1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS biết hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
1.2.Kĩ năng:
- HS lập được sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học, sáng tạo cho hs.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Xem lại các kiểu câu đơn đã học và các loại dấu câu đã học.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho ví dụ?(10 đ)
-Đánh dấu bộ phận giải thích, đánh dấu lời nói trực tiếp củ nhân vật, dùng để liệt kê,
Câu 2: Công dụng của dấu gạch nối? Trình bày đoạn văn có sử dụng dấu gạch nối, dấu gạch ngang?(10đ)
-Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
4.3.Tiến trình bài học:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 124: Ôn tập phần Tiếng Việt - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 32-TIẾT PPCT: 124 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
ND:10/04/2013
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS biết hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
1.2.Kĩ năng:
- HS lập được sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự học, sáng tạo cho hs.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Xem lại các kiểu câu đơn đã học và các loại dấu câu đã học.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang?Cho ví dụ?(10 đ)
-Đánh dấu bộ phận giải thích, đánh dấu lời nói trực tiếp củ nhân vật, dùng để liệt kê,
Câu 2: Công dụng của dấu gạch nối? Trình bày đoạn văn có sử dụng dấu gạch nối, dấu gạch ngang?(10đ)
-Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
4.3.Tiến trình bài học:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: 15’
- Mục tiêu:GV cho HS ôn phần lí thuyết
- GV nêu các vấn đề đã học và yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về các kiểu cấu đã học
=> Học sinh thảo luận
? Các em đã học qua những loại dấu câu nào?
HOẠT ĐỘNG 2: 20’
- Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh làm phần bài tập
* Đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1
- GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ.. Đại diện nhóm nhỏ trình bày bảng. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV sữa chữa
* Đọc yêu cầu bài tập 2. Xác định yêu cầu bài tập 2
- HS suy nghĩ và làm vào VBT
* Đọc bài tập 3. Xác định yêu cầu bài tập 3
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
* Học sinh đọc bài tập 4. Xác định yêu cầu bài tập 4
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
* Học sinh đọc bài tập 5. Xác định yêu cầu bài tập 5
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
* Học sinh đọc bài tập 6. Xác định yêu cầu của bài tập 6
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
Bài tập bổ trợ:Viết đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu.
I. ÔN LÍ THUYẾT
1. Các kiểu câu đã học: Xem sơ đồ sgk/132
2. Các dấu câu: Xem sơ đồ sgk/132
II. LÀM BÀI TẬP
1. Hãy đặt câu có:
a. Câu trần thuật
b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến
d. Câu cảm thán
2. Đặt câu
a. Câu bình thường
b. Câu đặc biệt
3. Dòng nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ
a. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu
b. Dấu gạch nối chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng
c. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
d. Cả a, b, c
4. Câu nào thường dùng để miêu tả
a. Câu cảm
b. Câu cầu khiến
c. Câu hỏi
d. Câu kể
5. Trong các câu sau, câu nào là câu bình thường
a. Mưa!
b. Hoa hồng nhung!
c. Mẹ đi làm
d. Chùa một cột
6. Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt
a. Hoa nở
b. Tiếng sáo diều
c. Nắng to!
d. Em học bài chưa
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Câu đơn phân loại theo mục đích nói gồm những kiểu nào?
-Câu nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán.
Câu 2:Em đã học được những dấu câu nào?Nêu công dụng của một dấu câu(tùy chọn)?
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
4.5 .Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+HoÏc các nội dung đã ôn; Viết đoạn văn có sử dụng các loại dấu câu
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị phần ôn tập (TT)
5. PHỤ LỤC:
TUẦN: 34-TIẾT PPCT: 130 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT(Tiếp theo)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS hệ thống hóa được kiến thức đã học về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
1.2.Kĩ năng:
- HS lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu vá các phép tu từ cú pháp.
1.3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức tự học, sáng tạo cho hs.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Xem lại các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Câu đơn chia theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào?Cho ví dụ?(10 đ)
-Câu nghi vấn:dùng để hỏi.
-Câu cầu khiến:dùng để thể hiện yêu cầu, nguyện vọng muốn người khác thực hiện
-Câu cảm thán:dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm
-Câu trần thuật:dùng kể, tả, nhận xét
Câu 2:Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, câu đặc biệt.(10 đ)
-HS viết ở nhà, lên lớp trình bày, gv nhận xét, ghi điểm.
