Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian : 2 phút.
Giới thiêu bài: Ngoài văn bản đề nghị ra, trong cuộc sống đôi khi ta phải trình bày một vấn đề, một sự việc nào đó cho người có trách nhiệm hoặc cơ quan giải quyết. Vậy là ta phải làm văn bản báo cáo. Văn bản báo cáo là gì ? Để giúp các em biết cách trình bày tốt một văn bản báo cáo chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tiết học hôm nay.
Hoạt động 2 : Đặc điểm của văn bản báo cáo.
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo.
- Phương pháp: quy nạp, phân tích, vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 11 phút
- Kĩ thuật: Động não
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 124: Văn bản Báo cáo - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 4 2013.
Ngày giảng: 7A2: 15 /04/2013 7A3: 13 /04/2013 7A4: 16 /04/2013
Tiết 124
VĂN BẢN BÁO CÁO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kỹ năng: HS biết viết văn bản báo cáo đúng theo quy cách.
3. Thái độ: Có ý thức nhận ra những sai sót của mình khi viết văn bản báo cáo
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, TKBG7, ngữ văn 7 nâng cao.
2. Trò: Đọc bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định: 7A3 ......................................................................................
2. Kiểm tra:
Câu hỏi: Khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị ? Nêu cách trình bày một văn bản đề nghị?
Đáp án: SGK.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian : 2 phút.
Giới thiêu bài: Ngoài văn bản đề nghị ra, trong cuộc sống đôi khi ta phải trình bày một vấn đề, một sự việc nào đó cho người có trách nhiệm hoặc cơ quan giải quyết. Vậy là ta phải làm văn bản báo cáo. Văn bản báo cáo là gì ? Để giúp các em biết cách trình bày tốt một văn bản báo cáo chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tiết học hôm nay.
Hoạt động 2 : Đặc điểm của văn bản báo cáo.
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo.
- Phương pháp: quy nạp, phân tích, vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 11 phút
- Kĩ thuật: Động não
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs đọc 2 văn bản trong SGK.
* Chú ý vào tên văn bản và cho biết, đây là 2 văn bản hành chính thuộc loại nào?
- Văn bản báo cáo.
* Ai là người viết văn bản này?
- Lớp trưởng lớp 7B – Trường THCS Trần Quốc Toản.
* Văn bản 1 báo cáo về việc gì?
* Báo cáo gửi cho ai?
- BGH trường THCS Trần Quốc Toản.
* Các nội dung mà bạn lớp trưởng lớp 7B báo cáo là gì?
- Các hoạt động đạt kết quả tốt của lớp 7B:
+ Về học tập: 86 giờ học xếp loại tốt, 16 điểm 10, 25 điểm 9, còn 2 bạn bị điểm dưới TB.
+ Về kỉ luật: Không có bạn đi học muộn, bị nhắc nhở trong giờ học.
+ Về lao động: Tham gia 3 buổi lao động tập thể, kết quả tốt (4 bạn nghỉ có lí do).
+ Các hoạt động khác: 2 tiết mục văn nghệ, 01 tờ báo tường.
* Ai là người viết văn bản báo cáo 2?
- Lớp trưởng lớp 7C – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
* Văn bản 2 báo cáo về việc gì?
* Báo cáo gửi cho ai?
- Thầy (cô) Tổng phụ trách đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
* Các nội dung được báo cáo là gì?
- Hưởng ứng phong trào quyên góc giúp đỡ đồng bào vùng lũ, lớp 7B quyên góp được một số quà:
+ Quần áo: 6 bộ.
+ Sách vở: 12 bộ SGK lớp 6, 30 vở học sinh.
+ Tiền: 100.000 đồng.
Tất cả các bạn đều ủng hộ, bạn Hà ủng hộ nhiều nhất.
* Từ việc tìm hiểu 2 văn bản báo cáo trên em hãy cho biết viết báo cáo để làm gì? (Hỏi 2 HS)
* Khi viết báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung?
- Gồm các nội dung:
+ Báo cáo của ai?
+ Báo cáo với ai?
+ Báo cáo về việc gì?
+ Kết quả như thế nào?
* Em hãy chú ý vào 2 văn bản trên và nhận xét việc trình bày kết quả của 2 văn bản báo cáo?
- Kết quả cụ thể (đã làm được những gì? Chưa làm được gì?), có số liệu rõ ràng.
* Văn bản báo cáo có yêu cầu gì về hình thức trình bày?
