- HĐ1: Phân biệt Tp chính với Tp phụ của câu.
+ Cho hs nhắc lại cá Tp câu đã học ở Th.
+ Hs đọc, xem xét câu ở (2).
+ Tìm các Tp câu trong câu ví dụ.
+ Thử lần lượt bỏ các câu Tp câu đã tìm được, cho biết:
+ Những Tp nào bắt buộc phải có mặt trong câu.?
+ Những Tp nào không bắt buộc phải có mặt trong câu:
+ Gv kết luận: Những Tp bắt buộc -> Tp chính. Những Tp không bắt buộc -> Tp phụ.
-> Tp chính của câu?
-> Tp phụ của câu?
- HĐ2: Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
+ Gọi Hs đọc câu vừa Pt ở (I).
+ Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước.
+ Vị ngữ trả lời cho những câu nào?
+ Gv gọi Hs đọc các câu a, b, c.
+ Phân tích cấu tạo của các vị ngữ trong các câu ấy? Cho biết.
+ Vị ngữ là từ, cụm từ.
+ Vị ngữ là từ thuộc loại nào?
+ Vị ngữ là cụm từ thuộc cụm từ nào?
- HĐ3: Hs đọc “GN” (I, II).
- HĐ4: Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo chủ ngữ.
+ Cho Hs đọc lại các câu đã phân tích ở (II: a, b, c).
+ Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái. nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
-> Chủ ngữ là gì?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 105, 106: Viết bài tập làm văn tả người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Tiết: 105 + 106
NS:
ND: Viết bài tập làm văn tả người.
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu:
Bài Tlv số 6 nhằm đánh giá Hs ở các phương diện sau:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trongkhi thực hành biết vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêngđã được học ở các tiết học trước đó (ở bài 18, 19, 29, 23).
- Các kỹnăng viết nói chung (diễn đạt, trình bày chữ viết, chính tả, ngữ pháp).
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Yêu cầu học sinh miêu tả toàn diện và thể hiện được quan hệ, thân thiết của mình.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em).
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giời viết bài.
5. Dăn dò: Chuẩn bị bài “ Các thành phần chính...).
---------------------------------------------------------
Tiết: 107 Các thành phần chính của câu
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp hs.
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Thế nào là hoán dụ? Có các kiểu hoán dụ nào?
- Chữa bài tập 2.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
- HĐ1: Phân biệt Tp chính với Tp phụ của câu.
+ Cho hs nhắc lại cá Tp câu đã học ở Th.
+ Hs đọc, xem xét câu ở (2).
+ Tìm các Tp câu trong câu ví dụ.
+ Thử lần lượt bỏ các câu Tp câu đã tìm được, cho biết:
+ Những Tp nào bắt buộc phải có mặt trong câu...?
+ Những Tp nào không bắt buộc phải có mặt trong câu:
+ Gv kết luận: Những Tp bắt buộc -> Tp chính. Những Tp không bắt buộc -> Tp phụ.
-> Tp chính của câu?
-> Tp phụ của câu?
- HĐ2: Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
+ Gọi Hs đọc câu vừa Pt ở (I).
+ Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước.
+ Vị ngữ trả lời cho những câu nào?
+ Gv gọi Hs đọc các câu a, b, c.
+ Phân tích cấu tạo của các vị ngữ trong các câu ấy? Cho biết.
+ Vị ngữ là từ, cụm từ.
+ Vị ngữ là từ thuộc loại nào?
+ Vị ngữ là cụm từ thuộc cụm từ nào?
- HĐ3: Hs đọc “GN” (I, II).
- HĐ4: Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo chủ ngữ.
+ Cho Hs đọc lại các câu đã phân tích ở (II: a, b, c).
+ Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
-> Chủ ngữ là gì?
+ Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi nào?
+ Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở câu a, b, c -> Cấu tạo chủ ngữ?
+ Câu có thể có mấy chủ ngữ.
- HĐ5: Hs đọc “GN” (III).
- HĐ6: Làm bài tập. Hs làm bài tập 1.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu:
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được 1 ý trọn vẹn.
- Tp không bắt buộc có mặt được gọi là Tp phụ.
II. Vị ngữ:
- Vị ngữ là Tp chính của câu có khả năng kết hợp với các từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Ntn? hoặc là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ,tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ.
III. Chủ ngữ:
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ.
- Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?, con gì?, hoặc cái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ trong những trườnghợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm Đt, cụm Tt cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
4. Củng cố: Thành phàn chính của câu là gì?
- Chủ ngữ? (khái niệm và cấu tạo).
- Vị ngữ?
- Thực hiện Hđ6 (bài tập 1).
5. Dăn dò: Học bài + làm bài tập 2. Chuẩn bị bài “Thi làm thơ 5 chữ”.
-------------------------------------------------------
Tiết: 108 Thi làm thơ năm chữ
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs.
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ 5 chữ.
- Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích, lý thú.
- Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những gì mình làm được.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: Đọc đoạn thơ (5 khổ thơ đầu) bài “Đêm nay Bác...”
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
- HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà (Bt1, 2).
+ Gọi Hs đọc lần lượt từ đoạn thơ (1, 2, 3).
+ Từ các đoạn thơ (1, 2, 3). Hãy rút ra các đặc điểm của thơ 5 chữ (khổ, vần, cách ngắt nhịp).
+ Ngoài các đoạn thơ (Sgk), em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó và rút ra nhận xét về đặc điểm của chúng?
+ HS làm bài tập 2 (Sgk).
- HĐ2: Thi làm thơ 5 chữ (làm tại lớp).
+ Hs ôn lại đặc điểm của thể thơ 5 chữ.
+ Gv nêu yêu cầu của bài học.
+ Hs Hđ nhóm: Hs trao đổi theo nhóm về các bài thơ 5 chữ (đã làm ở nhà), giới thiệu trước lớp bài làm của nhóm mình.
+ Trình bày:
+ Gv, các nhóm khác nhận xét, đánh giá (dựa vào đặc điểm của thể thơ).
+ Kết quả của các nhóm: (Nêu ưu, nhược).
I. Thơ năm chữ:
Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng 5 chữ (còn gọi là thơ ngũ ngôn) có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi, không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định.
Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thương 4 câu nhưng có khổ 2 câu hoặc không chia khổ.
II. Thi làm thơ năm chữ:
4. Củng cố: Gv nhận xét giờ TH.
5. Dăn dò: Soạn bài “Cây tre Việt Nam”.
---------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan27.doc