Hoạt động 1: Vo bi. 1 pht. Để giúp các em có thêm kiến thức về cầu long biên – một cây cầu rất nổi tiếng ở Hà Nội đã đi vào lịch sử. Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua văn bản: “ Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc – Tìm hiểu chú thích. 8 pht
Gọi HS đọc phần chú thích trong SGK.
Thế nào là VB nhật dụng? Cho biết đôi nét về cầu Long Biên.
Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên: môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em dân số,
Lưu ý một số từ khó trong SGK.
Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn chính. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
3 đoạn:
- Từ đầu “thủ đô HN”: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
- Tiếp đến “dẻo dai vững chắc” : Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động , đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
- Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện tại
Cho HS làm câu 1 trong vở bài tập.
Hoạt động 3: Phân tích VB. 15 pht
Gọi HS đọc đoạn: “cầu Long Biên mới khánh thành hết”.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tĩnh trong tâm hồn.Thời kì này, cầu Long Biên làm nhiệm vụ nhân chứng gì?
Nhận xét về lời văn của đoạn này?
Giàu hình ảnh và cảm xúc.Gợi cảm giác êm đềm, thư thái cho người đọc.
Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên?
Chiến tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ.
Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với mùa đơng 1946 và ngày trung đoàn Thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến, đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu?
Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ được kể lại qua những sự việc nào?
Nhận xét về lời văn miêu tả cây cầu trong đoạn này?
Dùng phép nhân hoá (cây cầu tả tơi như ứa máu), gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc (nước mắt ứa ra, tôi tưởng như đứt từng khúc ruột).
Tác dụng : diễn tả tình cảm đau thương và anh dũng của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ, đồng thời bộc lộ tình yêu của tác giả đối với cây cầu.
GD HS biết quý trong những di tích lịch sử, tình cảm đối với quê hương đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu mới nào khác bắc qua sông Hồng?
Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương.
Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
Câu văn cuối cùng “Còn tôi”. Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả bài viết này?
Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là “Cầu Long Biên– chứng nhân lịch sử” ? Có thể thay từ “chứng nhân” bằng “ chứng tích” được không?
Tác giả nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên không gọi cầu là vật chứng, chứng tích mà gọi là chứng nhân, nhân chứng à đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy xác định trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của Thủ đô, của đất nước cùng với con người.
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài văn?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS lòng yêu mến và tự hào về cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử của đất nước.
àHoạt động 4: Luyện tập. 5 phút
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Gọi HS lên bảng làm bài.
Nhận xét chấm điểm.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích: Văn bản nhật dụng:
Chú thích (*) SGK/125.
II. Phân tích VB:
1. Cầu Long Biên, chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp:
- Cầu xây dựng từ năm 1898 do kĩ sư người Pháp Ép-phen thiết kế.
- Lúc đầu mang tên Đu- me. Cầu dài 2290m nặng 17 nghìn tấn.
- Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở nước VN thuộc địa
- Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ
hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
2. Cầu Long Biên, chứng nhân của độc lập và hoà bình:
- Đó là cây cầu thắng lợi của CMT8,
giành độc lập dân tộc cho VN.
- Nhân chứng của cuộc sống lao động hoà bình.
3. Cầu Long Biên, chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng:
- Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ.
+ Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
+ Đợt 2: cầu bị đánh 4 lần 1000m bị hỏng 2 trụ lớn bị cắt đứt. Năm 1972 cầu bị bom la – de.
- Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
4. Cầu Long Biên , chứng cho thời kì đổi mới đất nước và của tình yêu đối với VN:
- Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
- Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN.
- Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện.
- Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
à Ghi nhớ: SGK/128
IV. Luyện tập:
Bài 1:
4.4. Tổng kết: 5 phút
Bài văn nói về điều gì?
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nộivẫn mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ của Hà Nội mà của cả nước.
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài văn?
Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên với lối viết giàu cảm xúc
GD HS về lòng tự hào dân tộc
4.5. Hướng dẫn học tập: 5 phút
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 128.Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnhđặc sắc trong bài.
- Hiểu ý nghĩa “ chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.
- Sư tầm một số tranh ảnh, bài viết về cầu Long Biên.
- Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
- Soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.Đọc và tìm hiểu nội dung của văn bản.
5.Phụ lục:
Tuần 32
Bài : 31 Tiết:123
Ngày 12. 4. 2014
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ – VỊ NGỮ (TT).
