Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 26: Sau phút chia li - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU: : Giúp hs: 1.1.Kiến thức:

 -Nắm được đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.Nắm thông tin cơ bản về chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch chinh phụ ngâm khúc.

 -Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.

 -Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

1.2.Kĩ năng:

 -Đọc- hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.

 -Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc.

1.3.Thái độ: -Cảm thông số phận của người phụ nữ trong XHPK.

 -Lên án chiến tranh phi nghĩa.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.

-Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Tư liệu liên quan đến bài học.

 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 26: Sau phút chia li - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 7-TIẾT PPCT:26 SAU PHÚT CHIA LI(Đọc thêm) Ngày dạy:01/10/2012 1.MỤC TIÊU: : Giúp hs: 1.1.Kiến thức: -Nắm được đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.Nắm thông tin cơ bản về chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch chinh phụ ngâm khúc. -Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. -Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 1.2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. -Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc. 1.3.Thái độ: -Cảm thông số phận của người phụ nữ trong XHPK. -Lên án chiến tranh phi nghĩa. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. -Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tư liệu liên quan đến bài học. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ soÁ HS. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Em hãy đọc lại bài thơ “Bánh trôi nước”và cho biết tác giả là ai?Bài thơ thuộc thể thơ gì?(10 đ) -Thất ngôn tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương. Câu 2: Tại sao nói thơ của Hồ Xuân Hương là thơ đa nghĩa?(10 đ) Hs dựa vào phần phân tích đê trả lời. 4.3.Tiến trình bài học: Gv chuyển ý từ tiết 25 sang tiết 26. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích(7’) (?)Chinh phụ ngâm khúc là gì? (Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận) (?)Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả bài chinh phụ ngâm? (?)Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát . Hãy nhận dạng thể thơ? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản(15’) Hoạt động 2.1: Tìm hiểu 4 câu thơ đầu (?)Qua bốn câu thơ đầu , nỗi sầu chia ly đã được gợi tả như thế nào? (?)Qua bốn câu thơ ở khổ thứ 2 ,nỗi sầu được gợi tả như thế nào? (?)Cách dùng phép đối : “Còn ngoảnh lại –Hãy trông sang” có ý nghĩa gì? Hoạt động 2.2: Tìm hiểu 4 câu thơ cuối (?)Qua bốn khổ thơ cuối , nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ “Cùng”, “Thấy” trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu , màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly? (?)Qua đạon trích này thể hiện tác giả là người như thế nào? (?)Em có nhận xét gì về nghệ thuật bài thơ? *Gv tổng kết cho HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS phần luyện tập(5’) - Chia nhóm cho HS thảo luận. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV góp ý bổ sung. I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN: 1.Đọc 2.Chú thích: Xem SGK 3.Tác giả, tác phẩm(sgk) 4.Thể thơ:Song thất lục bát -Hai câu 7: Song thất -1 câu 6 và 1 câu 8: Lục bát II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Bốn câu thơ đầu -Bằng cách dùng phép đối “Chàng thì đi Thiếp thì về” => Nỗi sầu chia ly giữa chàng và thiếp 2.Bốn câu khổ thơ thứ 2 -Diễn tả nỗi sầu chia ly trong độ tăng trưởng +Chia ly về cuộc sống +Chia ly về thể xác =>Nhưng tâm hồn thì gắn bó thiết tha. 3.Bốn câu cuối - Dùng phép đối , điệp ý ,điệp ngữ gọi tả nỗi sầu chia ly oái oăm theo độ tăng trưởng đến cự độ “Ai sầu hơn ai” -Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng tình cảm triền miên, không dứt. -Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm của người chinh phụ. +Thấu hiểu tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. +Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đối của người phụ nữ. 4.Nghệ thuật: -Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. -Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu. -Sáng tạo trong sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ góp phần thể hiện giọng điệu, cảm xúc da diết, buồn thương. * GHI NHỚ: SGK/93 III. LUYỆN TẬP - Phân tích màu xanh trong đoạn thơ a. Ghi đầy đủ các từ chỉ màu xanh b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu ý nghĩa bài thơ “Sau phút chia li”? -Thể hiện nỗi sầu chia li của đôi vợ chồng trẻ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa Câu 2: Qua 2 bài học này, em nhận xét gì về chế độ XHPK? -Đầy rẫy bất công 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Về học bài thơ .Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích. +Nhận xét các mức độ tình cảm của người chinh phụ được diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Qua đèo ngang” + Đọc và trả lời câu hỏi sgk + Chú ý hình ảnh trong bài thơ +Tâm trạng của tác giả khi tới Đèo Ngang như thế nào? 5. PHỤ LỤC: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 25 sau phut chia ly.doc