Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 105, Bài 26: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được giả trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.

2. Kỹ năng: HS nắm được nội dung phê phán hiện thực tấm lòng nhân đạo của tác giả và nghệ thuật trong bài.

3. Thái độ: Có ý thức nhận biết đánh giá đúng sự việc.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Thầy: SGK, SGV.

2. Trò: Soạn bài theo SGK

III. Tổ chức hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức (2 phút) 7A4:

2. Kiểm tra bài cũ (5):

*Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?

*Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào ?

3. Bài mới:

Thành ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu thành ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn.Vậy câu chuyện ấy như thế nào cô trò ta sẽ tìm hiểu hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 105, Bài 26: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/3/2014. Ngày giảng: 7A4:.. Tiết 105 - Bài 26 SỐNG CHẾT MẶC BAY ( Phạm Duy Tốn ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được giả trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay. 2. Kỹ năng: HS nắm được nội dung phê phán hiện thực tấm lòng nhân đạo của tác giả và nghệ thuật trong bài. 3. Thái độ: Có ý thức nhận biết đánh giá đúng sự việc. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Thầy: SGK, SGV. 2. Trò: Soạn bài theo SGK III. Tổ chức hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (2 phút) 7A4: 2. Kiểm tra bài cũ (5): *Người ta thường giải thích bằng những cách nào ? *Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào ? 3. Bài mới: Thành ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu thành ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn.Vậy câu chuyện ấy như thế nào cô trò ta sẽ tìm hiểu hôm nay. Hoạt động thầy, trò Nội dung *Dựa vào chú thích*, em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? - Ông là một cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu TK XX. ? Qua chuẩn bị bài em hãy nêu những hiểu biết về tác phẩm Sống chết mặc bay? - Sáng tác 7.1918. - Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn. - Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng kể, tả của tác giả với giọng quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; giọng thầy đề và dân phu khúm núm, sợ sệt. - Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại nào? - Gv GT: Truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Việt hiện đại, là sản phẩm của 1 kiểu tư duy NThuật mới, xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học (đầu TK XX). So với truyện trung đại, cốt truyện phức tạp hơn, đã thiên về tính chất hư cấu đã hướng vào việc khắc họa hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện trung đại được viết bằng tiếng Hán, cốt truyện đơn giản còn thiên về mục đích giáo huấn. * Em hãy kể tóm tắt truyện theo trình tự của truyện, bỏ hết những lời đối thoại của nhân vật, chuyển thành ngôi thứ 3. * Tên truyện là “Sống chết mặc bay” khiến các em liên tưởng đến thành ngữ nào? Tên truyện như vậy có tác dụng như thế nào? - Tên truyện khiến ta liên tưởng đến một thành ngữ quen thuộc "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", với tựa đề như vậy tác giả đã khắc họa hiện tượng vô trách nhiệm, bản chất chất ích kỉ, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không mảy may rung động trước thảm cảnh lụt lội cuốn trôi nhà cửa nhân dân của bọn nha lại. * Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?Theo trình tự nào? Ngôi kể: ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian và sự việc. * Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? * Chuyện Sống chết mặc bay kể về sự kiện gì ? (vỡ đê). Nhân vật chính là ai ? (quan phụ mẫu). - Giải thích từ khó: Đọc các chú thích 1,2,3,4,5,6,7 - Các chú thích còn lại các em sẽ tự nghiên cứu theo SGK/79,80 * Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần? - P 1. Từ đầu-> Khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. - P 2. tiếp-> Điếu mày: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê” - P 3. Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. * Trong tác phẩm, trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào? Vì sao em xác định như thế ? Phần kể chuyện cảnh quan phủ đi hộ đê nhưng lại ở trong đình là chính. Vì dung lượng dài nhất và tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phụ mẫu. * Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. Dựa vào định nghĩa trên, em hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay ? - Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ « đi hộ đê » I- Tìm hiểu chung: 1-Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924), Quê Thường Tín, Hà Tây. - Ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. - Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH. 2- Tác phẩm: - Sáng tác 7.1918. - Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn. -Thể loại: truyện ngắn hiện đại. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm. *Bố cục: 3 phần. Hoạt động 3(22 phút): Tìm hiểu văn bản Mục tiêu: HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận. Kĩ thuật: Tư duy động não. - Các em hãy quan sát đoạn đầu. * Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về thời gian, không gian, địa điểm ? Ghi bảng phụ: - Thời gian: Gần 1 giờ đêm. - Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. - Địa điểm: Khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu. * Thời gian: Gần 1 giờ đêm -> Ý nghĩa của thời điểm này như thế nào? - Nếu tính thời gian 24 giờ/ngày thì thời điểm này đã quá khuya, đã sang ngày hôm sau, theo lệ thường thì lúc này mọi người đang nghỉ ngơi, đang ngủ say. Ấy thế mà một nguy cơ khủng khiếp sắp xảy ra đối với người dân vào đúng thời điểm này, đó là đê sắp vỡ. * Không những đêm đã quá khuya mà trời còn mưa tầm tã, vậy em hiểu mưa tầm tã là gì? - Mưa tầm tã: mưa to, nhiều nước, liên tục không ngớt. Nước sông Nhị Hà lên to quá. * Sông Nhị Hà là con sông nào? - Sông Nhị Hà cũng gọi là Nhĩ Hà, chỉ khúc sông Hồng từ phía dưới Việt Trì trở xuống Thăng Long theo hình uốn cong như vành tai. *Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? -Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi. * Vì trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu. Theo em “ con đê” là gì? “núng thế” là gì? “thẩm lậu” là gì? - Đê: bờ đất, đá được con người đắp cao dọc theo bờ sông, bờ biển để ngăn nước lũ tràn vào đồng ruộng, xóm làng ( ở đồng bằng, ven biển mới có) - núng thế: ở vào trạng thái không còn vững chắc, dễ đổ, dễ sụt xuống. - thẩm lậu: ngấm qua và rỉ ra chảy đi nơi khác. * Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng thế nào? (*)Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ? àTạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. - Đoạn văn tiếp tả cảnh dân chúng hộ đê * Cảnh dân chúng hộ đê được tả bằng những chi tiết (hình ảnh) và âm thanh điển hình nào ? - Hình ảnh: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người...kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy... người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. - Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau.. * Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? - Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê. * Biện pháp đó có tác dụng gì? Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế. *Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ? - Sử dụng nhiều từ láy, tượng hình: Bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn - Kết hợp nhiều ngôn ngữ biểu cảm: Than ôi!, lo thay!, nguy thay! * Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào ? - Gợi cảnh tượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy. * Tác giả viết: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn...nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên... Theo em tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? * Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó? - Phép tương phản, tăng cấp : Sự bất lực của sức người trước sức trời. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước. *GV Bình, liên hệ: Thủy-hỏa-đạo-tặc, một trong bốn thứ giặc ấy nhân dân xếp giặc nước, giặc lụt lên hàng đầu. Cho đến nay đã hàng bao thế kỷ, người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã phải đương đầu với cảnh “thủy thần nổi giận”: lũ lụt, vỡ đê, nhà trôi, người chết. Hệ thống đê điều, dù đã được gia cố hàng năm, nhưng nhiều đoạn, nhiều chỗ vẫn không chống nổi sức nước hung bạo. Lại thêm sự vô trách nhiệm, sống chết mặc bay của không ít tên quan lại cầm quyền, thiên nạn ấy càng thêm thê thảm. Ngày nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới vấn đề phòng chống thiên tai, thiết lập một ủy ban “phòng chống thiên tai” dành một lượng ngân sách để gia cố đê điều, phòng chống lũ lụt và mỗi khi có bão lụt xảy ra các đồng chí lãnh đạo đến tận nơi để kiểm tra giám sát nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của cho nhân dân. (*)Tác giả đặt đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì ? - Dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê để cứu đê. Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược khác sẽ diễn ra ở trong đình...-> giờ sau sẽ tìm hiểu tiếp. ? Cho biết cảm nhận ban đầu của em về truyện ngắn Sống chết mặc bay? II.Tìm hiểu văn bản: 1- Cảnh hộ đê - Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm vỡ đê. - Tình thế căng thẳng, cấp bách - Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân. III. Luyện tập: 4. Củng cố kiến thức : (3 phút) - Tác giả, tác phẩm? - Cảnh đê sắp vỡ được miêu tả như thế nào? 5. Hướng dẫn HS học bài : (2 phút) - Học bài . - Chuẩn bị : Phần còn lại của văn bản IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 105 Song chet mac bay.doc