- HĐ1: Nhận diện chỉ từ trong câu.
Gv gọi Hs đọc đoạn trích (1) thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Các từ in đậm trong những câu (đoạn trích) bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Hs trả lời, GV nhận xét chốt.
- Tìm hiểu (2): So sánh các từ và cụm từ, từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm. (Định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác)
- Tìm hiểu (3): Nghĩa của các từ “ấy nọ” trong (3) có điểm nào giống và điểm nào khác với trường hợp đã phân tích ở (1), (2)?
+ Giống: cùng xác định vị trí của sự vật.
+ Khác: ở 1,2 định vị trong không gian; ở 3 định vị trong thời gian.
- Thế nào là chỉ từ?
Hs thảo luận trả lời lần lượt các câu hỏi.
GV nhận xét bổ sung chốt ý ghi nhớ sgk.
- HĐ2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu.
HĐ nhóm mỗi nhóm 1 câu.
- Trong các câu (1), chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
- Gv gọi Hs đọc ví dụ (2a).
+ Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong các câu (2a). Chỉ từ có thể làm gì trong câu?
- Gv gọi Hs đọc Vd (2b).
+ Tìm chỉ từ và xác định chức vụ.
+ Chức vụ cú pháp của chỉ từ là gì?
GV lần lượt cho các nhóm trả lời, nhận xét chốt ý ghi nhớ sgk.
- HĐ3: Ghi nhớ và luyện tập:
Gv cho Hs đọc mục “Ghi nhớ” và hướng dẫn các em luyện tập.
HS hoạt động nhóm làm bài, đại diện lên bảng trình bày.
GV nhận xét sữa chữa.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 57: Chỉ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 . Tiết: 57 chỉ từ
NS:4.12
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
- HĐ1: Nhận diện chỉ từ trong câu.
Gv gọi Hs đọc đoạn trích (1) thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Các từ in đậm trong những câu (đoạn trích) bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Hs trả lời, GV nhận xét chốt.
- Tìm hiểu (2): So sánh các từ và cụm từ, từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm. (Định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác)
- Tìm hiểu (3): Nghĩa của các từ “ấy nọ” trong (3) có điểm nào giống và điểm nào khác với trường hợp đã phân tích ở (1), (2)?
+ Giống: cùng xác định vị trí của sự vật.
+ Khác: ở 1,2 định vị trong không gian; ở 3 định vị trong thời gian.
- Thế nào là chỉ từ?
Hs thảo luận trả lời lần lượt các câu hỏi.
GV nhận xét bổ sung chốt ý ghi nhớ sgk.
- HĐ2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu.
HĐ nhóm mỗi nhóm 1 câu.
- Trong các câu (1), chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
- Gv gọi Hs đọc ví dụ (2a).
+ Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong các câu (2a). Chỉ từ có thể làm gì trong câu?
- Gv gọi Hs đọc Vd (2b).
+ Tìm chỉ từ và xác định chức vụ.
+ Chức vụ cú pháp của chỉ từ là gì?
GV lần lượt cho các nhóm trả lời, nhận xét chốt ý ghi nhớ sgk.
- HĐ3: Ghi nhớ và luyện tập:
Gv cho Hs đọc mục “Ghi nhớ” và hướng dẫn các em luyện tập.
HS hoạt động nhóm làm bài, đại diện lên bảng trình bày.
GV nhận xét sữa chữa.
3. Bài tập 3: Không thay được. điều này cho thấy chỉ từ rất quan trọng. Chúng có thể chỉ ra sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
I. Chỉ từ là gì?
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
- Chỉ từ thường làm phụ từ trong cụm danh từ.
- Ngoài ra, chỉ từ có thể làm chủ ngữ.
- Chỉ từ có thể làm trạng ngữ trong câu.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Tìm chỉ từ trong câu, xác định chức vụ cú pháp.
a. Hai thứ bánh ấy.
+ Định vị sự vật trong không gian.
+ Làm phụ ngữ sau trong cụm DT.
b. Đấy, đây. Định vị sự vật trong không gian; làm chủ ngữ.
c, Nay: Định vị sự vật trong không gian; làm trạng ngữ.
d. Đó:Định vị sự vật trong không gian; làm trạng ngữ.
