Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự - Trần Thị Thùy Trang

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 1.Kiến thức:

 - Hai cách kể -hai thứ tự kể: kể Xuôi, kể ngược.

 - Điều kiện càn có khi kể ngược.

 2.Kĩ năng:

 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

II. Chuẩn bị:

1. Về phía giáo viên:

 - SGV, SGK, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 (tập 1), Chuẩn kiến thức THCS.

2. Về phía học sinh:

 - Học và soạn bài theo yêu cầu GV.

III. Tiến trình hoạt động :

1. Kiểm tra bài cũ:

? Ngôi kể là gì? Cho ví dụ?

? Phân loại ngôi kể?

2. Bài mới:

Văn tự sự có 2 cách kể đó là kể xuôi và kể ngược.Vậy chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu nào khi kể .Nếu không theo thứ tự thì ý nghĩa câu chuyện sẽ thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự - Trần Thị Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2010 Tiết 36 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ @J? I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1.Kiến thức: - Hai cách kể -hai thứ tự kể: kể Xuôi, kể ngược. - Điều kiện càn có khi kể ngược. 2.Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. II. Chuẩn bị: 1. Về phía giáo viên: - SGV, SGK, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 (tập 1), Chuẩn kiến thức THCS. 2. Về phía học sinh: - Học và soạn bài theo yêu cầu GV. III. Tiến trình hoạt động : 1. Kiểm tra bài cũ: ? Ngôi kể là gì? Cho ví dụ? ? Phân loại ngôi kể? 2. Bài mới: Văn tự sự có 2 cách kể đó là kể xuôi và kể ngược.Vậy chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu nào khi kể .Nếu không theo thứ tự thì ý nghĩa câu chuyện sẽ thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA S ND GHI BẢNG Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. I. Thứ tự kể trong văn tự sự: ? Yêu cầu HS đọc mục 1 S/97. è HS đọc - Khái niệm: Là trình tự các sự việc, bao gồm kể xuôi và kể ngược. ? Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? q – Giới thiệu ông lão đánh cá. - Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng. - Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần. è HS tóm tắt - Sự khác nhau giữa 2 cách kể này: *Kể xuôi ? Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự như thế nào? è Sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau. ? Thứ tự ấy có ý nghĩa gì? è Lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão đánh cá và cuối cùng bị trả giá. ð Ý nghĩa tố cáo và phê phán. ? Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không? è Không. ? Vậy, khi kể chuyện phải kể các sự việc theo thứ tự như thế nào? è HS đọc ghi nhớ S/98. - Khi kể chuyện có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên. Việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến hết. ? Yêu cầu HS đọc mục 2 S/97. è HS đọc *Kể ngược: ? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? (bảng phụ) è - Ngỗ mồ côi cha mẹ không có người kèm à hư hỏng bị mọi người xa lánh. - Ngỗ tìm cách trêu chọc lừa mọi người. - Khi bị chó dại cắn Ngỗ kêu cứu nhưng mọi người không cứu. - Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại. ? Bài văn đã kể theo thứ tự nào? è Thứ tự ngược. (Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân) ? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì? è Thể hiện tình cảm nhân vật, làm nổi bật ý nghĩa của bài học. ? Vậy, để gây bất ngờ, chú ý ta có thể đem phần nào ra kể trước? è HS đọc ghi nhớ S/98. - Nhưng để gây bắt ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. Lưu ý:Thứ tự 2 cách kể này phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Hoạt động 2: HDHS phần luyện tập. II. Luyện tập: ? Yêu cầu HS đọc BT1 S/98 và trả lời câu hỏi. è HS đọc 1. ? Câu chuyện kể theo thứ tự nào? Ngôi nào? è Kể ngược, ngôi 1 - Câu chuyện kể theo thứ tự ngược (hồi tưởng) - Chuyện kể theo ngôi 1. ? Yếu tố tưởn tượng đóng vai trò gì? è Bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhân vật. Làm cơ sở cho việc kể ngược. - Làm cơ sở cho việc kể ngược. 2. Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em đi chơi xa”. ? Hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài theo gợi ý S/99? è HS tự xây dựng q Nhận xét – chốt. Hoạt động 3:HDHS tự học III.Hướng dẫn tự học - Tập kể xuôi kể ngược một truyện dân gian. -Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cách lập 2 dàn ý một đề văn theo 2 ngôi kể. J Về nhà: Học thuộc bài 3. Củng cố: ? Kể theo thứ tự tự nhiên là gì? Cho ví dụ? ? Kể theo thứ tự ngược là như thế nào? 4. Chuẩn bị bài mới: J Soạn bài: Kiểm tra 2 tiết Viết bài TLV số 2 (văn kể chuyện) Yêu cầu HS đọc 5 đề SGK. Về nhà: chuẩn bị chu đáo để 2 tiết sau kiểm tra cho tốt. É Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docT 36.k6.doc
Giáo án liên quan