Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu hứng) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

 1.1.Kiến thức:Giúp hs:

 -Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Hạ Tri Chương.

 -Nắm được nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

 -Nắm được nét độc đáo về tứ trong bài thơ.

 -Hiểu được tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.

 -Tích hợp với Tiếng Việt:Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Tích hợp với Tập làm văn:Văn biểu cảm có yếu tố tự sự, miêu tả.

 1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:

 -Đọc-hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch Tiếng Việt.

 -Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.

 -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

 -Nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm.

1.3.Thái độ:

Giáo dục lòng yêu quê hương cho hs.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu hứng) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:10 - TIẾT PPCT:38 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ Ngày dạy: 22/10/2012 (Hồi hương ngẫu thư) HẠ TRI CHƯƠNG 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức:Giúp hs: -Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Hạ Tri Chương. -Nắm được nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. -Nắm được nét độc đáo về tứ trong bài thơ. -Hiểu được tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. -Tích hợp với Tiếng Việt:Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Tích hợp với Tập làm văn:Văn biểu cảm có yếu tố tự sự, miêu tả. 1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs: -Đọc-hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch Tiếng Việt. -Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. -Nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm. 1.3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương cho hs. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời của tác giả Hạ Tri Chương. Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tranh minh họa. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS. 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Đọc lại bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”và cho biết nội dung của bài thơ?(10 đ) -Biểu hiện tình yêu quê hương sâu sắc Câu 2:Hãy cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra biện pháp nghệ thuật ấy? Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”có chủ đề gì?(10 đ) -Phép đại đối.Chủ đề tình yêu quê hương, đất nước. 4.3.Tiến trình bài học:Cùng chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, tiết học này chúng ta sẽ học bài “Hồi hương ngẫu thư” Của Hạ Tri Chương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung văn bản.(5’) -Đọc phần phiên âm và phần dịch thơ (?)Hãy cho biết một vài điều về tác giả ? (Hạ Tri Chương ,tự Quý Chân ,hiệu Tứ Minh cuồng khách quê Vĩnh Hưng ,Việt Châu (Nay thuộc huyện Tiêu Sơn –Chiết Giang).Ông là bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch .Ông thích uống rượu ,tính tình hào phóng) HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết vb.(20’) -Phân tích tình cảm quê hương thể hiện ở nhan đề bài thơ. (?)Qua tiêu đề bài thơ có thể thấy sự biểu hiện tình yêu quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo ? (Tác giả không chỉ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân về quê nhà .Tác giả không chủ định viết vì sao lại viết .Đó là tình huống kịch tính cuối bài.Tác giả bị coi là “khách”là một duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ.Chữ “ngẫu” chẳng những không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm mà còn nâng cao ý nghĩa đó lên gấp bội) HS thảo luận theo nhóm.Aùp dụng kĩ thuật mảnh ghép. Vòng 1:TG 2 phút. Nhóm 1:Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ trên là gì? -Phép đối Nhóm 2:Trong bản dịch thơ của Trần Trọng San có những cặp từ trái nghĩa nào ở hai câu thơ đầu? Nêu tác dụng của chúng? -Trẻ- già; đi- về.Tác dụng:Tạo nên hình ảnh đối lập Nhóm 3:Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có sử dụng biện pháp nghệ thuật như hai câu thơ đầu này? -Sáng nắng chiều mưa. -Lá lành đùm lá rách. -Mẹ già ở túp lều trnh Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con. -Sau khi vòng 1 thực hiện