I. MỤC TIÊU :
- Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
II. KIẾN THỨC CHUẨN :
1. Kiến thức :
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
2. Kĩ năng :
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
3. Thái độ :
III. CHUẨN BỊ : giáo án
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
3. Giới thiệu bài :
146 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trần Thanh Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện :
Ghi tựa bài : “Kiểm tra tổng hợp cuối năm”
Hoạt động 2 : Chuẩn bị cho kiểm tra
I. Hướng dẫn HS cách ôn tập (Đã nêu ở tiêt 130)
II. Đề kiểm tra do PGD soạn
Hoạt Động 03 : Hướng dẫn tự học :
-Dặn dò HS ôn tập theo hướng dẫn
Tuần 36, Tiết :133 - 134 NS:6/5 ND: 7 /5/2013
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
VÀ TẬP LÀM VĂN (TT )
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc yêu cầu và cách thúc sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
II. Kiến thức chuẩn :
1. Kiến thức :
- Yêu cầu của việc sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
2. Kĩ năng :
- Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống.
- Nhận xét về đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình.
- Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
III. Chuẩn bị :
IV . Hướng dẫn – thực hiện :
1- Ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Giới thiệu bài : Hai tiết thực hành chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn, giúp HS có cơ hội trình bày những văn bản các em đã sưu tầm được.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức:
Vào bài :
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
Kiểm tra các tổ về công việc sưu tầm và biên tập.
Thảo luận tìm hiểu bài :
-Các nhóm kiểm tra lẫn nhau
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
-Các HS còn lại góp ý, nhận xét lẫn nhau.
-Tổ chức cho HS ở các nhóm trình bày bản thống kê sưu tầm của nhóm
-GV và HS cùng nhận xét, đánhgiá
-Biểu dương các thành tích nổi bật, nhẹ nhàng góp ý các hạn chế (nếu có)
-Hoạt động 2 : Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc long tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn.
Ghi tựa bài: “Chương trình”
Tiến hành thực hành
1. GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trog tổ
2. GV phân công cho một số HS khá phụ trách việc biên tập (loại bớt câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
3. Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao tục ngữ đã sưu tầm : chọn câu hay, giảng câu hay, giải thích địa danh, tên người, cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
4. Biểu dương hoặc trao tặng phẩm cho tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
Hướng dẫn tự học:
-Đánh giá chung các hoạt động sưu tầm và báo cáo của các nhóm.
-Nhắc nhở HS hoàn thiện hơn nữa bộ sưu tập của mình
-Soạn trước bài “Hoạt động Ngữ văn”
TUẦN 36, TIẾT:135 – 136
NS :
ND :
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. Mục tiêu :
- Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.
- Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận.
II. Kiến thức chuẩn :
1. Kiến thức :
-Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2.Kĩ năng :
- Xác định được giọng điệu văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
- Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận trong văn bản.
III. Hướng dẫn – thực hiện :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Giới thiệu bài : Hai tiết hoạt động Ngữ văn giúp HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng thể hiện chính xác, gợi cảm việc đọc các văn bản văn chương
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Các nhóm tổ chức đọc với nhau .
-Các tổ cử người cùng thi đọc với các tổ khác.
-Hướng dẫn HS củng cố và dặn dò:
-Soạn trước bài “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.”
Tiến hành hoạt động
I. GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà : HS thống kê các văn bản nghị luận đã học.Căn cứ vài nội dung, xác định giọng điệu chung của toàn bộ văn bản.Đánh dấu, ghi chú về cách đọc văn bản, gạch dưới những vế cần đọc nhấn mạnh và cần biểu cảm cho phù hợp với giọng điệu chung đã xác định ở trên. Đến lớp GV có thể kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
II. Chia tổ : Cho HS đọc với nhau trong tổ chọn một HS đại diện tổ đọc trước lớp ( đọc trôi chảy, đọc diễn cảm)
HS nhận xét từng bạn , cuối cùng GV uốn nắn và đọc mẫu một số đoạn, câu; sau đó GV tổng kết.
Hoạt động 3- Củng cố và dặn dò :
-Tuyên dương những tổ và các thành viên trong tổ có cách thể hiện tốt trong đọc văn bản.
-Nhẹ nhàng khắc phục những nhược điểm của HS (nếu có).
Tuần 37, TIẾT: 137 -140
Tuần 37, Tiết :137 - 138 NS: 10/5/2013 ND: 14/5/2013
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu :
- Biết cách khắc phục mọt số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
II. Kiến thức chuẩn :
1. Kiến thức :
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng :
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
III. Chuẩn bị : giáo án
IV. Hướng dẫn – thực hiện :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : chuẩn bị các tư liệu cho tiết học
3. Giới thiệu bài : Hai tiết học giúp chúng ta rèn luyện viết chính tả tốt hơn.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức:-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
I.Nội dung luyện tập:
-GV ra bài tập cho HS:
-Nghe đọc để viết một đoạn văn trong bài “Ca Huế trên sông Hương”: từ “Xứ Huế.lí hoài Nam”
-Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2
2. Làm các bài tập chính tả :
- Điền vào chỗ trống :
* Điền ch hoặc tr vào chỗ trống :
ân lí, .ân châu,..ân trọng,.ân thành.
* Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm:mâu chuyện, thân mâu, tinh mâu tử, mâu bút chì ?
* Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống ?
Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, dành)..dụm, để.,tranh.,.độc lập.
Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ chỗ thích hợp: liêm, dũng..khí,..vả ?
b.Tìm từ theo yêu cầu:
-Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)
-Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất, có thanh hỏi (khỏe), hoặc thanh ngã (rõ) ?
-Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa hoặc đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn?
+ Trái nghĩa với chân thật?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài ?
Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dể lẫn ?
+ Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?
d. Các tổ nhận xét cho nhau, GV chốt.
-GV hướng dẫn các nhóm lập sổ tay chính tả:
+Ghi chép các từ khó, dễ lẫn
+Cập nhật các từ mới
+Có ý thức rèn luyện chính tả thường xuyên,
-Hoạt động 2. Hướng dẫn tự học :
- Đọc lại cá bài làm văn của chính mình và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
I.Nội dung luyện tập:
1.Đối với các tiếng miền Bắc:( tr - ch, s – x, r – d – gi, l – n )
2. Đối với các tiếng miền Trung và miền Nam ( c –t. n- ng. dấu hỏi, dấu ngã, I –iê, o – ô, v – d )
- Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi :
- GV đọc cho HS chép một đoạn trong bài “Ca Huế trên sông Hương.”
- Sau đó đổi bài cho nhau để kiểm tra các lỗi đã mắc, ghi nhớ và chữa các lỗi đã được kiểm rồi.
- GV bình chuyển sang tiết 2:
2. Làm các bài tập chính tả:
a. Điền vào chỗ trống
* Điền ch hoặc tr vào chỗ trống :
chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
* Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm:mẩu chuyện, thân mẫu, tinh mẫu tử, mẩu bút chì.
* Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống
Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, dành) dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập
Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí. sỉ vả.
b.Tìm từ theo yêu cầu:
-Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo) : chữa, trốn..
-Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất, có thanh hỏi (khỏe), hoặc thanh ngã (rõ) : nổi lên, nỗi niềm.
-Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái ghĩa với chân thật: giã dối
+ Đồng nghĩa với từ biệt:từ giã, giã biệt
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã gạo
Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dể lẫn
+ Đặt câu với mỗi từ : lên, nên
Anh ấy đi lên trên lầu .
Có rèn luyện mới nên người tài ba.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.
Cốm không phải là thức quà của người vội.
Đó là chiến thắng vang dội của các chiến sĩ ta.
d. Để củng cố cho các phần luyện tập trên, GV đề nghị các tổ nhận xét cho nhau, cuối cùng GVchốt lại những điểm cơ bản cần phải ghi nhớ.
II. Lập sổ tay chính tả :
Các nhóm tiến hành lập sổ tay chính tả để cải thiện việc viết đúng các âm, các vần hoặc dấu thanh dễ lẫn.
Hướng dẫn tự học :
- Nhận xét hai tiết luyện tập
- Tuyên dương HS thực hành tốt
- Soạn trước bài “Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm”
Tuần 37, Tiết : 139 – 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu :
- Giúp HS :
+ Đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm bài viết của mình về các phương diện:nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của ba phần (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn,) trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 chủ yếu là tập hai.
+ Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Giáo án chấm trả bài
2. Học sinh : Bài kiểm tra.
III.Kiểm tra bài cũ : Chuẩn bị các kiến thức có liên quan đến tiết trả bài.
- Giới thiệu bài : Hai tiết chữa bài giúp nhận ra lỗ hỏng kiến thức Ngữ văn của HS và tìm biện pháp khắc phục.
III. Hướng dẫn – thực hiện :
Hoạt động 1 : khởi động
Ghi tựa bài : “Trả bài”
Hoạt động 2 :Tiến hành chữa bài
- Nhắc lại đề kiểm tra
- Rút ra ưu khuyết điểm:
+ Ưu hiểu và làm tốt đề bài.
+ Khuyết : chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện hết các nội dung trong các câu của đề bài, trình bày bài viết còn tùy tiện, cẩu thả, câu , chữ chưa chuẩn.
+ Hướng khắc phục :
*Đối chiếu với đáp án của giáo viên, xem lại các kiến thức mà bài viết còn thiếu hoặc trình bày sai,tiếp thu những ý kiến đóng góp của bạnèđịnh ra giải pháp thích hợp nhất để chữabài đạt kết quả tốt nhất.
-Hoạt động 3-củng cố và dặn dò:
-Nhận xét tiết chữabài:
- Tuyên dương HS làm tốt bài kiểm tra.
+ Nhắc nhở các em còn yếu phải tích cực sửa đổi lại phương pháp học,thông hiểu bài.
-Số liệu thống kê:
Giỏi:
Khá:
TB:
Yếu:
File đính kèm:
- NV 7 HK2 - 2014.doc