1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là "túi khôn dân gian vô tận". Tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là " Cây đời xanh tươi". Tục ngữ có nhiều chủ đề. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu những câu tục ngữ về chủ đề : Thiên nhiên và lao động sản xuất
238 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kiến thức
Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
- Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản.
III -CHUẨN BỊ:
GV: SGK + Giáo án + VBT
HS: SGK + Vở ghi + VBT + Chuẩn bị bài.
IV - PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não.
V- TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Các em đã học xong chương trình ngữ văn 7. Để củng cố và khắc sâu kiến thức đó cô sẽ hướng dẫn các em một số hoạt động ngữ văn(tiếp).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
Các em cần đọc với giọng nhiệt tình, ca ngợi, giản dị mà trong trong, các câu văn trong bài nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán, cần ngắt câu cho đúng , chú ý câu cảm
Trong câu 1 chúng ta cần nhấn mạnh cụm từ nào ?
Sự nhất quán chuyển đất
Cần tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ nào?
Rất lạ lùng rất kì diệu.
Đoạn 3-4 : Cần đọc với giọng tình cảm ấm áp gần với giọng kể chuyện
Đoạn cuối: Cần phân biệt lời văn của tác giả và lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết
Bài “Ý nghĩa văn chương”
Giọng đọc chung của văn bản là giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía
- 2 câu đầu : giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo
- Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ làvị tha: Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện
- Đoạn : Vậy thìhét: Giọng giống đoạn 2
đọc mẫu một đoạn-> Học sinh khá đọc
Gọi 3-4 học sinh đọc cho đến hét
Nhận xét chung:
- Chất lượng đọc
- Kĩ năng đọc
- Những nhược điểm cần khắc phục
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận khác với văn bản trữ tình: giọng đọc rõ ràng mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận, tuy nhiên vẫn cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm
III. Đọc bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất
- Rất lạ lùng rất kì diệu.
IV. Đọc bài: Ý nghĩa văn chương
4. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung của bài
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài : Chương trình điạ phương phần tiếng Việt
Ngày soạn:10/5/2014
Ngày dạy: /5/2014
Bài 34 Tiết 138
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
Lưu ý: học sinh đã được học cách phát hiện và cách sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6 và ở học kì I lớp 7.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
III -CHUẨN BỊ:
GV: SGK + Giáo án + VBT
HS: SGK + Vở ghi + VBT + Chuẩn bị bài.
IV - PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não.
V- TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Trong các lỗi chính tả thì phổ biến nhất là sự nhầm lẫn giữa các dấu hỏi và dấu ngã. 2/3 dân số cả nước không phân biệt được dấu hỏi và ngã
Vậy ta phân biệt ntn?
Trong các từ láy tiếng Việt có qui luật trầm bổng. Nghĩa là trong hai từ láy hai tiếng thì hai chữ này đều là bổng hoặc trầm, chứ không có một chữ thuộc hệ bổng lại láy âm với hệ trầm.
Hệ bổng: Sắc, hỏi, không
Hệ trầm : Huyền, ngã, nặng
VD: Chặt chẽ, nhớ nhung, nhơ nhớ
Ngay cả những từ không thể đứng riêng một mình cũng vậy
Vd: õng ẹo, trục trặc
Gặp một chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay dấu ngã thì ta tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nói mang dấu sắc, không dấu hoặc dấu hỏi -> nói sẽ là dấu hỏi. Ngược lại nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã
VD: Hệ bổng
Mê mẩn, ngẩn ngơ, bảnh bao, đảm đang, ngủ nghê
Hỏi- hỏi
Khủng khỉnh, đủng đỉnh, lửng thửng, lẩn thẩn, lỏng lẻo, bủn rủn, rủng rỉnh
Sắc - hỏi
Sáng sủa, sớm sủa, rẻ rúng, nhảm nhí, hối hả, gắt gỏng, hắt hủi, đắt đỏ, bướng bỉnh
1. Các mẹo về chính tả
- Hệ bổng: Sắc, hỏi, không
- Hệ trầm : Huyền, ngã, nặng
- Gặp một chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay dấu ngã thì tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nói mang dấu sắc, không dấu hoặc dấu hỏi -> nói sẽ là dấu hỏi. Ngược lại nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã
VD: Hệ bổng
Mê mẩn, ngẩn ngơ, bảnh bao, đảm đang, ngủ nghê
Hỏi- hỏi
Khủng khỉnh, đủng đỉnh, lửng thửng, lẩn thẩn, lỏng lẻo, bủn rủn, rủng rỉnh
Sắc - hỏi
Sáng sủa, sớm sủa, rẻ rúng, nhảm nhí, hối hả, gắt gỏng, hắt hủi, đắt đỏ, bướng bỉnh
4. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung của bài
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài : Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Ngày soạn:10/5/2014
Ngày dạy: /5/2014
Bài 34 Tiết 139
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
Lưu ý: học sinh đã được học cách phát hiện và cách sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6 và ở học kì I lớp 7.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kĩ năng
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
III -CHUẨN BỊ:
GV: SGK + Giáo án + VBT
HS: SGK + Vở ghi + VBT + Chuẩn bị bài.
IV - PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não.
V- TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
VD. Hệ trầm
Huyền- ngã:
Mỡ màng, nhỡ nhàng, trễ tràng, não nề , não nùng, dỗ dành, kĩ cang, rõ ràng, cũ càng, dãi dầu, loã lồ, hãi hùng, bão bùng.
