các câu khẳng định nhiệm vụ chung (Luận điểm chính),nhiệm vụ cụ thể(Luận điểm phụ)
2.Luận cứ:
a.Lí lẽ:
-Do chính sách ngu dân của Thực dân Pháp làm cho hầu hét người Việt Nam mù chữ ,tức là thất học
-Muốn tiến bộ thì phải nâng cao dân trí để xây dựng đất nuớc
b.Dẫn chứng:
-Những người biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ
-Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết (Vợ chưa biết thì chồng bảo vv. . )
- Luận cứ :Là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
3.Lập luận:
-Trước hết ,tác giả nêu lí do sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì
-Nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn ,cần phải nêu lên biện pháp để chống nạn thất học
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
* GHI NHỚ:SGK/19
II. LUYỆN TẬP
-Văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
+Luận điểm:Tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
+Luận cứ:
a.Lí lẽ:Có thói quen tốt và thói quen xấu thói quen tốt
b.Dẫn chứng : “ Chẳng hạn nguy hiểm”
+Lập luận: Người viết đi từ luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) sau đó nêu lên luận điểm của mình.
4.4.Tổng kết :
Câu 1: Thế nào là luận điểm?
-Là quan điểm, tư tưởng của người viết
Câu 2:Thế nào là luận cứ?
-Là bao gồm lí lẽ, dẫn chứng, làm sáng tỏ vấn đề
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
+Trả lời câu hỏi sgk/22 (Chú ý câu hỏi 3 sẽ thảo luận)
5. PHỤ LỤC:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 79 dac diem cua van ban nghi luan.doc