4.3.Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài:Tiết học này, chúng ta sẽ củng cố kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: 10’
- Mục tiêu:Hướng dẫn HS ôn về các phép biến đổi câu đã học.
? Nêu các phép biến đổi câu?
- Thêm, bớt thành phần.
- Chuyển kiểu câu.
? Về thêm bớt thành phần câu gồm các phép nào?
- Rút gọn câu, mở rộng câu (thêm trạng ngữ, dùng cụm C – V để mở rộng câu).
?Về chuyển đổi kiểu câu bao gồm những kiểu chuyển đổi nào?
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- GV yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ các phép biến đổi câu trong SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: 10’
- Mục tiêu:Hướng dẫn HS ôn về các phép tu từ đã học.
? Nêu các phép tu từ đã học?
- Điệp ngữ, liệt kê.
- Chuyển đổi kiểu câu.
GV yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ các phép tu từ đã học trong SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: 15’
- Mục tiêu: Hướng dẫn hs thực hiện Bài tập.
BT 1:Đọc kĩ văn bản, chỉ ra câu rút gọn.Khôi phục lại chúng?
Nhưng trong cuộc sống , muốn thành đạt, con người cần phải học tập mọi nơi, mọi lúc, ở bất cứ ai có những điều đáng học(1).Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề(2).
BT 2:Chuyển các câu sau thành câu bị động:
a.Đức sút thẳng bóng vào khung thành.
b.Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
c.Trong trận bão vừa qua, gió thổi ngã rất nhiều cây cối.
d.Nhà trường khen thưởng cho những học sinh chăm ngoan.
e.Nhân ngày khai giảng, mẹ mua cho Lan một chiếc cặp sách mới.
BT 3: Hãy đặt 5 câu có sử dụng cụm C-V để mở rộng thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
BT BỔ TRỢ :Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ.
I. CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI ĐÃ HỌC:
1.Rút gọn câu:
Có thể lượt bỏ thành phầ chủ ngữ, vị ngữ để làm cho câu ngắn gọn,thông tin được nhanh, tránh lỗi lặp từ.
Ví dụ:-Bạn ăn cơm chưa?
-Chưa.
2.Thêm trạng ngữ:
-Thêm các trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, cách thức để làm rõ nội dung câu nói
3.Dùng cụm Chủ-Vị để mở rộng câu:Trong một số trường hợp ta có thể dùng cụm C_V để mở rộng câu .làm nổi bật ý, nội dung dễ hiểu hơn
4.Câu chủ động:Là câu có chủ thể thực hiện hoạt động hướng vào đối tượng khác.
5.Câu bị động:Là câu có chủ thể được hoạt động của đối tượng khác hướng vào.
II.CÁC PHÉP TU TỪ ĐÃ HỌC:
1.Điệp ngữ:Là những từ, cụm từ, câu được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh
-Có các dạng điệp ngữ:Điệp ngữ vòng, nối tiếp, cách quãng.
2.Liệt kê:Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, tư tưởng tình cảm
-Có các kiểu liệt kê:
+Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến(Xét theo ý nghĩa)
+Liệt kê theo cặp và liệt kê không theo cặp(Xét theo cấu tạo)
III.BÀI TẬP:
BT 1:
-Câu rút gọn:Câu 2.(Lược bỏ CN)
-Khôi phục:Đặc biệt là chúng ta
BT 2:
-Bóng được Đức sút thẳng vào khung thành.
-Mọi luật lệ giao thông được hcúng em chấp hành nghiêm chỉnh.
-Nhiều cây cối bị gió thổi ngã trong trận bão vừa qua.
-Học sinh chăm ngoan được nhà trường khen thường.
-Chiếc cặp sách mới được mẹ mua cho Lan nhân ngày khai giảng.
BT 3:-HS đặt, gv nhận xét.
-HS viết, gv nhận xét.
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Ta cĩ những phép biến đổi câu nào?
-Thêm, bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu
Câu 2:Các phép tu từ cú pháp đã học gồm những phép nào?
-Điệp ngữ, liệt kê.
4.5. Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học các khái niệm đã ơn.
+Nắm được mục đích của các phép biến đổi câu, tu từ cú pháp.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Học bài chuẩn bị thi HKII.
+Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần Văn, Tiếng Việt.
+Viết các từ dễ mắc lỗi do phát âm tiếng địa phương thường gặp.
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 123 On tap phan tieng viet.doc