Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Gv giới thiệu bài mới:

 Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất .Tục ngữ còn là kho báu kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội dưới hình thức nhận xét ,lời khuyên nhủ .Tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người ,cuộc sống và ứng xử Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ hơn về nội dung, ý nghĩa của một số câu tục ngữ về con người và xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21- TIẾT PPCT:77 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI Ngày dạy: 08/01/2013 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS nắm được nội dung của tục ngữ về con người, xã hội. - HS hiểu được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 1.2.Kĩ năng: - HS củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - HS Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. 1.3.Thái độ: - GDKNS:Giúp hs tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về con người, xã hội.Và biết cách vận dụng những bài học đúng lúc, đúng chỗ. - Giáo dục ý thức sưu tầm, học hỏi ca dao, tục ngữ Việt Nam. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : Nội dung của tục ngữ về con người, xã hội.Và đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS:Đọc-trả lời câu hỏi SGK. 3.2.GV:Sách ca dao, tục ngữ. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1:Thế nào là tục ngữ ? So sánh tục ngữ với ca dao, dân ca?(10 đ) -Tục ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, có cấu trúc bền vững.Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân -Ca dao, dân ca cũng là những câu nói dân gian nhưng có vần, có nhịp hơn, có kết hợp lời và nhạc Câu 2:Em hãy đọc 5 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.Và cho biết ý nghĩa của chúng?Chúng ta sẽ học chủ đề nào của tục ngữ ở tiết học tiếp theo này?(10 đ) -Ý nghĩa:Thể hiện những kinh nghiệm của ông cha ta trong dự đoán thời tiết và LĐXS. -Chủ đề:Về con người, xã hội. 4.3.Tiến trình bài học: * Gv giới thiệu bài mới: Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất .Tục ngữ còn là kho báu kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội dưới hình thức nhận xét ,lời khuyên nhủ .Tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người ,cuộc sống và ứng xử Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ hơn về nội dung, ý nghĩa của một số câu tục ngữ về con người và xã hội. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung.(5’) - Mục tiêu: HS hiểu khái quát về các câu tục ngữ về con người và xã hội. - Hs đọc 2- 3 lần toàn bộ các câu tục ngữ có trong bài học. - Giải thích một số từ ngữ khó HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản (25’) - Mục tiêu: HS hiểu chi tiết về nội dung, ý nghĩa các câu tục ngữ về con người và xã hội. Thảo luận những câu tục ngữ ? Nghĩa câu tục ngữ 1và giá trị của nó? -Không phải là nhân dân ta không coi trọng của nhưng nhân dân ta đặt con người lên trên mọi thứ. ? Nghĩa câu tục ngữ số 2? Nhắc nhở chúng ta điều gì? ? Nghĩa câu tục ngữ 3 và tìm giá trị kinh nghiệm của nó? ? Nghĩa câu tục ngữ 4 và nêu giá trị của nó? - Gv diễn giảng, mở rộng thêm:“Học ăn ,học nói, học gói, học mở”:Các cụ kể rằng ở Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước mắm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén bày lên mâm . Lá chuối tươi giòn ,dễ gãy ,dễ rách . Người gói phải khéo tay mới gói được .Người ăn phải biết mở gói nước chấm sao cho khỏi bắn tung tóe. ?Nghĩa câu tục ngữ 5? Giá trị của nó? ? Nghĩa câu tục ngữ ? Giá trị của nó? So sánh ý nghĩa của câu 5 và câu 6? +Sự thành công của trò đều là do công sức của người thầy .Vì vậy phải biết kính trọng tìm thầy mà học +Đề cao vai trò của việc học bạn .Nó không hạ thấp vai trò của người thầy mà muốn nhấn mạnh.Ta gần gủi bạn nhiều hơn có thể học hỏi nhiều điều hơn. ? Nghĩa câu tục ngữ 7? Yù nghĩa sâu xa của nó? ? Nghĩa câu tục ngữ 8 và nêu ý nghĩa sâu xa của nó? ? Nghĩa câu tục ngữ 9 và nêu ý nghĩa sâu xa của nó? HOẠT ĐỘNG3: Hướng dẫn HS Tổng kết-Luyện tập.