- Văn bản báo cáo được trình bày trang trọng, rõ ràng, gắn gọn, đầy dủ nội dung báo cáo và theo một số mục yêu câu của báo cáo mà chúng ta sẽ được tìm hiểu ở phần II.
* Em đã viết báo cáo lần nào chưa?
* Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và trong học tập ở trường, ở lớp em?
- Lớp trưởng viết báo cáo kết quả buổi lao động trồng cây sau tết của lớp cho thầy cô chủ nhiệm.
- Báo cáo kết quả tham gia hoạt động chào mừng ngày 26.3 của lớp cho thầy cô chủ nhiệm.
- Lớp trưởng báo cáo kết quả buổi lao động vệ sinh hàng tuần vào thứ bảy của lớp cho cô giáo chủ nhiệm
(*)Trong các tình huống (sgk), tình huống nào cần phải viết báo cáo ?
- Tình huống a: Văn bản đề nghị
- Tình huống b: Văn bản báo cáo.
Tình huống b là viết báo cáo là vì Ban giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong hai tháng cuối năm. Học sinh cần thông báo kết quả về mặt học tập, kỷ luật, lao động và các hoạt động của lớp trong 2 tháng cuối năm thành văn bản để gửi lên BGH nhà trường.
- Tình huống c: Viết đơn xin nhập học.
* Nhắc lại thế nào là văn bản báo cáo?
Dẫn: Vậy cách làm văn bản báo cáo như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Văn bản/SGK 133,134
- Văn bản 1: báo cáo về hoạt động chào mừng ngày 20.11.
- Văn bản 2: Báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một số cá nhân hay một tập thể.
- Về hình thức trình bày: Trang trọng, rõ ràng, và sáng sủa theo một số mục yêu cầu của báo cáo.
* Bài tập 3.
- Tình huống viết báo cáo: B.
Hoạt động 3 : Cách làm văn bản báo cáo.
- Mục tiêu: HS nắm được cách làm văn bản báo cáo.
- Phương pháp: quy nạp, phân tích, vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian 11 phút
- Kĩ thuật: Động não
* Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự nào?
* Theo em, phần nào là quan trọng nhất, cần chú ý, không thể thiếu được trong VB báo cáo?
- Nơi nhận
- Người gửi.
- Lí do báo cáo.
- Kết quả.
* Hai văn bản trên có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
* Một văn bản báo cáo cần có các mục nào?
* Khi viết văn bản báo cáo chúng ta cần lưu ý những điều gì?
Gv: Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hằng ngày. Có các loại báo cáo định kì (tuần, tháng, quí, nửa năm, một năm,...) và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người như bão, lụt, cháy, tai nạn giao thông,... Chúng ta sẽ thường xuyên sử dụng đến loại văn bản này nên chúng ta cần nắm rõ cách viết một văn bản báo cáo.
HS đọc ghi nhớ
II- Cách làm văn bản báo cáo:
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
* Thứ tự trình bày:
1- Quốc hiệu.
2- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo.
3- Tên văn bản: Báo cáo về...
4- Nơi nhận: Kính gửi, đồng kính gửi.
5- Người (tổ chức báo cáo)
5- Lí do, diễn biến, kết quả.
6- Kí tên, ghi rõ họ tên, chức vụ.
* So sánh 2 văn bản trên:
- Giống: Về cách trình bày các mục.
- Khác: Ở nội dung cụ thể.
VB 1 báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng 20 – 11.
VB 2 báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn Hs vùng lũ.
2. Dàn mục văn bản báo cáo
Sgk (135).
*Ghi nhớ chấm 2.
3. Lưu ý
- Tên văn bản viết bằng chữ in hoa, khổ chữ to.
- Các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên vb, nơi nhận và nội dung báo cáo, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
- Các kết quả được nêu rõ ràng, số liệu chi tiết cụ thể.
*Ghi nhớ: sgk (136 )
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.Rèn kĩ năng thực hành.
- Phương pháp: vấn đáp, thực hành.
- Kĩ thuật: Động não
- Thời gian : 10 phút
Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục) được trình bày trong đó?
- Nêu và phân tích những lỗi cần tránh khi viết văn bản?
III-Luyện tập
Bài 1 (136)
Bài 2 (sgk136)
4. Củng cố(3 phút)
- Đặc điểm của văn bản báo cáo.
- Cách làm văn bản báo cáo.
5. Hướng dẫn HS học bài :
- Chuẩn bị: Luyện tập làm văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
File đính kèm:
- Van ban bao cao.doc