-Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn học lớn quê ở Mộ Đức – Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng năm 1925, từng là thủ tướng chính phủ đất nước VN trên 30 năm. Là cộng sự gần gũi của Hồ chủ tịch.Những tác phẩm của ông sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng
- Tác phẩm: Trích từ diễn văn của thủ tướng PVĐ trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Hồ chủ tịch
*Nghệ thuật:
- Chứng cứ cụ thể, xác thực, phong phú, toàn diện, kết hợp với nhận xét, đánh giá, bình luận sắc sảo và thấm đượm tình cảm chân thành, tôn kính của tác giả.
*Nội dung:
- Giản dị là đức tính của Bác, giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Ở Bác, sự giản dị, hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa-âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
II.Tiếng việt
1.Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn?
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành những câu rút gọn.Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiên trong câu đứng trước
+ Ngụ ý hành động; đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
- Cách dùng cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu ko đầy đủ nội dung câu nói
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng câu đặc biệt
- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ
- Câu đặc biệt thường dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
3. Trạng ngữ
- Về ý nghĩa:
+ Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay ở giữa câu
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có mọt quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết
4. Câu chủ động, câu bị động là gì? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
- Câu chủ đọng là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ dối tượng của hoạt động)
- Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ-vị (cụm C - V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu
- Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:
+ Các thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ đều có thể được câu tạo bằng cụm C – V
6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê
- Liệt kê là sắp xếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại để dieenx tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vè những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm
- Các kiêu liệt kê:
+ Về cấu tạo, có thể phân biệt hai kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo từng theo tưng cặp
+ Về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
7. Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
- Dấu chấm lửng:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật tương tự chưa liệt kê hết
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
- Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Công dụng:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
+ Nối các từ nằm trong liên danh
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dung để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
III. Tập làm văn
1. Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
*Tìm hiểu chung về văn nghị luận:
- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,....
- Văn nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa
*Đặc điểm của văn nghị luận:
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhât các đoạn văn thanh một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luân là cách nêu luận cứ để dẫn tới luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục
*Bố cục văn nghị luận:
- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn một luân điểm phụ)
- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
2. Văn bản hành chính là gì? Có mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
- Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan có thẩm quyền hạn để giải quyết
-Có ba loại văn bản hành chính:
+ Thông báo:
Dùng khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng xuống câp thấp hơn) hoặc muốn cho nhiều người biết
Nhằm phổ biến một nội dung, được trình bày theo một mẫu có sẵn
+ Đề nghị:
Dùng khi cần đề đạtmột nguyện vọng nào đó chính đáng của nhân dân hay tập thể đối với cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết
Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến; được trình bay theo mẫu có sẵn
+ Báo cáo:
Dung khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn
Nhằm tổng kết, nêu những gì đã đạt được cho cấp trên biết
(*) Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài văn lâp luận
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
MB: -Giới thiệu về nên văn học dân gian việt nam
-Đưa câu tục ngữ cần bình,chứng mình, giải thích
TB: -Giải thích nghĩa đen
-Giải thích nghĩa bóng
-Đưa ra dẫn chứng để chứng mình có kết hợp lí lẽ
-Bình luận sâu hơn về câu tục ngữ đó
-Mở rộng các câu có cùng ý nghĩ
KB: -Rút ra bài học gì khẳng định tính đúng dắn
(*) Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
-MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái gì lại là một vấn đề khác. Không phải chỉ học ở sách vở mới là giỏi, không phải chỉ học rộng biết nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn "
-TB:
+ Đoạn 1: Giải thích câu tục ngữ:
Đàng : nghĩa là đường
Sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : Không phải chỉ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu biết và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành một con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé
Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhiều điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở không có, có thêm những kinh nghiệm sống, được tiếp xúc, trải nghiệm, biết thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
Doanh nhân giỏi đâu phải học một khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ không chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đâu có thể dạy họ phải thương lượng với khách hàng như thế nào? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu không chịu khó tìm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ không có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
Con người không chỉ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải biết giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....
Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện – một phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp một bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới thành phố mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà không vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỉ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thì liệu ông có thể có được phát minh giá trị ấy không? Niu-tơn ra đường tiếp xúc với đời sống thực tế, những con người trong một xã hội, một cộng đồng lại phát minh ra cả một điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi một ngày đàng học một sàng khôn" sao?
Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc những tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc với xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
-KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi.
File đính kèm:
- NOI DUNG CAU HOI ON VAN 7 KI II 1314.doc