xong.Tiến hành thảo luận vòng 2.TG:2p Câu hỏi thảo luận vòng 2: Em hãy phân biệt phép đối trong bài thơ này với phép đối trong bài thơ “Tĩnh dạ tư”? -Tĩnh dạ tứ (đại đối)- Hồi hương ngẫu thư(tiểu đối) -Đại đối:Đối giữa câu trên với câu dưới.Tiểu đối:Trong câu tự đối với nhau. -Sau khi hs trình bày xong, gv nhận xét, chốt ý: Ở thơ thất ngôn bốn chữ trước đối với ba chữ sau.Phép đối trong câu là một thủ pháp nghệ thuật rất hay được dùng trong thơ lục bát ,ca dao ,tục ngữ Việt Nam. (?)Bằng phép đối tài tình tác giả đã thể hiện nội dung gì qua hai câu thơ đầu này? -HS trả lời.Gv nhận xét, điều chỉnh. (?)Giọng quê không thay đổi đã nói lên điều gì? -Tác giả là một người rất yêu quê hương. * GV diễn giảng và liên hệ thêm ngoài đời sống để giáo dục hs. (?)Xác định phương thức biểu đạt ở câu thứ 1 và câu thứ 2? -Gv giảng thêm: nhờ 2 yếu tố miêu tả, tự sự đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của bài thơVậy khi các em làm văn biểu cảm thì phải biết lựa chọn, kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự (?)Khi tác giả vừa đặt chân đến làng thì có tình huống bất ngờ nào đã xảy ra? -Không ai quen biết với tác giả, bọn trẻ ra cười, chào hỏi ông khách từ đâu đến làng. (?)Theo em, tại sao lại có chuyện đó xảy ra? -Bởi tác giả xa quê hơn 50 năm, quay về bạn cùng thời của ông đã mất hết, nên không ai biết ông, kể cả bọn trẻ (?)Sự chào đón của bọn trẻ có làm ông vui hơn không? Tại sao? -Làm ông càng buồn hơn. -Ôâng bị coi là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình. (?)Vậy theo em, tâm trạng của ông lúc này như thế nào? =>Tâm trạng:Buồn tủi, xót xa, ngậm ngùi. (?)Phân tích sự khác nhau về giọng điệu trong việc biểu hiện tình cảm yêu quê hương ở 2 câu trên và 2 câu dưới? (?)Em hãy tìm cặp từ đồng nghĩa trong bản phiên âm và dịch thơ?Và cho biết sắc thái biểu cảm của hai từ đó? -Nhi đồng-trẻ con.Sử dụng phù hợp.Góp phần tạo nên sự thành công của bản dịch HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tổng kết-Luyện tập (6’) (?)Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? -Đọc lại bản phiên âm và bản dịch thơ . -GV hướng dẫn hs so sánh 2 bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1.Đọc 2.Chú thích 3.Tác giả: Hạ Tri Chương(659-744) II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Nhan đề bài thơ: -“Ngẫu nhiên viết”:Bài thơ mang tính ngẫu nhiên -Tình cảm yêu quê hương sâu nặng ,thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cần và có thể thổ lộ 2.Hai câu thơ đầu a.Phép đối: -Thiếu tiểu li gia- lão đại hồi -Hương âm vô cải -mấn mao tồi -Trẻ- già; đi- về.Tác dụng:Tạo nên hình ảnh đối lập -Tĩnh dạ tứ (đại đối)-Hồi hương ngẫu thư(tiểu đối) b.Tác dụng: -Câu 1:khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan -Câu 2:Dùng một yếu tố thay đổi (Mái tóc)để làm nổi bật yếu tố không thay đổi(Giọng nói) c.Phương thức biểu đạt: -Câu 1:Tự sự ,biểu cảm -Câu 2:Miêu tả ,biểu cảm 3.Hai câu thơ cuối: -Ôâng bị coi là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình. =>Tâm trạng:Buồn tủi, xót xa, ngậm ngùi. 4.Về giọng điệu: -Hai câu đầu:Bình thản ,khách quan song phảng phất buồn -Hai câu cuối:Giọng điệu ngậm ngùi III. TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP 1.Tổng kết: -Nội dung:Tình yêu quê hương bền chặt, chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, được ghi lại một cách hóm hỉnh. -Nghệ thuật: +Sử dụng các yếu tố tự sự +Cấu tứ độc đáo. +Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. +Có giọng điệu bi hài thể hiện ở 2 câu cuối. * GHI NHỚ: SGK/128 2.Luyện tập: -GV cho HS đọc diễn cảm 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu ý nghĩa bài thơ? -Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền, thiêng liêng nhất của con người. Câu 2:Đối với em, tình cảm nào em cho là thiêng liêng nhất? -HS trả lời theo suy nghĩ. 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học +Học bản phiên âm, dịch thơ. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” +Xem trước văn bản +Tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ +Trả lời câu hỏi sgk/133, 134 +Tâm trạng nhà thơ trước cảnh ngôi nhà bị gió thu phá? +Ước mơ của tác giả cho những người nghèo trong làng nói riêng và cả đất nước Trung Quốc nói thời bấy giờ chung? 5 . PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 38.doc