Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng

- HĐ1: Hướng dẫn đọc, tóm tắt truyện, tìm hiểu bố cục, từ khó.

Gv hướng dẫn Hs đọc. Chú ý giọng ấm ức bực bội của cô Tai, Chân, Mắt. Giọng hối hận của cả 4 khi nhận ra sai lầm của chính mình.

GV cùng Hs nối tiếp đọc, kể lại truyện hai lần

- Nêu bố cục truyện.

- HĐ2: Tìm hiểu văn bản.

 + Vì sao cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai so bì lão miệng? (Phân tích cách nghĩ của 4 người, sự thật sự thống nhất chặt chẽ giữa 5 người).

 + Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người nói chuyện con người có thể vì cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng mà chân tay, tai, mắt, miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?

HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt ghi nhớ sgk.

- HĐ3: Hướng dẫn Hs thực hiện phần “Ghi nhớ”.

 + Hs đọc ghi nhớ, học thuộc.

 + Gv phân tích các ý.

- HĐ4: Luyện tâp:

Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12. Tiết: 45 Chân,tay, tai, mắt, miệng NS: 12.11 (Tự học có hướng dẫn) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”. - Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: - Bài học ngụ ý trong truyện “ếch ngồi đáy giếng”. Kể lại truyện “ếch ngồi đáy giếng”. - Bài học ngụ ý trong truyện “Thầy bói xem voi”. Kể lại truyện “Thầy bói xem voi”. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hướng dẫn đọc, tóm tắt truyện, tìm hiểu bố cục, từ khó. Gv hướng dẫn Hs đọc. Chú ý giọng ấm ức bực bội của cô tai, chân, mắt. Giọng hối hận của cả 4 khi nhận ra sai lầm của chính mình. GV cùng Hs nối tiếp đọc, kể lại truyện hai lần - Nêu bố cục truyện. - HĐ2: Tìm hiểu văn bản. + Vì sao cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai so bì lão miệng? (Phân tích cách nghĩ của 4 người, sự thật sự thống nhất chặt chẽ giữa 5 người). + Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người nói chuyện con người có thể vì cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng mà chân tay, tai, mắt, miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì? HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt ghi nhớ sgk. - HĐ3: Hướng dẫn Hs thực hiện phần “Ghi nhớ”. + Hs đọc ghi nhớ, học thuộc. + Gv phân tích các ý. - HĐ4: Luyện tâp: Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn. I. Đọc, tìm hiểu chú thích: Bố cục: Nguyên nhân và tình huống truyện; Hành động và kết quả; bài học rút ra. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nguyên nhân việc so bì của cậu chân, cậu tay, cô mắt, bác tai với lão miệng: - Họ nhận thấy “họ làm việc mệt nhọc..., lão miệng chỉ ngồi ăn không” -> cách nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: Nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh. 2. Bài học ngụ ý: - Cá nhân không thể tồn tại, nếu tách khỏi cộng đồng. - Trong một tập thể, 1 thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. - Lời khuyên: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. III. Luyện tập: 4. Củng cố: Bài học ngụ ý của truyện? 5. Dặn dò: Học bài, ôn bài chuẩn bị Ktra 1 tiết TV (Ôn lại kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay) --------------------------------------------------------- Tiết: 46 kiểm tra tiếng việt NS: 12.11 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Củng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ, cụm danh từ. - Vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn (chữa lỗi tự đặt câu...). Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: HĐGV – HS Nội dung GV phát đề Hs suy nghĩ làm bài. Đề bài: I. Trắc nghiệm: (4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. 1. Các từ “Nguồn gốc”, “Con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào? A. Từ láy. B. Từ ghép. C. Từ đơn. D. Từ phức. 2. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ gần âm. A. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi cung bậc tình cảm. B. Đôi bàn tay của bác thợ dệt rất khéo léo. C. Giờ chơi, sân trường sôi động hẳn lên. D. Hôm nay chúng tôi đã thảo luận rất sôi nổi trong giờ học tiếng việt. 3. Nhận xét nào sau đây là định nghĩa đầy đủ nhất về nghĩa của từ. A. Nghĩa của từ là khái niệm mà từ biểu thị. B. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị. C. Nghĩa của từ là tính chất mà từ biểu thị. D. Nghĩa cảu từ là nội dung mà từ biểu thị. 4. Có mấy cách giải nghĩa từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 5. Trong các từ sau từ nào là từ mượn? A. Sông núi. B. Máy bay. C. Chữa cháy. D. Địa cầu. 6. Dòng nào sau đây nói đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. A. Viết hoa tất cả các tiếng. B. Viết hoa tiếng đầu tiên. C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên. D. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. 7. Các danh từ “Ngày xưa, miền, con trai” là danh từ chung hay danh từ riêng? A. Danh từ chung. B. Danh từ riêng. C. Cả A,B đều đúng. D. Cả A,B đều sai. 8. Trong câu “Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ” có mấy cụm danh từ . A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. II. Tự luận:(6 điểm). 