Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 125: Văn bản Báo cáo - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì? Về hình thức và nội dung văn bản đề nghị cần đạt những yêu cầu gì?(10 đ)

 -Khi có nhu cầu, nguyện vọng hoặc bày tỏ ý kiến gởi đến các cơ quan hoặc người có quyền hạn để giải quyết)

 -Về hình thức: Cần trình bày ngắn gọn và sáng sủa theo một trình tự quy định rõ ràng

 -Về nội dung: Cần chú ý các mục: Ai đề nghị, Đề nghị ai, Đề nghị điều gì?

Câu 2: Gọi 1 hs trình bày một văn bản đề nghị tự viết ở nhà.(10 đ)

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 125: Văn bản Báo cáo - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am khảo một số đề văn -HS đọc đề văn SGK, GV hướng dẫn HS cách làm 1 số đề. II .VĂN NGHỊ LUẬN: 1. Các bài văn NL đã học: -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. -Đức tính giản dị của Bác Hồ. -Ý nghĩa văn chương. 2. Đặc điểm văn nghị luận: - Chứng minh: Dùng dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. - Giải thích: Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề. - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế và có tính thuyết phục cao. - Nói làm văn chứng minh chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong là chưa đủ. Để làm văn chứng minh , sau khi nêu luận điểm ta cần triển khai luận điểm bằng nhiều luận cứ. Luận cứ cần có dẫn chứng minh hoạ. Các luận cứ đều phải được xác định bằng lí lẽ và dẫn chứng cũng cần được phân tích sâu sắc. - Văn giải thích chủ yếu dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề. - Văn CM chủ yếu dùng dẫn dẫn chứng để minh hoạ, khẳng định vấn đề. - Đề a đi sâu vào giải thích ý nghĩa câu tục ngữ bằng lí lẽ. Đề b đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định vấn đề. 3. Bố cục bài văn NL: a. Chứng minh: - Mở bài:Nêu vấn đề,trích dẫn đề bàià và nêu định hướng chứng minh . - Thân bài: Diễn giải rõ luận đề. Chứng minh: Nêu luận điểm. + Đưa dẫn chứng. + Câu gắn kết dẫn chứng với những kết luận cần đạt tới. - Kết bài: Thông báo luận đề đã được chứng minh .Nêu ý nghĩa công việc chứng minh đối với thực tế cuộc sống. b. Giải thích: - Mở bài: Nêu vấn đề. Trích đề. Định hướng giải thích. - Thân bài: Giải thích luận đề. Giải thích vấn đề. Cách vận dụng. - Kết bài: Thông báo luận đề đã được giải thích. Nêu ý nghĩa của công việc giải thích đối với thực tế cuộc sống. III. ĐỀ VĂN THAM KHẢO: SGK. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận là gì? -Luận điểm, luận cứ, lập luận. Câu 2:Các bước làm bài văn nghị luận? -Tìm hiểu đề, tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài; Kiểm tra và sửa chữa. Câu 3:Yêu cầu của bài văn nghị luận? -Luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục, luận cứ phù hợp, phong phú, tiêu biểu, lập luận chặt chẽ 4.5 . Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Xem lại nội dung vừa ôn. +Nắm vững đặc điểm của văn nghị luận. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị thi học kì 2.Nắm vững văn nghị luận giải thích, chứng minh. 5. PHỤ LỤC: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 34 - TIẾT 131 Ngày dạy: 24/04/2013 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: -HS nhớ và nhắc lại được các kiến thức bộ môn đã học ở học kì II và cách làm bài kiểm tra cuối năm. 1.2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra cuối năm 1.3. Thái độ: Có thái độ tích cực. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra cuối năm. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Hệ thống các KTCB bộ môn. 3.2.HS: Xem lại các kiến thức cơ bản ở các tiết ôn tập. