Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 13: Ca dao - dân ca Những câu hát than thân - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

 1.1.Kiến thức:Giúp hs:

 -Hiểu được hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

 -Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

 1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:

 -Đọc-hiểu những câu hát than thân.

 -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát thân trong bài học.

 1.3. Thái độ: Biết thông cảm với số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội cũ.

 2.TRỌNG TÂM:

 -Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

 -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

 3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm những câu có cùng chủ đề.

 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca.

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1 On định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.

 4.2 Kiểm tra miệng:

Câu 1:Hãy đọc 4 bài ca dao về quê hương đất nước và cho biết chủ đề của 4 bài ca dao(10 đ)

Câu 2:Cho biết nghệ thuật chính được sử dụng trong 4 bài ca dao trên? Đọc 3 câu ca dao ngoài SGK có cùng chủ đề đã học? (10 đ)(An dụ, câu hỏi tu từ, so sánh)

 4.3 Bài mới:

 GTB:Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống nhân dân.Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương mà còn là tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực cay đắng

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 13: Ca dao - dân ca Những câu hát than thân - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : 4 TIẾT PPCT:13 CA DAO- DÂN CA TUẦN 4 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức:Giúp hs: -Hiểu được hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. -Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng: -Đọc-hiểu những câu hát than thân. -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát thân trong bài học. 1.3. Thái độ: Biết thông cảm với số phận của người nông dân, người phụ nữ trong xã hội cũ. 2.TRỌNG TÂM: -Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân. -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm những câu có cùng chủ đề. 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Hãy đọc 4 bài ca dao về quê hương đất nước và cho biết chủ đề của 4 bài ca dao(10 đ) Câu 2:Cho biết nghệ thuật chính được sử dụng trong 4 bài ca dao trên? Đọc 3 câu ca dao ngoài SGK có cùng chủ đề đã học? (10 đ)(Aån dụ, câu hỏi tu từ, so sánh) 4.3 Bài mới: GTB:Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống nhân dân.Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương mà còn là tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực cay đắng HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản (?)Trong ca dao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao? (GV cho HS xem phần đọc thêm sgk/50 để giới thiệu một số bài ca dao có hình ảnh con cò) (Những lúc cày cấy, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ, con cò lặn lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, đứng trên bờ ruộng rỉa lông cánh) (?)Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào?Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn có nội dung nào khác? (Nó gặp nhiều cảnh “bể đầy, ao cạn” ngang trái khó nhọc và kiếm sống một cách vất vả. Các chi tiết nghệ thuật đó đã góp phần diễn tả những hoàn cảnh khó khăn ngang trái mà cò gặp phải vì sự gieo neo, khó nhọc của con cò.) (?)Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn có nội dung nào khác? (Sống trong xã hội áp bức, bất công thân cò phải lên thác, xuống ghềnh. Chính xã hội ấy tạo nên cảnh ngang trái làm cho lúc thì bể đầy, lúc thì ao cạn khiến “gầy cò con” (?)Em hiểu cụm từ “Thương thay” như thế nào?Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ trong bài 2 =>HS thảo luận (?)Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2 (Trong ca dao tác giả dân gian có thói quen khi nhìn sự vật thường liên hệ đến cảnh ngộ của mình, có thân phận khốn khổ như mình.Tóm lại những hình ảnh ẩn dụ trong bài 2 biểu hiện nỗi khổ nhiều bề nhiều thân phận trong xã hội cũ.) (?)Em hãy sưu tầm một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” (?)Những bài ca dao ấy thường nói về ai?Về điều gì? Và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật ? (?)Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong XHPK. So sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đó em thấy cuộc đời người phụ nữ trong XHPK ntn? =>HS thảo luận (Trong ca dao, dân ca Nam Bộ hình ảnh trái bần, mù u, sầu riêng gợi đến cuộc đời đau khổ của người phụ nữ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh . Người phụ nữ không có quyền tự quyết định cuộc đời,XHPK nhấn chìm cuộc sống của họ HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết-Luyện tập ? Nêu nội dung, nghệ thuật của bài học? GV cho HS đọc ghi nhớ và hướng dẫn HS phần luyện tập I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN: 1.Đọc: Chú ý thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 2.Chú thích: Xem 1,3,5,6,7,9 II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Bài 1 -Bài ca dao có nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến trước đây. 2. Bài 2: a.Thương thay: Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao. b. Thương thay lặp lại 4 lần: Tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho cuộc đời cay đắng của người dân thường c.Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ -Con tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. -Lũ kiến: Nỗi khổ chung của ngững thân phận nhỏ nhen. -Con hạc: Cuộc đời phiêu bạt lận đận của người lao động trong xã hội cũ. -Con cuốc: Thương cho thân phận thấp cổ bé họng, không được lẽ công bằng nào soi tỏ. 3. Bài 3: -Nói về thân phận nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là phụ thuộc vào người khác, không được quyền quyết định bất cứ cái gì. -Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh để nói về cuộc đời đau khổ đắng cay III.TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP 1.Nội dung:Là những lời than thân của nhân dân trong xã hội phong kiến. 2.Nghệ thuật:Châm biếm, so sánh, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ *GHI NHỚ: SGK/49 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1:Em hãy đọc thêm những câu ca dao có cùng chủ đề ngoài SGK? Câu 2:Qua bài ca dao này, em cảm nhận được điều gì? -Cuộc sống của nhân dân trong XHPK 4.5.Hướng dẫn hs tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Học thuộc những câu ca dao, tục ngữ đó. +Nắm vững nội dung bài học. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị tiết “Những câu hát châm biếm” +Đọc văn bản sgk/51 +Trả lời câu hỏi SGK/52( Chú ý câu hỏi 3 sẽ thảo luận) +Xem phần ghi nhớ.Sưu tầm những câu có cùng chủ đề. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp:-------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng ĐDDH:-----------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 13 nhung cau hat than than.doc