1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- HS biết được một số thể thơ đã học.
- HS hiểu được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- HS hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
1.2.Kĩ năng: :
-HS ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- HS cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học cho hs.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Các bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là tác phẩm trữ tình? (Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm ,cảm xúc của tác giả trước cuộc sống ) Kể tên một số tác phẩm trữ tình mà em đã học? (Sài Gòn tôi yêu,Mùa xuân của tôi,Tiếng gà trưa vv (10 đ)
4.3. Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Tiết học trước, chúng ta đã củng cố kiến thức về khái niệm tác phẩm trữ tình và thể thơ của các tác phẩm trữ tình.Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm còn lại của tác phẩm trữ tình
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 63: Ôn tập tác phẩm trữ tình (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:16 - TIẾT PPCT:63 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH(tt)
Ngày dạy:3/12/2012
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- HS biết được một số thể thơ đã học.
- HS hiểu được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- HS hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
1.2.Kĩ năng: :
-HS ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- HS cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học cho hs.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Các bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là tác phẩm trữ tình? (Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm ,cảm xúc của tác giả trước cuộc sống ) Kể tên một số tác phẩm trữ tình mà em đã học? (Sài Gòn tôi yêu,Mùa xuân của tôi,Tiếng gà trưa vv(10 đ)
4.3. Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Tiết học trước, chúng ta đã củng cố kiến thức về khái niệm tác phẩm trữ tình và thể thơ của các tác phẩm trữ tình.Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm còn lại của tác phẩm trữ tình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS làm BT 1 (9’)
- Mục tiêu: HS nắm kĩ hơn về nội dung trữ tình trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi.
(?) HS phân tích hai câu thơ để thấy phương diện khác nhau của thơ Nguyễn Trãi.
- HS đọc hai câu thơ
- GV cho HS thảo luận và rút ra nhận xét về 2 mặt:
+Nội dung thể hiện
+Hình thức thể hiện
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS làm BT 2(9’)
- Mục tiêu: HS nắm kĩ và so sánh được về nội dung trữ tình trong một số bài thơ của các tác giả Trung Quốc.
(?) So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
=>HS thảo luận nhóm lớn. Đại diện HS phát biểu ý kiến
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm BT 3(9’)
- Mục tiêu: HS nắm kĩ và so sánh được về cảnh vật, màu sắc, chủ thể trữ tình trong một số bài thơ đã học.
-HS đọc lại hai bài thơ và thảo luận tìm những điểm giống nhau và khác nhau
=>HS suy nghĩ trả lời cá nhân. Đây là câu hỏi khó, gv chú ý và cho điểm cao nhằm khuyến khích các em
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm BT (5’)
- Mục tiêu: HS củng cố lại các KTCB đã học về tác phẩm trữ tình.
-HS suy nghĩ trả lời cá nhân. Chú ý HS yếu kém
1.BÀI TẬP 1
-Nội dung trữ tình và hình thức thể hiện ở hai câu thơ của Nguyễn Trãi
a.Nội dung thể hiện
-Bài 1:Tóat lên tính chất thường trực của nỗi buồn (Lo nghĩ)
-Bài 2:Lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ
b.Hình thức thể hiện
-Bài 1:
+Câu 1:Biểu cảm trực tiếp
+Câu 2: Biểu cảm gián tiếp
-Bài 2:Dùng lối nói ẩn dụ tô đậm tình cảm của nhà thơ
2.BÀI TẬP 2
*So sánh hai bài thơ
a.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
-Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê.
-Biểu hiện trực tiếp nhẹ nhàng mà sâu lắng.
b.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê.
-Biểu hiện gián tiếp ,đượm màu sắc hóm hỉnh màø ngậm ngùi.
3.BÀI TẬP 3
-So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều” và bài “Rằm tháng giêng”
* Giống nhau:
-Về cảnh vật:Đêm khuya,trăng thuyền ,dòng sông
* Khác nhau:
-Về màu sắc:Một bên yên tĩnh chìm trong u tối ,một bên sống động,huyền ảo
-Về chủ thể trữ tình:
+ Đêm đỗ ở Phong Kiều: Lữ khách thao thức không ngủ được vì nỗi buồn xa xư.ù
+Rằm tháng giêng: Người chiến sĩ .
4.BÀI TẬP 4: Trắc nghiệm
-Đáp án đúng :b ,c , e
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình được biểu hiện như thế nào?
-Có bài biểu hiện trực tiếp, có bài biểu hiện gián tiếp
Câu 2:Thế nào là ca dao trữ tình?
-Là loại thơ biểu hiện những tình cảm
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Xem lại nội dung các văn bản trữ tình (Ghi nhớ) để chuẩn bị thi HKI.
+ Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong thơ văn trữ tình.
+Viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn, câu,một bàitrong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yêu thích.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Xem kĩ các văn bản có trong đề cương ôn thi, nắm được nội dung, nghệ thuật các văn bản đó để thi HKI.
5. PHỤ LỤC:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 67 on tap tac pham tru tinh.doc