(6’) - Mục tiêu: HS khái quát lại về nội dung, nghệ thuật các câu tục ngữ về con người và xã hội. ?Hãy nêu lại nội dung chính của các câu tục ngữ vừa tìm hiểu? GDKNS:(?)Qua bài học trên em có suy nghĩ gì trong việc vận dụng những kinh nghiệm trong câu tục ngữ vào đời sống? Cho ví dụ cụ thể? -Vận dụng đúng lúc:Ví dụ:Câu tục ngữ 8, khi được ngồi trên ghế nhà trường, được sống trong sự yên bình, em phải biết ơn những ai.Và làm như thế nào cho xứng đáng GV hướng dẫn HS làm bài tập =>Thảo luận nhóm lớn. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. - ù I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG: 1.Đọc: 2 Chú thích: II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: Câu 1 :Sử dụng biện pháp so sánh để nói lên giá trị con người. Người bao giờ cũng quí hơn của cải vật chất. - Giá trị câu tục ngữ: Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta. Câu 2: Răng và tóc thể hiện tình trạng sức khỏe con người. - Giá trị câu tục ngữ: Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp cũng là cách để giữ gìn nhân cách. Câu 3: Sử dụng phép đối để thể hiện giá trị con người . Dù nghèo khổ thiếu thốn nhưng phải sống trong sạch. - Giá trị câu tục ngữ: Khẳng định, đề cao đạo đức, lối sống trong sạch, thanh cao, không bị cám dỗ bởi vật chất. Câu 4: Sử dụng 4 vế vừa có quan hệ đẳng lập và bổ sung cho nhau nhằm nhấn mạnh những điều con người cần phải học để chứng tỏ mình là nguời vừa lịch sự ,vừa tế nhị - Giá trị câu tục ngữ: Khuyên con người phải học cái hay, cái đẹp trong giao tiếp, ứng xử để chứng tỏ mình là người có nhân cách. Câu 5: Khẳng định vai trò và công ơn của người thầy. - Giá trị câu tục ngữ: Khuyên mọi người phải biết kính trọng thầy và tìm thầy mà học. Câu 6: Khuyến khích mở rộng đối tượng và phạm vi cách học hỏi. - Giá trị câu tục ngữ: Khuyên nhủ về việc kết bạn để có tình bạn đẹp. * Hai câu tục ngữ nói về hai vấn đề khác nhau nhưng chúng không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Câu 7:Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như bản thân mình - Giá trị câu tục ngữ: Đề cao tinh thần đồng loại, là bài học về tinh thần nhân đạo. Câu 8: Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên ,phải biết ơn người đã giúp mình. - Giá trị câu tục ngữ: Nhắc nhở con người luôn có lòng tri ân với các thế hệ tiền nhân. Câu 9: Khẳng định sức mạnh đoàn kết . - Giá trị câu tục ngữ: Nhắc nhở con người bài học về sự đoàn kết. III.TỔNG KẾT LUYỆN TẬP: 1.Tổng kết: - Nội dung:Những bài học kinh nghiệm về con người, xã hội. - Nghệ thuật:diễn đạt ngắn gọn, cô đúc, sử dụng các lối so sanùh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ, tạo vần,nhịp * GHI NHỚ:SGK/13 2.Luyện tập: CÂU Đồng nghĩa Trái nghĩa Câu 1 -Người sống hơn đống vàng -Lấy của che thân không ai lấy của che người Của trong hơn người Câu 2 -Uống nước nhớ nguồn _Uống nước nhớ kẻ đào giếng -Ăn cháo đá bát -Qua câu rút ván 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu nội dung, nghệ thuật của bài học? -Nội dung:Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét về lời khuyên, lối sống đạo đức, đúng đắn. -Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ Câu 2:Em thích câu tục ngữ nào nhất?Vì sao? -Hs tự trả lời, gv điều chỉnh. 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học. +Học thuộc lòng các câu tục ngữ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta +Đọc trước văn bản sgk/25 +Trả lời câu hỏi sgk/26 +Chú ý câu hỏi 3,4,5 sgk/26 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 77 tuc ngu con nguoi xa hoi.doc