.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính
2.Kĩ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện
- Kể lại được truyện
@ Tích hợp KNS:
- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩa / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
3. Thái độ
-Phải có lòng thương người như vị thái y lệnh
II. Chuẩn bị của GV &HS
1. Giáo viên:
Bảng phụ , dự kiến các PPDH tích hợp
2. Học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
III. Phương pháp
- Động não: suy nghĩ về cách ứng xử của người thầy thuốc trong câu chuyện
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về giá trị của lối sống có trách nhiệm với người khác
IV.Tiến trình các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Nêu 5 sự việc diễn ra giữa mẹ - con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ)?
? Nêu ý nghĩa của truyện “Mẹ hiền dạy con”?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1p Trong xã hội có nhiều nghề và nghề nào cũng phải có đạo đức, nhưng có hai nghề mà XH đòi hỏi phải có đạo đức nhất do đó cũng được tôn vinh nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 17 - Trần Thị Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mảnh qua đường ruột ốc? à Buộc chỉ vào con kiến, bên kia vỏ ốc bôi mỡ
- Em bé được hưởng vinh quang là nhờ đâu?
à Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm.
- Ý nghĩa : Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
7
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Ngụ ngôn
- Vì sao Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung ? à Vì ếch sống lâu ngày trong giếng.
- Do đâu Ếch bị Trâu giẫm bẹp? à Do ếch nhâng nháo, đưa mắt lên nhìn trời chẳng để ý xung quanh.
- Bài học rút ra : Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên ta phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, không chủ quan, kêu ngạo.
8
THẦY BÓI XEM VOI
Ngụ ngôn
- Bài học rút ra: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. Phải biết lắng nghe ý kiến người khác, không giải quyết sự việc bằng hành động đánh nhau.
9
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
Ngụ ngôn
- Vì sao cô mắt, cậu tay, chân, bác tai so bì?
à Họ tị nạnh nhau.
- Lão Miệng có vai trò gì? à Ăn để nuôi dưỡng cơ thể
- Ai là người đầu tiên phát hiện vấn đề dẫn đến so bì? à Cô Mắt
- Bài học rút ra: Trong tập thể , mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó nhau để cùng tồn tại. Do đó phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
10
TREO BIỂN
Truyện cười
- Mục đích chính của truyện cười “treo biển” là gì?
à Mua vui.
- Có mấy người góp ý vào cái biển được treo?
à 4 người
- Ý nghĩa: Tạo tiếng cười mua vui, phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc.
11
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
Truyện cười
- Mục đích của truyện? à Đã kích thói khoe khoang.
- Ý nghĩa: phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe của.
12
CON HỔ CÓ NGHĨA
Truyện trung đại Việt Nam
- Thể loại?: à Truyện trung đại VN.
- Nghệ thuật chủ yếu trong truyện? à Nhân hóa
- Truyện nhằm nói lên điều gì? à Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.
- Chi tiết thể hiện rõ cái nghĩa của con hổ thứ nhất là? à Tặng cục bạc cho bà đỡ Trần.
- Truyện đề cao điều gì ?à Ân nghĩa trong đạo làm người
Ghi nhớ.
13
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
Truyện
trung đại
- Tác giả của văn bản là ai? à Hồ Nguyên Trừng
- Ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Hoạt động 2: HDHS ôn tập tiếng Việt: 20p
ó Bài 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
- Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Từ: + Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng
+ Từ phức: gồm 2 hay nhiều tiếng trở lên.Từ phức gồm có từ ghép và từ láy.
+ Từ ghép: là ghép các tiếng có quan hệ nhau về nghĩa
+ Từ láy: là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Xác định câu có mấy tiếng? Từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?
- Xem và làm lại các bài tập 1, 2, 5 sgk / 14; 15
ó Bài 2: TỪ MƯỢN
Khái niệm từ mượn: là những từ vay mượn của các ngôn ngữ khác.
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là mượn tiếng Hán
VD:Tráng sĩ, trượng,khôi ngô.
