* GTB: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu ra đời trong một hiện tượng lịch sử: Nhà cách mạng Phan Bội Châu sau hai chục năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước , xử tù chung thân nhưng sau đó trước phong trào đấu tranh cả nước, chúng ra lệnh ân xá. Va-Ren vốn là một Đảng viên Đảng xã hội Pháp phản bội Đảng, được cử làm toàn quyền Đông Dương thay Mec-lanh trước đó bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt, phải về nước. Va-Ren trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức tuyên bố sẽ quan tâm đến vụ Phan Bội Châu và ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc đã viết ngay tác phẩm để phơi bày thực chất dối trá, lố bịch của Va-Ren.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 110: Những trò lố hay Va-Ren và Phan Bội Châu (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 28-TIẾT PPCT:110 NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA- REN
ND:18/03/2013 VÀ PHAN BỘI CHÂU (Tiếp theo)
Nguyễn Ái Quốc
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS thấy được bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.Và phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- HS thấy được nghệ thuatä tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh , châm biếm.
1.2.Kĩ năng:Rèn cho hs kĩ năng:
- HS đọc, kể diễn cảm được 1 tác phẩm văn xuôi tự sự(truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.
- HS phân tích được tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về các vị anh hùng dân tộc.
- GDTT Hồ Chí Minh:Lòng yêu nước, sử dụng văn nghệ làm vũ khí để tuyên truyền, đấu tranh Cách mạng.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
-Sự đối lập giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
- Nghệ thuatä tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh , châm biếm.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Tư liệu về Bác.
3.2.HS:Đọc-trả lời các câu hỏi SGK.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Va-ren đã có lời hứa gì ?Thực chất lời hứa đó ra sao?(10 đ)
-Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.Đó là sự bịp bợm
Câu 2:Kể tóm tắt lại văn bản?(10đ)
4.3.Tiến trình bài học:
* GTB: Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu ra đời trong một hiện tượng lịch sử: Nhà cách mạng Phan Bội Châu sau hai chục năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước , xử tù chung thân nhưng sau đó trước phong trào đấu tranh cả nước, chúng ra lệnh ân xá. Va-Ren vốn là một Đảng viên Đảng xã hội Pháp phản bội Đảng, được cử làm toàn quyền Đông Dương thay Mec-lanh trước đó bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt, phải về nước. Va-Ren trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức tuyên bố sẽ quan tâm đến vụ Phan Bội Châu và ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc đã viết ngay tác phẩm để phơi bày thực chất dối trá, lố bịch của Va-Ren.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản(tt)
- Mục tiêu: Tìm hiểu sự đối lập của Va-Ren và Phan Bội Châu(tt)
? Trong cảnh Va-Ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-Ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau
? Trong đoạn văn có 2 nhân vật Va-Ren và phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản như thế nào?
? Số lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã sử dụng trong việc khắc họa tính cách từng nhân vật là thế nào?
? Lời lẽ Va-Ren mang hình thức ngôn ngữ gì?
? Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va-Ren, động cơ tính cách của Va-Ren được bộc lộ như thế nào?
? Phan Bội Châu đã có cách ứng xử với VaRen như thế nào? Qua hình thức ứng xử đó, thái độ, tính cách của Phan Bội Châu được bộc lộ ra sao?
* HS giỏi: Ví thử tác phẩm chấm dứt ở câu “ Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là Phan Bội Châu không hiểu Va-Ren cũng như Va-Ren không hiểu Phan bội Châu thì có được không? Nhưng ở đây có thêm đoan kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng n Nam và lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện có gì khác
-Cần tìm ý nghĩa các chi tiết: “Sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng”, “Đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra 1 lần thôi
=> Dó là sự tiếp tục nâng cấp tính cách thái độ của phan Bội Châu trước kẻ thù
* Phân tích tìm hiểu ý nghĩa lời tái bút
(Như vậy với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng, dưng dưng chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó=> Cách dẫn chuyện như thế thật là hóm hỉnh, làm tăng thêm ý nghĩa của truyện.
GDTTHCM: Vậy thông qua sự đối lập giữa hai nhân vật trên, em thấy Bác muốn nói lên điều gì?Em hiểu thêm gì về Bác?
-Kêu gọi, tuyên truyền vận động Cách mạng.Tinh thần yêu nước mạnh mẽ.Bác rất tài trong việc dùng văn nghệ làm vũ khí
=> GV tổng kết, học sinh đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết luyện tập(5’)
- Mục tiêu: Hs khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản.
? Giải thích nghĩa cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm
=> Thảo luận nhóm nhỏ. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến
=> GV nhận xét bổ sung, chốt ý
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN(tt)
3. Sự đối lập của Va-Ren và Phan Bội Châu
a. Va-Ren:
- Là một viên toàn quyền, một kẻ bất lương nhưng thống trị một khu vực.
- Ngôn ngữ: Hình thức đối thoại đơn phương, gần như độc thoại.
- Tính cách: Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn.
- Miêu tả Va-Ren: Sử dụng lượng từ ngữ lớn
b. Phan Bội Châu:
- Là người ở tù cách mạng nhưng bị đàn áp
- Dùng hình thức im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-Ren trước mặt
=> Thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù
- Miêu tả Phan Bội Châu: Dùng sự im lăng làm phương thức đối lập
=> Một cách viết vừa tả vừa gợi rất thâm thúy, sinh động lí thú
* Ý nghĩa lời tái bút: Nếu lời kết thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan bội Châu thì lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt nhổ vào mặt Va-Ren
III.TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP:
1.Nội dung:Qua sự đối lập giữa hai nhân vật.Bác ca ngợi Phan Bội Châu vị anh hùng Cách mạng
2.Nghệ thuật:Dí dỏm, châm biếm
* GHI NHỚ: SGK/95
* LUYỆN TẬP:
- Cụm từ “Những trò lố”: Ý muốn trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu của Va-Ren
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Nêu sự đối lập giữa va-ren Và Phan Bội Châu?
-Một bên là kẻ thù, dối tráMột bên là vị anh hùng cách mạng
Câu 2:Nêu nghệ thuật tiêu biểu ?
-Nghệ thuật:Dí dỏm, châm biếm
Câu 3:GDTTHCM:Qua việc khắc họa hình ảnh nổi bật của Phan Bội Châu,em cảm nhận được gì về vị anh hùng này và về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?Hiện nay em có thể làm gì để nối tiếp truyền thống quý báu đó của dân ta?
-Là vị anh hùng bất khuất, kiên cường, hết lòng vì nước vì dân.Đó là một biểu hiện tiêu biểu của tinh thần yêu nước của nhân dân taCố gắng học để góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc
4.5. Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Ca Huế trên sông Hương
+ Đọc lại tác phẩm
+ Xem các câu hỏi sgk
+ Sự độc đáo, phong phú của ca Huế được biểu hiện như thế nào?
+Ca Huế được hình thành từ đâu?
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 109110.doc