1. Danh từ là gì? Cho 2 danh từ chỉ sự vật, đặt câu với một danh từ ấy, nêu chức vụ cú pháp của danh từ trong câu em vừa đặt. 2. Vẽ mô hình cụm danh từ. Xác định cụm danh từ trong các câu sau, chép các cụm danh từ vào mô hình em vừa vẽ. a. Tất cả những em Hs lớp 6A đang học bài tiếng việt. b. Nhiều ngôi nhà cao tầng đang mọc lên. 3. Viết lại các từ sau cho đúng. a. thành phố hồ chí minh. b. nguyễn văn bằng. 4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ Kt. 5. Dặn dò: Xem lại bài “Thứ tự kể trong văn Ts, tiết sau trả bài TLV số 2” ----------------------------------------------- Tiết: 47 Trả bàI tập làm văn số 2 NS: 12.11 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: - Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự. - Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. - Yêu cầu kể theo thứ tự kể (kể ngược) vai trò ngôi kể. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu đề. HS đọc lại đề bài nêu yêu cầu đề. Gv nhận xét khái quát. Về nội dung: Về hình thức: HS thảo luận xd dàn ý. GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu của đề. HĐ2: Nhận xét ưu nhược điểm của bài viết Nhận xét đánh giá phát bài cho hs. Gọi vài hs tự nhận xét bài viết của mình có đạt yêu cầu ở dàn ý vừa lập không. Đọc kết quả cụ thể tính %. GV chọn 1 số bài viết hay đọc để hs tham khảo; 1 số bài viết yếu kém đọc để sữa chữa khắc phục. - Câu, chính tả, diễn đạt dùng từ. + Đoạn hay, ý hay, câu hay. + Lỗi về câu, ý, từ, chính tả. Trả bài – Hs đổi bài rút kinh nghiệm: Hs đổi bài chấm lỗi rút kinh nghiệm. I. Đề: Kể về một việc tốt mà em đã làm Ii. Dàn ý. A. Mở bài: Giới thiệu việc tốt đã làm, cảm nghĩ sau khi làm đựơc việc tốt. Thân bài: - Tình huống xảy ra chuyện. - Nêu thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. - Cảm xúc tâm trạng của mình sau khi làm việc tốt. C. Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa tâm trạng cảm xúc. IIi. Nhận xét chung về bài viết. - ưu: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể ngược lại, cố gắng làm bài. - Khuyết: Một số bài làm bố cục không chặt chẽ 3 phần. + Diễn đạt lan man ở phần chính (thân bài). Một số Hs ý thức làm bài kém không tận dụng thời gian; nội dung sơ sài, trình bày lộn xộn;chữ viết xấu. + Không chú ý câu, ngữ pháp. IV. Đánh giá kết quả đọc bài sữa lỗi: - đạt điểm khá, giỏi .................................................................. - Đạt điểm Tb ........................................................................... - Yếu kém: .............................................................................. * Đọc 2 bài khá - giỏi. .................................................................................................. * Đọc 1 bài yếu kém: .................................................................................................... 4. Củng cố: Nhận xét chung về bài viết, Gọi điểm vào sổ. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Luyện tập xây dựng.........đời thường”. ***************************** Tiết: 48 luyện tập xây dựng bàI tự sự kể chuyện đời thường NS:12.11 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, Thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, của những lỗi chính tả phổ biến. - Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn bài. - Thực hành lập dàn bài. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hs làm quen với đề TLV. + Gv cho Hs đọc các đề văn (Sgk). + Hs xác định phạm vi, yêu cầu bài của mỗi đề. + Gv uốn nắn. + Hs ra một đề Tlv (tương tự như các đề trên). + Gv thu, nhận xét. - HĐ2: Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường. + Gv đề yêu cầu làm việc gì? + Hs trả lời, Gv nhận xét chốt ý. Cho Hs đọc dàn ý (trang 120) và nhận xét các ý. (Chú ý nhiệm vụ của phần mở bài, thân bài và kết bài). - Về thân bài (có thể hỏi). + ý thích của ông em và ông yêu các cháu đã đủ chưa? - Gọi Hs đọc bài tham khảo. ? Kể chuyện về 1 nhân vật cần chú ý đạt được những gì? HS trả lời, Gv nhận xét chốt ý. - HĐ3: Lập dàn bài cho 1 đề TLV kể chuyện đời thường. Hs làm dàn bài sơ lược. Gv thu bài, nhận xét, biểu dương những dàn bài khá, giỏi. I. Quá trình thực hiện đề tự sự: 1. Tìm hiểu đề: - Kể chuyện đời thường, người thật việc thật. 2. Phương hướng làm bài: - Kể những điều quan sát hoặc nghe thấy. - Các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn để thể hiện tập trung cho một chủ đề. 3. Dàn bài: Kể chuyện về 1 nhân vật. Cần chú ý: Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa. II. Lập dàn bài đề văn tự sự kể chuyện đời thường: Đề bài: Kể về một người bạn mới quen của em. 4. Củng cố: Các yêu cầu làm bài văn tự sự. 5. Dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị bài viết số 3 (đề chuẩn bị trang 119). -------------------------------------- .

File đính kèm:

  • docTUAN12.doc