Xem và làm lại các bài tập 1, 3, 4 sgk/ 26
ó Bài 3: NGHĨA CỦA TỪ
Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
Các cách giải nghĩa: có 2 cách
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
VD:Tập quán:là thói quen của một cộng đồng.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
VD:Lẫm liệt;hung dũng,oai nghiêm
VD:Nao núng;không vững lòng tin ở mình nữa.
- Làm lại các bài tập 2, 3, 4 sgk/ 36
ó Bài 4: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa?
Chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa
Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
VD:Chân người,chân mèo (nghĩa gốc);chân trời, chân núi(nghĩa chuyển)
VD: Từ “chân” (trong “chân đồi”) được dùng với nghĩa nào? à Nghĩa chuyển
Làm lại các bài tập 1, 3 sgk/ 56, 57 và một số bài tập bổ sung
ó Bài 5: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
Các lỗi thường gặp: Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm; dùng từ không đúng nghĩa.
1.Lỗi lặp từ.
VD:Truyện Thạch Sanh hay nên em rất thích đọc truyện TS.
2.Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
VD:Tôi đi thăm quan cùng bạn bè.
VD:Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
VD:Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi cung bậc tình cảm.
VD:Đô vật là những người có than hình lực lưỡng.
3.Lỗi dung từ không đúng nghĩa.
VD:Tôi đề bạt Lan làm lớp trưởng.
VD:Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa mất của nông dân.
Xem lại bài tập 1, 2 sgk/ 68, 69; bài tập 2, 3 sgk / 76.
ó Bài 6: DANH TỪ
Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
VD:giáo viên,con mèo, trái bắp,quyển sách,quần áo.
Đặc điểm: kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, này, nọ, kia, ấy ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
Chức vụ: làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ danh từ cần có từ “là” đứng trước.
Các loại danh từ: có 2 loại (sơ đồ phân loại danh từ)
DANH TỪ
DT chỉ đơn vị
DT chỉ sự vật
DT chung
xã,huyện,tỉnh
Đơn vị tự nhiên
Đơn vị quy ước
DT riêng
TânAn,Tân Châu,An Giang.
Chính
xác
kg,tấn tạ
Ước
Chừng
Lu,hủ,bó,..
Đối với danh từ chỉ sự vật: gồm danh từ chung và danh từ riêng (khái niệm, cách viết hoa sgk/ 109)
Xem và làm lại các bài tập 1, 2, 3, 5 sgk/ 87; bài tập 1, 2, 3 sgk / 109
ó Bài 7: CỤM DANH TỪ
Khái niệm: là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD:Nhà tôi có một con mèo.
Cụm danh từ
Đặc điểm: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn so với danh từ.
Hoạt động trong câu: giống như danh từ (làm chủ ngữ )
Cấu tạo của cụm danh từ: có 3 phần : trước, phần trung tâm và phần sau.
VD:Tất cả những em HS chăm ngoan ấy.(Cụm DT đầy đủ)
Phần trước Phần Trung tâm Phần sau
Xem và làm lại bài tập 1, 2, 3 sgk/ 118
ó Bài 8: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
Khái niệm số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, khi biểu thị số lượng số từ đứng trước danh từ, khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh từ.
VD: Một canh,hai canh,lại ba canh.→ST chỉ số lượng.
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt.→ST chỉ thứ tự
Lượng từ: là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
VD:Tất cả học sinh đang học baì.
VD:Từng HS đang học bài.
Xem và làm lại bài tập 1, 2, 3 sgk/ 129
ó Bài 9: CHỈ TỪ
Khái niệm: là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
VD: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.VD:Một đêm nọ,Thận thả lưới.
(Chỉ từ)
Chức năng: chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ, làm chủ ngữ, làm trạng ngữ.
Bài tập 1, 2, 3 sgk/ 139
ó Bài 10: ĐỘNG TỪ
Khái niệm: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Đặc điểm:
+ Kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, vừa, mới tạo thành cụm động từ
VD:đi, đứng,chạy, nhảy.
