1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
1.1. Kiến thức:
-Biết cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp.
-Biết được bố cục của bài văn biểu cảm.
-Hiểu được yêu cầu của việc biểu cảm.
1.2.Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:
-Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
-Xây dựng bố cục bài văn biểu cảm.
1.3.Thái độ: Có ý thức tìm bố cục của một bài văn.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Bố cục của bài văn biểu cảm.
-Đặc điểm của phương thức biểu cảm
3.CHUẨN BỊ:
3.2.GV:Văn bản mẫu.
3.1.HS:Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 On định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là văn biểu cảm?Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào?Các biện pháp sử dụng trong văn biểu cảm?(10 đ)
-Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tinh cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh Tình cảm thường là những tình cảm đẹp.Các biện pháp:tự sự, miêu tả
Câu 2:Trình bày đoạn văn xuôi biểu cảm mà em đã sưu tầm .Và cho biết đoạn văn đó biểu đạt tình cảm gì?Tình cảm đó được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?(10 đ)
-Hs trình bày, gv nhận xét, ghi điểm.
4.3.Tiến trình bài học:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6-TIẾT PPCT:23 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
Ngày dạy:24/9/2012
1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
1.1. Kiến thức:
-Biết cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp.
-Biết được bố cục của bài văn biểu cảm.
-Hiểu được yêu cầu của việc biểu cảm.
1.2.Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:
-Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
-Xây dựng bố cục bài văn biểu cảm.
1.3.Thái độ: Có ý thức tìm bố cục của một bài văn.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Bố cục của bài văn biểu cảm.
-Đặc điểm của phương thức biểu cảm
3.CHUẨN BỊ:
3.2.GV:Văn bản mẫu.
3.1.HS:Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là văn biểu cảm?Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào?Các biện pháp sử dụng trong văn biểu cảm?(10 đ)
-Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tinh cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanhTình cảm thường là những tình cảm đẹp.Các biện pháp:tự sự, miêu tả
Câu 2:Trình bày đoạn văn xuôi biểu cảm mà em đã sưu tầm .Và cho biết đoạn văn đó biểu đạt tình cảm gì?Tình cảm đó được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?(10 đ)
-Hs trình bày, gv nhận xét, ghi điểm.
4.3.Tiến trình bài học:
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu khái niệm văn biểu cảm, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm
Hoạt động 1.1: Tìm hiểu mục 1.(13’)
- HS đọc và trả lời câu hỏi về bài “Tấm gương”
(?)Bài văn “ Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
(?)Để biểu đạt tình cảm đó , tác giả bài văn đã làm như thế nào?
*GV chia lớp làm 4 nhóm.Thảo luận tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi sau.TG:5’.Sau đó đại diện nhóm lên trình bày.Gv cùng hs phân loại ý kiến, làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng .
(?)Bố cục bài văn gồm mấy phần ?
(?)Phần mở bài và kết bài có quan hệï với nhau như thế nào?
(?)Phần thân bài đã nêu lên những ý gì?
(?)Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?
(Hai vd về Mạc Đỉnh Chi và Trương Chi là vd về một người đáng trọng nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật
(?)Tình cảm và sự đánh giá trong bài có rõ ràng , chân thực không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn ?
Hoạt động 1.2: Tìm hiểu đoạn văn Nguyên Hồng(10’)
(?) GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi về đoạn văn của Nguyên Hồng?
(?)Cho biết đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
(?)Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp
(?)Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
(?)Vậy từ các bài tập trên, em hãy khái quát các đặc điểm của văn bản biểu cảm?
- GV cho HS đọc ghi nhớ và nắm đặc điểm văn biểu cảm
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS phần luyện tập (12’)
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
1.Bài văn “Tấm gương”
a. Ngợi ca đức tính trung thực của con người ,ghét thói xu nịnh ,dối trá
b.Để biểu đạt tình cảm đó ,tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương để làm điểm tựa .Vì gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh .Ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực
c.Bố cục:Bài văn gồm ba phần
-Đoạn đầu:Mở bài
-Đoạn cuối:Kết bài
-Thân bài:Nói về các đức tính của tấm gương
* Nội dung bài văn là biểu dương tính trung thực
d.Tình cảm và sự đánh giá của tác giả ,rõ ràng chân thực ,không thể bác bỏ .Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi tạo nên giá trị của đoạn văn
2.Đoạn văn của Nguyên Hồng
- Biểu hiện tình cảm cô đơn cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm
- Biểu hiện một cách trực tiếp
- Dấu hiệu :Tiếng kêu , lời than , câu hỏi biểu cảm
-Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.Có thể biểu cảm một cách trực tiếp những cảm xúc hoặc gián tiếp qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.
-Để biểu lộ tình cảm, người viết có thể có các cách biểu cảm:
+Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng tình cảm..
+Thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
-Tình cảm thể hiện phải trong sáng, chân thực.
* GHI NHỚ: SGK/86
II.LUYỆN TẬP
-Vì hoa phượng là loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học .Do đó nó trở thành biểu tượng sự chia ly ngày hè đối với học trò
-Gợi cảm xúc luyến tiếc không muốn chia xa
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Hãy cho biết đặc điểm của văn bản biểu cảm?-Tình cảm trong sáng,mỗi bài biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu
Câu 2:Có mấy cách biểu cảm?
-Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gởi gắm tâm tư, tình cảm.
-Thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
* Viết đoạn văn sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp với chủ đề tự chọn
4.5.Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+ Nắm vững nội dung bài học
+Hoàn thành các bài tập.
+Viết đoạn văn sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp với chủ đề tự chọn.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+Chuẩn bị bài: “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”
+Trả lời câu hỏi sgk 87, 88.
+Đề văn biểu cảm có những vấn đề nào?
+Có mấy bước làm bài văn biểu cảm? Đó là những bước nào?
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 23 dac diem van bieu cam.doc