2. Bài tập 2: Thay từ và giải thích.
a. Đến chân núi sóc = đến đấy.
b. Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
=> Viết như vậy để khỏi lặp từ.
4. Củng cố: Chỉ từ là gì? Hoạt động của chỉ từ trong câu
5. Dặn dò: Làm bài tập 3. Soạn bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”
***************************
Tiết: 58 Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
NS:4.12
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs.
- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: Thế nào là chuyện tưởng tượng? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Gv: Cho Hs tưởng tượng cụ thể cảnh mười năm sau em về lại mái trường mà hiện nay em đang học.
- Tiền đề của câu chuyện: Gv để cho Hs tự nhận mình sẽ là ai sau 10 năm nữa để Hs tưởng tượng:
- Gv cho Hs lần lượt phát biểu, tập nói theo từng mục. Uốn nắn những biểu hiện không đúng.
- Hướng dẫn hs cách làm bài cho các đề trong Sgk, tìm ý và lập dàn bài (đề a, b, c).
I. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
II. Lập dàn ý.
- Mở bài:
+ Em về thăm trường cũ nhân dịp nào?
+ Lý do.
- Thân bài:
+ Tâm trạng trước khi về thăm.....
+ Cảnh trường lớp sau 10 năm xa cách có gì đổi thay. (Những thiết bị, quang cảnh mới mẻ...)
+ Gặp gỡ những thầy cô giáo cũ thế nào? Thầy dạy bộ môn, thầy C/n, ......
+ Gặp gỡ các bạn cũ, những kỉ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện tại, những hứa hẹn....
- Kết bài:
+ Em cảm động, yêu thương và tự hào về nhà trường, về bạn bè.
+ Phút chia tay lưu luyến....
+ ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy?
III. Luyện tập:
4. Củng cố: Gv nhận xét giờ luyện tập.
5. Dặn dò: Làm hoàn chỉnh bài tập bổ sung. Soạn bài “Con hổ có nghĩa”.
---------------------------------------
Tiết: 59 Con hổ có nghĩa (tự học có hướng dẫn)
NS:4.12 (Truyện trung đại Việt Nam)
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”.
- Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
- HĐ1: Tìm hiểu về truyện trung đại.
GV cho hs đọc chú thích * nêu hiểu biết về truyện trung đại.
GV bổ sung.
- HĐ2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu truyện.
Gv hướng dẫn gọi Hs đọc.
(Giọng đọc gợi không khí li kì cảm động)
HS thảo luận nhóm tìm bố cục truyện
+ Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? ý mỗi đoạn.
+ Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ trần với con hổ thứ I.
Hs tìm chi tiết trả lời, gv nhận xét chốt.
- HĐ3: Tìm hiểu cái nghĩa của con hổ thứ II đối với bác Tiều.
+ HS đọc đoạn 2: Chuyện gì đã xảy ra giữa bác Tiều và con hổ thứ II.
+ Chuyện con hổ với bác Tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?
- HĐ4: So sánh mức độ thể hiện cái nghĩa giữa 2 con hổ.
HS thảo luận so sánh trình bày.
Gv nhận xét chốt. Có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa con hổ sau với con hổ trước: hổ trước đền ơn 1 lần, hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc còn sống và cả lúc ân nhân đã chết.
- HĐ5: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
+Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
- HĐ5: Luyện tập.
Gv hướng dẫn Hs thực hành ở nhà, kiểm tra trong khâu Kt bài cũ tiết sau.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
- Truyện trung đại: Sáng tác trong thời kỳ xã hội phong kiến (TkX đến Tk XIX) bằng chữ Hán, Nôm. Chủ yếu là kể việc (ký) kể về người, việc có thật (sử), mang tính chất giáo huấn đạo đức (truyện ngụ ngôn) có cốt truyện đơn giản, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động tâm lí còn sơ sài, đơn giản.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
1. Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:
- Xông đến cõng bà đỡ trần đến đỡ đẻ cho hổ cái -> táo bạo, hết lòng với hổ cái.
