1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
1.1. Kiến thức: Bài 1(Sông núi nước Nam):
-Có những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
-Nắm được đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Nắm được chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
* Bài 2(Phò giá về kinh):
-Nắm thông tin cơ bản về tác giả Trần Quang Khải.
-Nắm được đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Cảm nhận được khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
1.2. Kĩ năng:
*Bài 1:
-Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
*Bài 2:
-Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
-Đọc- hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
1.3. Thái độ: GDTTHCM:Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc và ý thức về sự độc lập chủ quyền lãnh thổ.
2.TRỌNG TÂM:
-Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.Về các thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt) - Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Nắm được chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
* Bài 2(Phò giá về kinh):
-Nắm thông tin cơ bản về tác giả Trần Quang Khải.
-Nắm được đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Cảm nhận được khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
1.2. Kĩ năng:
*Bài 1:
-Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
*Bài 2:
-Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
-Đọc- hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
1.3. Thái độ: GDTTHCM:Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc và ý thức về sự độc lập chủ quyền lãnh thổ.
2.TRỌNG TÂM:
-Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.Về các thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
-Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
-Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Tư liệu liên quan đến bài học.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc lại hai câu ca dao có nội dung với chủ đề châm biếm? (HS đọc đúng yêu cầu, có chuẩn bị bài trước khi đến lớp) (?) Cho biết nội dung của hai bài phê phán và châm biếm ai? (10 đ)
Câu 2:Đọc 3 bài ca dao có cùng chủ đề những câu hát than thân ngoài SGK? Và nêu nội dung?(10 đ)
4.3.Bài mới: Sông núi Nước Nam và Phò giá về kinh là 2 bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta, được làm theo thể thơ Đường luật.Vì thế tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc, hiểu văn bản bài Sông núi Nước Nam
- Đọc diễn cảm, thể hiện sự hùng hồn khí phách
- Giải nghĩa các từ ngữ khó
(?) Cho biết một vài chi tiết về tác giả, tác phẩm?
-GV nhấn mạnh thông tin:Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, Đường luật là luật thơ có từ đời Đường ở Trung Quốc.
-Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: một thể thơ Đường luật qui định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, niêm luật chặt chẽ.
-Nam quốc sơn hà là một bài thơ chữ Hán viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
(?) Sông núi Nước Nam được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Vậy thế nào là tuyên ngôn độc lập ? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
(?)Hai câu thơ cuối thể hiện điều gì?
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập tổ quốc.
(?)Ý chí đó được thể hiện như thế nào?
(?) Sông núi Nước Nam là một bài thơ về sự biểu ý, bày tỏ ý kiến. Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào ? Hãy nhận xét bố cục và cách biểu ý đó?
(?)Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ?
(?)Em hãy nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập
GDTTHCM:
(?)Tại sao nói bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
-Tuyên bố về chủ quyền dân tộc, cảnh cáo kẻ thù
(?)Vậy bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 là do ai viết? Đọc năm nào? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?
-HCM.2-9-1945 .Tại quảng trường Ba Đình, có ý nghhĩa là khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên bố với thế giới về quyền tự chủ của dân tộc
(?)BaÛn thân em ngày nay có suy nghĩ gì về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc?
-Phải phát huy quyền làm chủ dân tộc trong mọi thời kì, tình huống
=> GV tổng kết, HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS đọc, hiểu văn bản
(?) Cho biết một vài chi tiết về nhà thơ Trần Quang Khải?
(?) Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
(?) Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ? Hãy nhận xét về số câu, số chữ, hiệp vần.
(?)Hai câu thơ đầu có ý nghĩa gì?
-Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta ở thời Trần.
(?)Hào khí đó được biểu hiện như thế nào?
(?)Hai câu thơ sau thể hiện nội dung gì?
-Phương châm giữ nước bền vững.
(?)Phương châm đó biểu hiện như thế nào?
(?) Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chổ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
( Cách đưa trật tự trước sau khi nói về hai chiến thắng, chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí chiến thăng Hàm Tử trước đó khoảng hai tháng)
HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu cách biểu ý và biểu cảm
(?) Cách biểu ý và biểu cảm của hai bài có gì giống nhau (Hai bài thơ đã thể hiện khí phách bản lĩnh của dân tộc ta. Một bài nêu cao chân lí vĩnh viễn cao nhất. Một bài thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống hoà bình.
HOẠT ĐỘNG 7:HD HS Tổng kết-Luyện tập.
(?)Bài thơ thể hiện nội dung gì?
(?)Em có nhận xét gì về thể thơ , nhịp thơ và giọng điệu bài thơ?
- GV tổng kết. HS đọc ghi nhớ
A. SÔNG NÚI NƯỚC NAM
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
1. Đọc: Thể hiên sự hùng hồn, khí thế
2. Chú thích:
a. Tác giả: Tương truyền của Lí Thường Kiệt
b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
II. TÌM HIỂUCHI TIẾT VĂN BẢN:
1. Nội dung tuyên ngôn độc lập
-Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước:
+ Nước Nam là của người Nam
+ Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong “thiên thư”.
-Ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc:
+Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”.
+Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
2. Bài thơ thiên về sự biểu ý
- Bố cục:
+ Nghị luận: Trình bày ý kiến
+ Ngoài biểu ý ra bài thơ còn có giá trị biểu cảm (Tồn đọng bên trong ý tưởng).
-Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
III. TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP
1.Nội dung:Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.Bài thơ có thể xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
2.Nghệ thuật:Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
GHI NHỚ: SGK/65
BT 1: Giải thích
- Đại diện cho nước, cho dân
B. PHÒ GIÁ VỀ KINH
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNGVĂN BẢN
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả: Trần Quang Khải (1241 -1294). Là con trai vua Trần Thái Tông
b. Hoàn cảnh ra đời: Được làm lúc ông đi đón Thái Thượng Hoàngsau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô 1285.
c. Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ)
- Hiệu vần: Tiếng thứ 5 (câu 2) hiệp với tiếng 5 (Câu 4)
II. TÌM HIỂUCHI TIẾT VĂN BẢN
1. Nội dung:
- Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống bọn quân Mông –Nguyên xâm lược: Hàm Tử, Chương Dương.
- Hai câu sau: Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước..
3. Cách biểu ý và biểu cảm
- Diễn đạt theo lối nói chắc nịch rõ ràng, không hình ảnh, không hoa văn, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.
III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP:
1.Nội dung:Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.
2.Nghệ thuật:
-Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, cô đọng, hàm súc.
- Nhịp thơ phù hợp với ý nghĩa bài thơ.
-Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
* GHI NHỚ: SGK/68
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về hai bài thơ?
-HS nêu cảm nhận về nội dung, ý nghĩa bài học.
4.5.Hướng dẫn hs tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học thuộc lòng hai bài thơ.
+Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong mỗi bài thơ.
+Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ “Thái bình tu trí lực-Vạn cổ thử giang san” trong cuộc sống hôm nay.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “ Côn Sơn ca, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”
+ Đọc trước văn bản.
+Trả lời câu hỏi sgk.
+Nội dung chính của mỗi văn bản là gì?
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng ĐDDH:--------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 17 song nui nuoc nam.doc