Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 123: Dấu gạch ngang - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1:Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng?Cho ví dụ?(10 đ)

 -Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. Làm giảm nhịp điệu câu văn.

Câu 2: Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng?Cho ví dụ?(10 đ)

 -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 123: Dấu gạch ngang - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 - TIẾT PPCT: 123 DẤU GẠCH NGANG ND: 10/04/2013 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS nắm được công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. 1.2.Kĩ năng: - HS phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - HS sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. 1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức trau dồi kiến thức về các loại dấu trong Tiếng Việt. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. -Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Bài tập bổ trợ. 3.2.HS:Đọc-trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1:Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng?Cho ví dụ?(10 đ) -Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê. Thể hiện chỗå lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. Làm giảm nhịp điệu câu văn. Câu 2: Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng?Cho ví dụ?(10 đ) -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 4.3. Tiến trình bài học: * Gv giới thiệu bài mới:Trong văn bản ta thường gặp dấu gạch ngang được dùng với những công dụng khác nhau.Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những công dụng của nó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: 10’ -Mục tiêu: GV cho HS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang - GV sử dụng bảng phụ chép các ví dụ trong sgk và đặt câu hỏi ? Trong mỗi câu sau dấu gạch ngang dùng để làm gì? => GV cho HS thảo luận => Dấu gạch ngang có những công dụng gì? (HS đọc phần ghi nhớ sgk) HOẠT ĐỘNG 2: 10’ -Mục tiêu: HS phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ? Trong ví dụ d ở mục I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va –Ren được dùng để làm gì? ? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? HOẠT ĐỘNG 3: 15’ -Mục tiêu: GV hướng dẫn HS phần luyện tập - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1 ? Tìm công dụng của dấu gạch ngang? => GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ - Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 - Học sinh trả lời cá nhân. - GV nhận xét, bổ sung. BÀI TẬP BỔ TRỢ: - Viết đoạn văn (Nội dung tự chọn) có sử dụng dấu gạch ngang, dấu gạch nối. I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG a. Đánh dấu bộ phận giải thích b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật c. Dùng để liệt kê (Công dụng của dấu chấm lửng) d. Dùng để nối các bộ phận trong liên doanh (tên ghép) VD: Huế – Sài Gòn -Nội * GHI NHỚ1 : SGK/130 II. PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI: 1. Công dụng của dấu gạch nối - Va –Ren: Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài 2. Phân biệt dấu gạch nối với dấu gạch ngang - Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang * GHI NHỚ 2: SGK/130 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Tìm công dụng của dấu gạch nối a, b) Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích c) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích d, e) Nối các bộ phận trong liên doanh Bài tập 2: Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài + Bec –lin, An –dat, Lo –ren 4.4. Tổng kết: Câu 1:Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang? -Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích giải thích trong câu.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Câu 2:Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? -Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +HoÏc ghi nhớ 1-2; Nắm vững nội dung bài học. + Làm bài tập 3 sgk/131 +Viết đoạn văn (Nội dung tự chọn) có sử dụng dấu gạch ngang, dấu gạch nối. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Ôn tập phần Tiếng Việt + Đọc và trả lời câu hỏi sgk 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 122 Dau gach ngang.doc