+ Chức vụ: làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp.
Các loại động từ: có 2 loại đáng chú ý
+ Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)
Bài tập 1 sgk/ 147
ó Bài 11: CỤM ĐỘNG TỪ
Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành
Cấu tạo: gồm: phần trước, động từ trung tâm và phần sau
VD: Tôi đang ăn cơm.
PT ĐTTT PS
Bài tập 1, 2, 3 sgk/ 148, 149
ó Bài 12: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
Khái niệm tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
VD:Tím,xanh,mặn,nhạt,thông minh,xinh đẹp
Đặc điểm: khả năng kết hợp, chức vụ.
Các loại tính từ: có 2 loại
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Cấu tạo cụm tính từ: gồm: phần trước, tính từ trung tâm và phần sau
VD: Bạn Lan rất xinh đẹp.
PT TTTT
Bài tập 1, 2, 3, 4 sgk/ 155, 156.
@Lưu ý:Xem lại các bài tập SGK,không cần thuợc lòng tất cả ghi nhớ mà chỉ nắm vững làm bài tập.
Hoạt động 3: HDHS ôn tập tập làm văn 40p
Học sinh nắm được 3 cách kể sau:
ð Kể chuyện dân gian.
Kể lại được một câu chuyện truyền thuyết, cổ tích:
- Dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể là gì?
Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Sự việc khởi đầu:
+ Sự việc phát triển:
+ Sự việc cao trào:
Kết bài: Kết thúc sự việc,nêu ý nghĩa truyện.
- Đề tham khảo:
1/ Kể câu chuyện truyền thuyết (cổ tích) mà em thích
VD: Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên,
ð Kể lại được một sự việc
- Dàn ý chung:
Mở bài: Giới thiệu sự việc sắp kể
Thân bài:
- Kể chi tiết sự việc đó
- Kể theo một trình tự nhất định
- Giải thích ý nghĩa sự việc đó
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về sự việc đó
- Một số đề tham khảo:
1/ Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi
2/ Kể về một việc tốt mà em đã làm
3/ Kể về một lần em mắc lỗi
4/ Kể về một chuyến về quê
ð Kể về một người nào đó
- Dàn ý chung:
Mở bài: Giới thiệu chung về người định kể
Thân bài:
Đó là người như thế nào? (hình dáng, tính cách, sở thích )
Người đó đã làm việc gì cho em , khiến em nhớ mãi?
Kể chi tiết sự việc đó.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người đó.
- Đề tham khảo:
Kể về người thân của em (ông bà, cha, mẹ, anh, chị .)
Mở bài: khái quát về người thân
Thân bài:
+ Ngoại hình, tuổi tác
+ Tính tình, sở thích, ước mơ của người thân
+ Công việc hàng ngày
+ Cách đối xử với em và mọi người xung quanh
+ Những việc làm của người thân đã tạo ấn tượng cho em
+ Kết hợp cảm xúc, tình cảm của mình trong khi kể
+Kể thật chi tiết một kỉ niệm ghi sâu vào lòng em
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với người thân
Hoạt động 4: HDHS học bài và chuẩn bị bài mới. 5p
- Về nhà xem lại tất cả các phần ôn tập (3 phân môn)
TLV: -Học kĩ các dàn bài,nắm vững kĩ năng kể chuyện đúng yêu cầu của đề.
- Bố cục đầy đủ 3 phần:MB-TB-KB
- Rèn luyện chính tả,chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
- Kể chuyện dân gian: Phải đọc kĩ VB truyện để kể đầy đủ, diễn biến sự việc đến kết thúc.
- Kể chuyện đời thường: Phải chân thành, kỉ niệm sâu sắc kể thật chi tiết
- Kể chuyện tưởng tượng: Phải sáng tạo tuy nhiên phải trên cơ sở thực tế có thật
( Rút kinh nghiệm:..
File đính kèm:
- THAY THUOC GIOI COT O TAM LONG.doc