Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hồng Tươi

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

I- MỨC ĐÔ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

3. Thái độ:

- Có ý thức tu dưỡng đạo đức trong cuộc sống: phải chín chắn, không kiêu ngạo.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

3. Thái độ:

- Có ý thức tu dưỡng đạo đức trong cuộc sống: phải chín chắn, không kiêu ngạo.

III. CHUẨN BỊ.

1- Thầy:

+ SGK, chuẩn kiến thức - kĩ năng.

+ Tiài liệu về Tô Hoài và tiểu thuyết Dế Mèn phiêu lưu kí.

2- Trò:

+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Bước I : ổn định tổ chức (0,5’):

Bước II: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

Bước III.Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.

* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý học tập.

- Phương pháp : Thuyết trình

- Kĩ thuật: kĩ thuật động não

- Thời gian : 1 phút.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hồng Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả miêu tả đặc điểm chung, vừa miêu tả những nét riêng của nhân vật, vừa miêu tả đường nét, màu sắc vừa miêu tả cử chỉ hành động của nhân vật. Đặc biệt tác giả sử dụng liên tiếp nhiều tính từ gợi tả vẻ đẹp khỏe khắn, săn chắc, đầy sức sống của Dế Mèn. - Tác giả tập trung miêu tả đôi càng của Dế Mèn. Đôi càng thể hiện sức mạnh của Dế Mèn, là vũ khí lợi hại của Dế Mèn. Đôi càng được miêu tả chắc, khỏe, đẹp khẳng định sức sống, sức mạnh trẻ trung của Dế Mèn. - Tính cách: Đi đứng oai vệ như con nhà võ, cà khịa với tất cả hàng xóm, quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo mấy anh Gọng Vó. -Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành, quen thuộc lên lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba. ® Chàng dế hùng dũng, cường tráng đẹp đẽ, hấp dẫn, tự tin, yêu đời, kiêu căng, tự phụ, hợm mình, coi thường kẻ khác. - Thời gian dự kiến: 75 phút. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật áp dụng: Tia chớp, động não. tiết 74 BƯỚC I.Ổn định tổ chức (0,5’): BƯỚC II.Kiểm tra bài cũ (9,5’): H: Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? H: Nhận xét của em về hình ảnh Dế Mèn ở đầu đoạn trích? BƯỚC III.Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới. * Hoạt động 3: Phân tích. - Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Thời gian dự kiến: 75 phút. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật áp dụng: Tia chớp, động não. THẦY TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ H: Mang tính kiêu căng vào đời. Dế Mèn đã gây ra chuyện gì để phải ân hận suốt đời? H: Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt hiện ra NTN? H: Thái độ của Mèn với Dế Choắt được thể hiện qua chi tiết nào? Thái độ đó tô đậm tính cách gì của Dế Mèn? H: Trước khi trêu chi Cốc, Dế Mèn đã nói gì? Thể hiện thái độ gì? H: Vì sao Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình? H: Em hãy nhận xét cách gây sự của Dế Mèn qua câu hát? H: Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn có hành động và thái độ như thế nào? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi trong 2’: Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao? H: Chứng kiến Dế Choắt bị chị Cốc mổ, Dế Mèn có hành động và tâm trạng như thế nào? Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 7’: + 1. Khi Dế Choắt bị trọng thương, khuyên Dế Mèn điều hơn lẽ thiệt, tâm trạng, thái độ của Mèn như thế nào? + 2. Hành động và thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn? + 3. Cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn? Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn lúc này? GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, chuẩn kiến thức H: Sau tất cả các sự việc trên, nhất là sau khi Choắt chết, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em đó là bài học gì? GV bình thêm - Suy nghĩ, trả lời: - Trao đổi, trả lời: - Trao đổi, trả lời: . - Suy nghĩ, trả lời: - Trao đổi, trả lời: - Trao đổi, trả lời: - Suy nghĩ, trả lời: ... - Thảo luận, trả lời: - Suy nghĩ, trả lời: . - Đại diện các nhóm trình bày: . . - Trình bày kết quả thảo luận, nhận xét - Suy nghĩ, trả lời Hết tiết 74 II. Tìm hiểu văn bản: 2. Bài học đường đời đầu tiên: - Khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc: + Rủ Dế Choắt trêu chị Cốc. + Hành động: Hát trêu rồi chui tọt vào hang - Kết quả của hành động: Chị Cốc mổ chết Dế Choắt. - Như gã nghiện thuốc phiện. - Cánh ngắn ngủn, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ=> Rất xấu xí, yếu ớt, lười nhác, đáng khinh - Đặt tên là dế Choắt - Tả Choắt rất xấu - Gọi Choắt là chú mày - Mắng, chế giễu khinh thường Dế Choắt. Khi Dế Choắt đề nghị giúp đỡ lên mặt kể cả, không cảm thông giúp đỡ => kiêu căng - Nói: “ Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”, “ Gương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!” -Thái độ hung hăng, tự cao, tự đại, tỏ ra chẳng sợ ai. - Mục đích: Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. =>Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. =>Chui tọt vào hang, nằm khểnh vắt chân chữ ngũ=> Dế Mèn rất đắc ý về hành động của mình, Dế Mèn láu cá. - Không=> Ngông cuồng. Vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt. - Kết quả của hành động: Chị Cốc mổ chết Dế Choắt. -Khiếp sợ nằm im thin thít + 1. Tâm trạng: Bàng hoàng ngẩn ngơ vì hậu quả không lường hết được. Hốt hoảng, lo sợ vì cái chết của Dế choắt và bất ngờ vì lời khuyên. Hành động: Quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than, đắp mộ to cho Dế Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. + 2. Hành động và thái độ ấy cho ta hiểu mèn có tình cảm với đồng loại, biết ăn năm hối lỗi + 3. Sự ăn năn của Mèn là sự ăn năn chân thành. Mèn hối hận vì lỗi lầm của mình, xót thương Dế Choắt mong Choắt chống lại, nghĩ đến sự thay đổi cách sống của mình. => Hối hận vì lỗi lầm của mình, xót thương Dế Choắt mong Choắt chống lại, nghĩ đến sự thay đổi cách sống của mình. - Bài học của Dế Mèn: => ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. - Thời gian dự kiến: 75 phút. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật áp dụng: Tia chớp, động não. Tiết 75 BƯỚC I.Ổn định tổ chức (0,5’): BƯỚC II.Kiểm tra bài cũ (7,5’): H: Sau tất cả các sự việc trên, nhất là sau khi Choắt chết, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là bài học gì? BƯỚC III.Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới. * Hoạt động 4: Khái quát, đánh giá. - Mục tiêu: Giúp HS khái quát lại các giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện. - Thời gian dự kiến: 6 phút. - Phương pháp: Thảo luận nhóm. - Kĩ thuật áp dụng: Trình bày trong 1’. THẦY TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu thảo luận trong 4’ : + 1. Đoạn trích đã nêu lên những nội dung gì? + 2. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho những con vật ở truyện này? Kể tên một vài tác phẩm có cách viết tương tự? + 3. Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này? GV thuyết minh thêm - Thảo luận theo nhóm, ghi kết quả ra VLT(dựa vào sự phân tích, trả lời): III. Ghi nhớ: + 1. Nội dung: . Vẻ đẹp cường tráng của Dế mèn. . Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. + 2. Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi. Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Chị Cốc: tự ái, nóng nẩy. . Tác phẩm có cách viết tương tự: Đeo nhạc cho Mèo, Hươu và Rùa. + Nghệ thuật: . Kể chuyện kết hợp với miêu tả. . Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. . Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. 1. Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ - Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. ý nghĩa: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. - Thời gian dự kiến: 6 phút. - Phương pháp: Thảo luận nhóm. - Kĩ thuật áp dụng: Trình bày trong 1’. * Hoạt động 5: Vận dụng. - Mục tiêu: Giúp HS thể hiện những điều đã học được sau khi học văn bản. - Thời gian dự kiến: 30 phút. - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật áp dụng: Tia chớp, trình bày trong 1’. THẦY TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV yêu cầu HS kể tóm tắt truyện. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trong 3’: Nhận xét về kết cấu, giọng kể câu chuyện? GV yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 3: ở cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 3: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về Dế Mèn. - Kể lại truyện - Thảo luận, trả lời: - Suy nghĩ, viết đoạn, trình bày cá nhân - Suy nghĩ, viết đoạn, trình bày cá nhân IV. Luyện tập. 1. Kể tóm tắt truyện? 2. Nhận xét về kết cấu, giọng kể câu chuyện? + Kết cấu: . Mở truyện: Hung hăng, hống hách - Kết truyện: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, sớn muộn cũng mạng vạ vào thân. => Kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm nêu bật tư tưởng chủ đề. + Giọng kể: Giọng kể xúc động chân thành và suy nghĩ sâu sắc khiến ta cảm thông hơn với Dế Mèn. 3- Bài tập 3: ở cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn. 4- Bài tập 4: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về Dế Mèn. - Thời gian dự kiến: 30 phút. - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật áp dụng: Tia chớp, trình bày trong 1’. BƯỚC IV. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (0,5’): - Học nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. - Làm bài tập phần luyện tập còn lại SGK. - Đóng vai Dế Mèn để kể lại truyện. - Chuẩn bị tiết 76: Phó từ: Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK. V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai hoac duong doi dau tien.doc
Giáo án liên quan