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm diện học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 4.3. Tiến trình bài học : Gv giới thiệu bài:Để làm một bài kiểm tra cuối năm đạt kết quả hôm nay chúng ta sẽ xem lại các kiến thức và cách làm bài kiểm tra cuối năm. HOẠT ĐỘNG 1: 10’ - Mục tiêu:Hướng dẫn lại cách làm bài kiểm tra học kì . - GV gọi học sinh xem lại bài kiểm tra cuối học kì 1 để nắm cách làm bài. - Phần Văn: Nội dung nổi bật là các văn bản nghị luận đã được học. - GV gọi học sinh kể tên các văn bản nghị luận đã học ? Ngoài các văn bản nghị luận ta được học những văn bản nào khác? ? Nêu nội dung của các tác phẩm đó? HOẠT ĐỘNG 2: 10’ Phần Tiếng Việt: ? Phần tiếng Việt ta cần chú ý đến những bài nào? HOẠT ĐỘNG 3: 15’ Phần tập làm văn . ? Phần này ta cấn chú ý đến phần nào? - GV hướng dẫn học sinh cách làm bài: Làm tự luận trước : Đọc kỉ đề khi làm bài Phần tập làm văn cần làm theo các bước: tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , viết bài , đọc lại và sửa chữa I. PHẦN VĂN: 1 . Các văn bản nghị luận đã học: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta( Hồ Chí Minh) - Sự giàu đẹp của tịếng Việt( Đặng Thai Mai) - Đức tính giản dị của Bác Hồ(Phạm Văn Đồng) - Ý nghĩ văn chương(Hoài Thanh) -Ngoài ra còn có những tác phẩm như: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn):Tố cáo bọn quan lại bê tha mục nát, vố trách nhiệm và cảnh thống khổ của người dân;Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc):Phơi bày những trò lố bịch của tên toàn quyền Va-ren , đại diện cho thục dân Pháp , trước người anh hùng đầy khí phách cao cả là Phan Bội Châu. Nắm được đặc điểm nội dung nghệ thuật của bài ca Huế trên sông Hương . II. TIẾNG VIỆT: Chú ý đến các bài học sau: Đặc điểm về câu rút gọn , câu đặc biệt , câu chủ động câu bị động Đặc điểm của các biện pháp tu từ : Điệp ngữ , Liệt kê Cách mở rộng cụm chủ – vị và trạng ngữ Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. III.PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Nắm được một số vấn đề về văn nghị luận: - Cần hiểu thế nào là văn nghị luận , mục đích của văn nghị luận , bố cục của bài văn nghị luận. 2. Cách làm bài văn nghị luận: - Giải thích ,chứng minh một vấn đề xã hội. - Giải thích chứng minh một vấn đề văn học 3. Nắm được đặc điểm khái quát của văn bản hành chính ( Hành chính – công vụ) 4.4. Tổng kết: GV củng cố các kiến thức đã học 4.5. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học của tiết học này:Xem lại cách làm bài văn nghị luận chứng minh, giải thích. - Đối với bài học của tiết học tiếp theo:Xem lại các bài đã học để chuẩn bị thi học kì II 5 .PHỤ LỤC: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ TUẦN 37- TIẾT 136 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ND: 14/05/2013 ( VĂN, TẬP LÀM VĂN - tt) 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Nắm được các kiến thức về văn thơ địa phương mình đang sinh sống - Tìm hiểu thên về nên văn hoá địa phương 1.2.Kĩ năng: - Sưu tầm phân tích tìm hiểu 1.3.Thái độ: - Tự hào về nền văn hóa quê hương 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Văn thơ địa phương sưu tầm 3.2.HS: Sưu tầm trước một số bài văn, bài thơ ở địa phương 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 . Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 4.3. Tiến trình bài học : *Gv giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: 10’ - Mục tiêu: GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên Các tổ viên lần lượt tập hợp các bài sưu tập của mình HOẠT ĐỘNG 2: 10’ - Mục tiêu: GV phân công một số học sinh khá phụ trách biên soạn (loại bỏ bớt những câu không đạt yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ HOẠT ĐỘNG 3: 10’ - Mục tiêu:Nhận xét về các bài đã sưu tầm được - Tổ chức cho học sinh nhận xét về phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm : chon câu hay giảng câu hay , giải thích địa danh tên người , tên cây , quả , phong tục có trong các câu ca dao , tục ngữ đã sưu tầm được. HOẠT ĐỘNG 4: 10’ - Mục tiêu: Đọc diễn cảm các câu cao dao , tục ngữ, các bài thơ, bài văn sưu tầm được - GV gọi học sinh đọc - Biểu dương cho tổ cá nhân sưu tầm bái ca dao hay và giải thích đúng nội dung câu . I . THU TẬP KẾT QUẢ SƯU TẦM II. BIÊN SOẠN III. NHẬN XÉT VỀ CÁC BÀI ĐÃ SƯU TẦM ĐƯỢC. IV. ĐỌC DIỄN CẢM 4.4. Tổng kết: - Nhắc học sinh xem và sưu tầm thêm các bài văn thơ địa phương 4.5. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học của tiết học này: +Học bài , đọc lại các bài đã sưu tầm được +Tập hợp đóng thành tập - Đối với bài học của tiết học tiếp theo:Đọc lại các bài văn nghị luận chuẩn bị hoạt động ngữ văn tiết sau 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 124 Van ban bao cao.doc