Gv dựa vào phần chú thích giới thiệu tác giả, bài văn.
- HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung bài văn.
+ Gv đọc mẫu 1 đoạn, hướng dẫn, gọi Hs đọc.
+ Thống kê theo trình tự tên các loài chim được nói đến?
+ Tìm xem các loài chim có được xếp theo từng nhóm loại gần nhau hay không?
- HĐ2:
+ Các loài chim được miêu tả về phương diện nào và mỗi loại được miêu tả kỹ điểm gì? (Hình dạng, màu sắc, tiếng kêu, hót.).
+ Kết hợp tả và kể Ntn?
+ Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được miêu tả ở môi trường sinh sống hoạt động của chúng?
+ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim?
- HĐ3: Tìm hiểu câu hỏi 3:
+ Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu Vh dân gian như thành ngữ, đồng dao. Hãy tìm các dẫn chứng?
+ Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên đặc sắc gì?
+ Có điều gì chưa xác đúng?
- HĐ4: Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.
+ Bài văn đã cho em nhữn hiểu biết gì mới và những tình cảm Ntn về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 113, 114: Lao xao (Duy Khán), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Tiết: 113 + 114
NS:
ND: Lao xao
Người soạn: Trần Thị Hoa (Duy Khán)
Mục tiêu: Giúp Hs
- Cản nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loại chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: “Lòng yêu nước”.
- Bài văn nêu lên q chân lý phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, Hãy trình bày.
- Đọc thuộc lòng đoạn văn “Dòng suối... yêu Tổ quốc”.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Gv dựa vào phần chú thích giới thiệu tác giả, bài văn.
- HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung bài văn.
+ Gv đọc mẫu 1 đoạn, hướng dẫn, gọi Hs đọc.
+ Thống kê theo trình tự tên các loài chim được nói đến?
+ Tìm xem các loài chim có được xếp theo từng nhóm loại gần nhau hay không?
- HĐ2:
+ Các loài chim được miêu tả về phương diện nào và mỗi loại được miêu tả kỹ điểm gì? (Hình dạng, màu sắc, tiếng kêu, hót...).
+ Kết hợp tả và kể Ntn?
+ Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được miêu tả ở môi trường sinh sống hoạt động của chúng?
+ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim?
- HĐ3: Tìm hiểu câu hỏi 3:
+ Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu Vh dân gian như thành ngữ, đồng dao..... Hãy tìm các dẫn chứng?
+ Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên đặc sắc gì?
+ Có điều gì chưa xác đúng?
- HĐ4: Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.
+ Bài văn đã cho em nhữn hiểu biết gì mới và những tình cảm Ntn về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
- HĐ5: Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Duy Khán (1934 – 1995) quê ở Bắc Ninh.
2. Bài “Lao xao”: Trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim:
- Miêu tả nét nổi bật, đáng chú ý:
+ Bồ các: Tiếng kêu “Các, các...”.
+ Sáo: Hót.
+ Chim dữ: (Diều hâu, quạ, cắt). Bắt gà con, đánh nhau.
- Kết hợp tả và kể:
+ Chuyện con sáo học nói.
+ Sự tích con bìm bịp.
+ Cuộc giao chiến giữa các loài chim dữ.
=> Có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê, tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên làng quê ở tác giả.
Về chất văn hóa dân gian trong bài:
- Đồng giao: Bồ các là bác chim ri.
...............là chú bồ các.
- Thành ngữ: Dây mơ rế má.
Kẻ cắp gặp bà già.
Loa loa chuồng lợn.
- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp.
Sự tích chim chèo bẻo.
3. Tổng kết: Bằng sự quan sát tinh tường vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ lên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
III. Luyện tập:
4. Củng cố: HĐ5.
5. Dăn dò: Học bài, tiết sau Kt tiếng Việt (.... các Tp chính, câu TT đơn).
---------------------------------------------------------
Tiết: 115 kiểm tra tiếng việt
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học trong phần TV lớp.
- Biết nhận diến các hiện tượng ngôn ngữ đã học: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, các thành phần chính của câu.
- Biết phân tích các hiện tượng ngôn ngữ đó.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
4. Củng cố: Hs nhắc lại ghi nhớ + đọc thêm.
5. Dăn dò: Học bài + làm bài tập còn lại, xem trớc bài tiếp theo.
---------------------------------------------------------
Tiết: 116 Trả bài kiểm tra văn bài tập làm văn tả người
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
- Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập kiến thức, lý thuyết kỹ năng đã học.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Gv nêu lại yêu cầu của đề bài ra lần lượt cho Hs trả lời từng câu hỏi đề ra. Gv bổ sung.
- Ưu: Học bài, nắm yêu cầu câu hỏi, trả lời chính xác không thừa, không thiếu.
- Khuyết: 1 số Hs không học bài (câu 2).
Gv công bố kết quả đạt ở các mức độ (khá, giỏi, Tb, yếu, kém).
Gv nêu lại yêu cầu của đề bài chung (cụ thể, lập dàn ý trên bảng, Hs đối chiếu bài làm).
- Nhận xét: Ưu: Hiểu đề, cố gắng làm bài.
Khuyết: Chưa làm rõ quan hệ gần gũi, thân thiết của bản thân với người thân. Sai câu, từ.
I. Trả bài Kt văn:
1. Đáp án của đề bài: (Giáo án tiết 97).
2. Nhận xét bài làm:
3. Kết quả:
II. Trả bài TLV tả người:
Yêu cầu chung:
Yêu cầu cụ thể: (Dàn ý).
Nhận xét bài làm.
Đọc bài.
Đ. Kết quả.
E. Sửa sai.
4. Củng cố: Phương pháp tả người?
5. Dăn dò: Học bài, chuẩn bị “Ôn tập truyện và ký?
---------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan29.doc