1. Mục tiêu: Giúp HS.
a. Kiến thức:
- Hoạt động 2: Học sinh biết: Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Hoạt động 3, 4: Học sinh biết: Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
b. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện thành thạo: Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Chữa được các lỗi trên, bảo đảm
c. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng câu cho HS.
- Tính cách: Tự hào về ngơn ngữ tiếng Việt
2. Nội dung học tập:
Chữa các lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
3.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
HS: Tìm hiểu các lỗi sai.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :1 phút 6A1: 6A2: 6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: 5 phút
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Hãy phát hiện lỗi cho câu sau: (2đ)
Năm 1945, với sự thành công của CMT8, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.
A. Sai về nghĩa.
B. Thiếu CN.
C. Thiếu cả CN – VN.
D. Thiếu VN.
? Làm BT3, VBT? (7đ)
Nêu nội dung bài học hơm nay?
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
àHoạt động 1: 1 phút Lỗi về chủ ngữ, vị ngữ là những loại lỗi mà các em rất hay thường gặp. Để giúp các em khắc phục loại lỗi này, tiết này, cô tiếp tục hướng dẫn các em “Chữa lỗi về CN – VN”.
àHoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về câu thiếu cả CN lẫn VN. 5 phút
GV treo bảng phụ, ghi VD a, b SGK.
Chỉ ra chỗ sai trong những câu đó và nêu lên cách chữa?
HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
GD HS ý thức viết câu có đủ cả CN lẫn VN.
àHoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. 5 phút
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu VD nói về ai?
Dượng Hương Thư.
Câu trên sai như thế nào?
Về mặt nghĩa.
Nêu cách chữa lỗi?
GD hS ý thức viết câu đúng ngữ nghĩa.
àHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. 18 phút
GV ghi bài tập 1 trong bảng phụ treo bảng.
Cho HS thảo luận theo nhóm. Thời gian 4’.
Xác định CN-VN của từng câu.
Nhận xét làm bài của các nhóm.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
Hãy chỉ ra chỗ sai của từng câu rồi nêu cách chữa?
Hướng dẫn HS dùng câu hỏi để xác định CN-VN cho từng câu. Nêu không trả lời được thì đây là câu thiếu cảø CN lẫn VN.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
GV ghi bài tập 4 trong bàng phụ. Treo bảng.
Các câu trên sai ở chỗ nào?
Nhắc HS chú ý đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Nêu cách chữa các câu trên?
Cũng có thể tách thành hai câu đơn.
Cho HS làm bài trong vở bài tập.
I. Câu thiếu cả CN lẫn VN:
a. Chưa có CN và VN.
à Thêm CN và VN: Mỗi khi đi qua cầu Long biên, tôi đều sai mê ngắm nhìn những màu xanh mướt mắt của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.
b. Chưa có CN và VN.
à Thêm CN và VN: Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành 60% kế hoạch năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Câu sai về mặt nghĩa:
à Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp
mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sáo giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
III. Luyện tập:
Bài 1:
- Năm 1945, cầu / được đổi tên Long Biên.
- Cứ mỗi trong xanh, lòng tôi / lại nhớ oai hùng.
- Đứng trên cầu, đôi bờ, tôi / cảm thấy vững chắc.
Bài 3: câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
a/ Giữa hồ, nơi có cổ kính, hai chiếc thuyền / đang bơi.
b/ Trải qua dân tộc anh hùng, chúng ta / đã bảo vệ vững chắc non sông gấm
vóc.
c/ Nhằm ghi lại ác liệt, ta / nên xây
dựng bảo tàng “Cầu Long Biên”.
Bài 4:
- Trong các câu trên CN phù hợp với VN1 không phù hợp với VN2.
- Cây cầu / đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sơng và còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Thúy vừa mới đi học về, mẹ em Thúy đi ngay.
-Khi gọi em và cho em một câu bút mới.
4.4. Tổng kết: 5 phút
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Hãy phát hiện lỗi cho câu sau:
Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng ta.
A. Thiếu CN.
B. Thiếu cả CN, VN.
C. Thiếu VN.
D. Sai về nghĩa.
4.5. Hướng dẫn học tập: 5 phút
- Học bài, làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập.
- Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”. Tìm hiểu về công dụng của dấu câu.
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- Ngu Van 6Tuan 32.doc