Ngã - ngã
Loã xoã, nhũng nhiễu, nhũng nhẵng, lõm bõm, bỗ bã, lẫm chẫm, lẵng nhẵng
Nặng- ngã
Thõng thẹo, nũng nịu, rộng rãi, quãnh quẽ, vỡ vạc, nhão nhẹt, lộng lẫy, rồn rã
Đối với những từ Hán Việt toàn quốc đều có sự lẫn lộn. Gặp trường hợp này ta áp dụng mẹo.
mình (M) nhớ ( NH) nên ( N) viết(V) là ( L) dấu (D) ngã ( NG)
Ngoài ra gặp chữ Hán Việt khác thì cứ viết dấu hỏi
M: Mĩ mãn, mĩ cảm, mẫn cảm, mãnh hổ, mẫu số, mãng xà, miễn dịch, giờ mão, kiểu mẫu, mãn khoá
N: Truy nã, trí não, nam, nữ, nỗ lực
V: Vũ lực, vãng lai, vãn cảnh, vĩ tuyến, hùng vĩ, đảo vũ
NH: Nhũng nhiễu, nhã nhặn, nhuyễn thể, nhẫn nại, nhũ tương, nhiễm độc, thổ nhưỡng
L: Phụ lão, kết liễu, lữ khách, lễ độ, thành luỹ, lẫm liệt
D: Dã man, dũng cảm, dưỡng sinh, dĩ nhiên, diễm lệ, diễn viên
NG: Ngôn ngữ, tín ngưỡng, nghĩa vụ, nghiễm nhiên, hàng ngũ, ngũ sắc, vị ngã
Có một ngoại lệ : Ngải cứu
Ngoài bảy âm đầu trên, các chữ Hán Việt đều viết dấu hỏi
1. Các mẹo về chính tả
VD. Hệ trầm
Huyền- ngã:
Mỡ màng, nhỡ nhàng, trễ tràng, não nề , não nùng, dỗ dành, kĩ cang, rõ ràng, cũ càng, dãi dầu, loã lồ, hãi hùng, bão bùng.
Ngã - ngã
Loã xoã, nhũng nhiễu, nhũng nhẵng, lõm bõm, bỗ bã, lẫm chẫm, lẵng nhẵng
Nặng- ngã
Thõng thẹo, nũng nịu, rộng rãi, quãnh quẽ, vỡ vạc, nhão nhẹt, lộng lẫy, rồn rã
2. Bài tập:
4. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung của bài
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài : Trả bài kiểm tra học kì II
Ngày soạn: 10 /5/2014
Ngày dạy: /5/2014
Bài 34 Tiết 140.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
THEO ĐỀ CỦA PHÒNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức:
- Qua việc nhận xét, trả và chữa bài giúp học sinh củng cố kiến thức và kĩ năng tổng hợp môn ngữ văn học kì II
2. Về kĩ năng:
- Phân tích lỗi sai trong bài làm của bản thân, tự sửa trên lớp và ở nhà.
- Kĩ năng sống: ra quyết định, ứng xử cá nhân ....
III -CHUẨN BỊ:
GV: SGK + Giáo án + Chấm bài của HS
HS: SGK + Vở ghi + VBT + Đọc trước bài.
IV - PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, kĩ thuật động não.
V- TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức:
GV kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài
Các em đã làm bài kiểm tra cuối kì II ở tiết 132, 133. Giờ hôm nay cô sẽ trả bài. Qua giờ học này cô sẽ giúp các em nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân và rút kinh nghiệm để làm bài sau tốt hơn .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?
G
?
H
?
G
GV gọi 1 hs nêu lại đề bài
GV :Yêu cầu hs phân tích đề.
Đề thuộc thể loại gì ? Nội dung ?
- Thể loại : Kiểu bài lập luận chứng minh
- Nội dung : Làm rõ mối quan hệ giữa việc học hôm nay và cuộc sống mai sau.
Phạm vi?
Thực tế
GV: Cho HS chép đáp án biểu điểm phòng GD đã cho.
GV Nhận xét ưu- nhược điểm.
I. Đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề:
II. Nhận xét ưu- nhược điểm.
1. Ưu điểm:
- Đa số hs hiểu đề.
- Nhiều em trình bày sạch, đẹp, bạn Minh và Bá Nam, Khang chữ viết tiến bộ nhiều so với các bài kiểm tra lần trước.Ít mắc lỗi chính tả.
- Một số bài viết đạt kết quả cao: Trần Thảo, Mĩ Hạnh
2. Nhược điểm.
- Một vài học sinh xác định chưa đúng yêu cầu đề.
- Chưa biết cách lập luận chứng minh, dẫn chứng ít.
- Nội dung còn sơ sài.
- Sai lỗi chính tả nhiều, một số bài còn viết tắt: Chữ “một” viết bằng số (1)
III. Chữa lỗi sai phổ biến trong bài.
IV. Đọc bài mẫu.
V. Trả bài
4. Củng cố:
? Dàn bài chung cho văn nghị luận lập luận chứng minh
? Những yêu cầu để bài viết đạt được kết quả cao?
? Trước khi viết bài em phải làm gì?
5.Dặn dò:
- Viết lại bài
- Ôn lại các bài văn, tiếng Việt, tập làm văn.Chương trình Ngữ văn 7 đến đây là kết thúc. Chúc các em có một kì nghỉ hè vui vẻ, an toàn.
File đính kèm:
- giao an ngu van 7 ki II.doc