1. Mục tiêu: Giúp HS:
a. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản, cảm nhận tác phẩm truyện ngắn.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng thương cảm người dân lao động, căm ghét bọn quan lại thờ ơ, vô trách nhiệm.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh : “ Sống chết mặc bay”.
b.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
3. Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nêu vấn đề, thảo luân, trực quan, giảng bình
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số : 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
Treo tranh giới thiệu bài:
Trong xã hội cũ có nhiều bất công trong khi người dân phải chịu cảnh lũ lụt rất khổ cực. Thế nhưng, quan trong đình lại sống phè phỡn . Để giúp các em hiểu rõ hơn về điều này, hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản “Sống chết mặc bay”.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 105 đến 108 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lập luận giải thích cho HS.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Ví dụ về đoạn văn giải thích.
b.HS: Tìm hiểu cách làm bài văn lập luận giải thích.
3. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề,
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? Người ta thường giải thích bằng các cách nào? (7đ).
* Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hệ quả, cách đề phòng hoặc nói theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
* GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
? Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào? (3đ)
* Khiêm tốn là tình nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự kheo khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.
A. Chứng minh. C. Giải thích.
B. Biểu cảm. D. Kể chuyện.
* Nhận xét, chấm điểm.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
Tiết trước, các em đã được hiểu thế nào là văn lập luận giải thích. Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về cách làm bài văn lập luận giải thích.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Các bước làm bài văn lập lận giải thích.
* Gọi HS đọc đề bài SGK.
? Nêu yêu cầu của đề?
* HS trả lời.
? Để tìm ý cho bài làm, ta phải làm gì?
* HS trả lời.
? Lập dàn bài cho đề bài trên?
* HS thảo luận nhóm trình bày.
* GV nhận xét, chốt ý.
? Sau khi lập dàn bài ta làm gì?
? Kể một số cách mở bài?
* HS kể,GV nhận xét.
? TB viết như thế nào?
* HS trả lời,GV nhận xét
? ND phần kết bài như thế nào?
? Sau khi viết xong một bài văn ta phải làm gì?
* Đọc lại và sửa lỗi.
? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích thì phải thực hiện mấy bước? Nêu Nnội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.?
* HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* GD HS ý thức thực hiện các bước tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
* Gọi HS đọc BT.
* GV hướng dẫn HS làm.
* HS thảo luận nhóm, trình bày.
* GV nhận xét, sửa chữa.
* Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập :
Hãy tự viết thêm các kết bài khác cho đề bài trên?
* Cho HS làm bài theo nhóm.
* Gọi HS nhận xét.
* GV nhận xét, sửa chữa.
* Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nôi dung câu tục ngữ đó?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu giải thích 1 câu tục ngữ.
- Để tìm ý cho 1 bài làm ta có thể liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.
2. Lập dàn bài:
SGK/84
3. Viết bài:
a. MB: Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
- Nhìn từ chung đến riêng.
b. TB: Có thể viết nhiều đoạn trong phần thân bài, mỗi cách viết mở bài sẽ có cách viết phần thân bài thích hợp.
c. KB: Ý nghĩa của điều được giải thích.
4. Đọc lại và sửa chữa:
- Đọc lại và sửa chữa cho bài viết hoàn chỉnh.
* Ghi nhớ SGK/86
Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
Thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng cách lập luận phù hợp.
Kết bài: nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
II. Luyện tập:
Bài tập :
Viết đoạn kết bài : VD:
Rõ ràng, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn “ là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa, con người cân đi để học. Ngày nay, xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người cần phải đi nhiều “ngày đàng” hơn nữa, để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa, nếu không muốn đất nước và bản thân mình bị bỏ rơi lại phía sau.
4.4. Củng cố và luyện tập:
* GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
? Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
A. Cách vận dụng các dẫn chứng.
B. Cách giải thích.
C. Điều cần giải thích.
D. Cách sắp xếp các lụân điểm.
? Với một đề văn giải thích, chỉ có một cách giải thích vấn đề. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập .
- Soạn bài “Luyện tập lập luận giải thích”: Trả lời câu hỏi SGK. Lập dàn ý cho đề bài “Một nhà văn có nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó”.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết:108
Ngày dạy:17.3.2010
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
1. Mục tiêu:
Giúp HS:
a. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận, giải thích. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích.
- Thể hiện năng lực làm văn lập luận giải thích qua việc tập làm một bài văn cụ thể.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập dàn bài, viết đoạn văn cho HS.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo trong học tập cho HS.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Các đoạn văn lập luận giải thích.
b.HS: Lập dàn ý cho đề bài “Một nhà văn có nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó”.
3. Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi mở, nêu vấn đề.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
* GV treo bảng phu giới thiệu bài tập :
? Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn viết theo phép lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào? (3đ)
A. Đi từ ý nghĩa của điều cần giải thích đến và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
B. Đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
? Làm BT về nhà ? (7đ)
* HS đáp ứng yêu cầu của GV.
* Nhận xét, chấm điểm.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
Để giúp các em nắm vững kĩ năng làm văn lập luận giải thích, tiết này chúng ta sẽ “Luyện tập lậo luận giải thích - Viết bài làm văn số 6 ở nhà”.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: KT việc chuẩn bị ở nhà, tìm hiểu đề và tìm ý của HS.
* Gọi HS đọc đề SGK.
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
* HS trả lời.
? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
* Căn cứ vào mệnh đề của từ ngữ trong đề.
? Để đạt được yêu cầu giải thích, bài làm cần có những ý gì?
* HS trả lời.
Hoạt động 2: Lập dàn bài.
? Lập dàn bài cho đề bài trên?
* HS thảo luận nhóm, trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Viết đoạn văn.
* GD HS ý thức thực hiện các bước tìm hiểu đề, lập dàn ý trước khi viết bài văn.
Hoạt động 4: Cho HS thực hành trước lớp.
* HS viết, trình bày.
* GV nhận xét, sửa chữa.
* Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
Đề:
Một nhà văn có nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I.Chuẩn bị ở nhà:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Giải thích câu nói: Vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
- Giải thích: Tìm một vài ý kiến cho rằng : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
2. Lập dàn bài:
a. MB: Giới thiệu câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
b. TB: Giải thích:
- Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” về mặt nghĩa.
- Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
- Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.
c. KB: Ý nghĩa của câu nói đối với mọi người.
3. Viết đoạn văn:
II.Thực hành trên lớp:
VD: Viết đoạn mở bài :
Đã có nhiều người nói về giá trị của sách trong đời sống xã hội. Trong đó, có nhà văn đã nhận định : “Sách là ngọn đèn bất diệt của tri thức con người”.Chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao nhà văn này lại nói như thế và điều nhận định ấy có đúng không ?
4.4. Củng cố và luyện tập:
* GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
? Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục người đọc?
A. Cần xác định rõ điều cần giải thích.
B. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích.
C. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu.
D. Kết hợp cả ba cách làm trên.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, tập viết đoạn văn.
- Xem kĩ về cách làm bài văn lập luận giải thích. Chuẩn bị giấy để kiểm tra viết tiết 111,112: Viết bài TLV số 6.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 28 Loan.doc