I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Nắm được các đặc điểm của danh từ.
-Nắm đc các tiểu loại của danh từ;Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
Lưu ý:HS đã học về danh từ ở Tiểu học.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1.Kiến thức
-Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ(Khả năng kết hợp,chhức vụ ngữ pháp)
- Các loại danh từ.
2.Kĩ năng.
-Nhận biết danh từ trong VB.
-Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-Sử dụng danh từ để đặt câu.
III. CHUẨN BỊ:
1. Về phía giáo viên:
- SGV, SGK, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1), Chuẩn kiến thức THCS.
- Bảng phụ
2. Về phía học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- SGK, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Việc dùng từ không đúng nghĩa sẽ dẫn đến tác hại gì?
? Nguyên nhân, cách khắc phục?
3. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Trần Thị Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
Ngày soạn: 26/09/2009
@J?
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Nắm được các đặc điểm của danh từ.
-Nắm đc các tiểu loại của danh từ;Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
Lưu ý:HS đã học về danh từ ở Tiểu học.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1.Kiến thức
-Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ(Khả năng kết hợp,chhức vụ ngữ pháp)
- Các loại danh từ.
2.Kĩ năng.
-Nhận biết danh từ trong VB.
-Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-Sử dụng danh từ để đặt câu.
III. CHUẨN BỊ:
1. Về phía giáo viên:
- SGV, SGK, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1), Chuẩn kiến thức THCS.
- Bảng phụ
2. Về phía học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- SGK, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Việc dùng từ không đúng nghĩa sẽ dẫn đến tác hại gì?
? Nguyên nhân, cách khắc phục?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND GHI BẢNG
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của danh từ
I. Đặc điểm của danh từ:
? Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/86.
? Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy”?
? Xung quanh danh từ có những từ nào?
? Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn?
? Tìm thêm một số danh từ khác ngoài ví dụ đã cho?
è HS đọc
è Con trâu.
è Ba, ấy.
è Vua, làng, thúng, gạo, nếp.
è Mưa: hiện tượng
Học sinh: người
Trâu: vật.
è HS đọc ghi nhớ SGK/86.
VD: SGK/86
? Như vậy, danh từ là gì?
1. Danh từ:
- Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,
Ví dụ: Học sinh,
? Đặt câu với các danh từ em tìm được trong ví dụ?
è 3 con trâu.
9 con.
3 thúng gạo.
? Từ ở phía trước danh từ là từ loại gì?
? Từ ở phía sau danh từ là từ loại gì?
? Vậy danh từ có thể kết hợp với những từ đứng trước và đứng sau nào?
è Số lượng
è Chỉ từ.
è HS đọc ghi nhớ SGK/86.
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ: này, ấy, đó,ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
Ví dụ: Ba con trâu ấy
q Cho ví dụ:
Học sinh đang lao động.
? Cho biết đâu là C, đâu là V?
q Cho ví dụ:
Tôi là học sinh.
? Cho biết đâu là C, đâu là V?
è Học sinh đang lao động
C V
è Tôi là học sinh
C V
? Từ 3 ví dụ trên, cho biết chức vụ chủ yếu của danh từ là gì?
è HS đọc ghi nhớ SGK/86.
- Chức vụ chủ yếu của danh từ là làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ danh từ cần có từ “là” ở phía trước.
Ví dụ: Học sinh đang lao động
C V
Tôi là học sinh
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
? Yêu cầu HS đọc mục 1/86
? Nghĩa của từ in đậm có gì khác với danh từ đứng phía sau?
Ba con trâu
Một viên quan
Ba thúng gạo
Sáu tạ thóc
è HS đọc
è Dùng để tính đếm người và vật.à Danh từ chỉ đơn vị.
1. Danh từ chỉ đơn vị:
? Vậy danh từ chỉ đơn vị là gì?
è HS đọc ghi nhớ SGK/87
- Nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật.
? Yêu cầu HS đọc mục 2/86 và trả lời.
è Khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên (con bằng chú, viên bằng ông)à đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi.
Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác (thay thúng bằng rá, tạ bằng tấn)à đơn vị tính đếm đo lường thay đổi.
? Tóm lại, danh từ chỉ đơn vị có mấy nhóm?
è Gồm 2 nhóm:
- Chỉ đơn vị tự nhiên
- Chỉ đơn vị quy ước
- Gồm 2 nhóm:
+ Chỉ đơn vị tự nhiên
+ Chỉ đơn vị quy ước
? Yêu cầu HS đọc mục 2/86 và trả lời.
è Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác (to, nhỏ) nên có thể thêm từ bổ sung về số lượng.
Không thể nói Sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, nếu thêm các từ: nặng, nhẹ đều thừa.
? Tóm lại, danh từ chỉ đơn vị quy ước có mấy loại?
? Danh từ in đậm ở phía trước chỉ đơn vị để tính đếm, đo lường. Vậy danh từ chỉ sự vật đứng sau dùng để làm gì?
è + Chính xác
+ Ước chừng.
è Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng,
Chính xác
Ước chừng.
2. Danh từ chỉ sự vật:
Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
III. Luyện tập:
? Yêu cầu HS đọc BT1/87 và trả lời.
(Tìm danh từ chỉ sự vật: Đồ vật trong nhà,các bộ phận cơ thể người, phương tiện giao thông, nghề nghiệp, qh hhọ hàng)
è Lợn, gà, bàn, cửa, nhà,
1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật:
Lợn, gà, bàn, cửa, nhà, chó, mèo,
Đặt câu: Chú mèo nhà em rất lười.
? Yêu cầu HS đọc BT2/87 và trả lời.
è - Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, ngài
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ vật: cái, bức, tấm, quả
2. Liệt kê các loại từ:
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, dì, cháu, ngài, viên
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ vật: cái, bức, tấm, quả, chiếc, quyển,tờ,
? Yêu cầu HS đọc BT3/87 và trả lời.
è - Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, km
- Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: hủ, bó, vốc, gang, đoạn
3. Liệt kê các danh từ:
- Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, km
- Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: hủ, bó, vốc, gang, đoạn
Hoạt động 3: HDHS tự học
IV.Hướng dẫn tự học.
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một doạn truyện đã học.
- Thống kê ccá danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
4. Chuẩn bị bài mới:
J Về nhà:
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Xem lại các bài tập đã giải trên lớp
J Soạn bài: “Ngôi kể trong văn tự sự”
Thế nào là ngôi kể?
Vai trò của ngôi kể?
Chuẩn bị phần “Luyện tập”?
É Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Tiết 32.k6.doc