- Đền ơn cho bà đỡ Trần 1 cục bạc.
Khi được giúp đỡ -> biết ơn, đền ơn => biện pháp nhân cách hoá, con hổ như một con người mang tính người đáng quý. Hết lòng vì gia đình, biết ơn, đền ơn. Vui mừng có con, lưu luyến khi chia tay.
2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai:
- Bác Tiều chủ động, liều mình cứu hổ thoát chết vì bị hóc xương.
- Hổ đền ơn bằng các loại thú rừng.
- Khi bác chết, hổ thương tiếc, nhảy nhót trước mộ.
- Giỗ bác Tiều, hổ đem dê, lợn đến tế.
=> Biện pháp nhân cách hoá, tạo tình huống gay go: Việc trả ơn, tấm lòng thuỷ chung bền vững của hổ.
3. ý nghĩa của truyện:
Truyện đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người, khuyến khích điều cần thiết phải có trong mỗi con người đó là lòng biết ơn.
II. Luyện tập:
4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài “LT”. Chuẩn bị bài “Động từ”.
--------------------------------------
Tiết: 60 Động từ
NS: 4.12
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
- Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về “động từ “ đã học ở bậc tiểu học.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: Thế nào là chỉ từ? Đặt 1 câu có dùng chỉ từ. Hoạt động của chỉ từ trong câu là gì?
Đặt một ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ.
- Hs đọc các câu Sgk.
- Gv: Thế nào là động từ (ôn lại kiến thức ở bậc tiểu TH).
- Em hãy tìm động từ trong các câu dẫn trong bài?
- HS nhắc lại thế nào là động từ.
- Gv chốt, ghi.
- Động từ có những đặc điểm gì khác với Dt (về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ).
(Gv lấy các động từ đã tìm được ở (1) cho Hs kết hợp).
- Khả năng kết hợp của động từ Ntn?
HS trả lời, Gv chốt.
GV cho HS chọn 1 trong số động từ ở (1) đặt câu, nhận xét.
- Chức vụ cú pháp điển hình của động từ trong câu là gì?
- Hãy chọn 1 động từ bất kỳ (1) và đặt câu có Đt làm CN.
- Em có nhận xét gì khi động từ làm chủ ngữ trong câu?
HĐ2: Phân l oại động từ.
- Gv nêu tiêu chí phân loại động từ. (Sgk).
- Hs HĐ nhóm xếp các động từ vào bảng. nhận xét có các loại động từ nào?
GV chốt ý ghi nhớ sgk.
HĐ3: Luyện tập.
+ Bài tập 1: Hs Hđ nhóm tìm các động từ trong truyện “Lợn cưới...”. và cho biết động từ ấy thuộc loại nào?
GV cho đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
+ Bài tập 3: viết đúng các chữ s/x và các vần ăn, ăng.
I. Đặc điểm của động từ:
1. Khái niệm:
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
2. Khả năng kết hợp của động từ:
Động từ thường kết hợp các từ “đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy chớ, đừng” để tạo thành cụm động từ.
3. Chức vụ của động từ trong câu:
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
- Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ “đã, đang, sẽ, vẫn, cũng, hãy, chớ, đừng”.
II. Các loại động từ chính:
+ Trong tiếng Việt, có 2 loại động từ đáng chú ý:
- Động từ tình thái: (Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: (Không đòi hỏi động từ khác đi kèm) gồm 2 loại nhỏ.
- Động từ chỉ hành động: (Trả lời câu hỏi) “Làm gì?”.
- Động từ chỉ trạng thái: (Trả lời các câu hỏi) “Làm sao? Thế nào?”.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
+ Mặc, có, may, mặc, khen, thấy, bảo, giơ (ĐT chỉ tình thái)
+ Tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi, hỏi, khoe, đem ra....(ĐT chỉ hành động trạng thái)
2. Bài tập 3: Chính tả nghe viết bài “Con hổ có nghĩa”.
4. Củng cố: Thế nào là động từ? Lập bảng (mô hình) phân loại các loại động từ.
5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 2. Soạn bài “Cụm động từ”.
*****************
File đính kèm:
- TUAN15.doc