Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 5

Nội dung hoạt động

I ) Đọc hiểu văn bản :

II ) Chú thích :

· Truyền thuyết :

Là những loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng

 kỳ ảo .

thể hiện thái độ ca ngợi hoặc phê phán của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử ,

III ) Phân tích :

1- Tính chất kỳ lạ , cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

 *Lạc Long Quân :- Con trai thần Long Nữ, sống được cả trên cạn và dưới nước, sức khỏe vô địch .

-Có nhiều phép lạ : Giết 3 con yêu tinh hại dân .

*Âu Cơ : Dòng họ thần nông - Vị thần chủ trì nghề nông , dạy loài người trồng trọt , cày cấy .

2- Việc kết duyên của LLQ và Âu Cơ .

- Hoàn toàn tự nguyện do yêu thương nhau mà có .

- Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng , nở ra trăm người con hồng hào , khỏe mạnh đẹp đẽ

-Đàn con không cần bú mớm mà lớn lên như tổi , khôi ngô khỏe mạnh như thần .

* Việc chia con :

-Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển.

 - Âu Cơ đem 50 con lên núi ,chia nhau cai quản các phương , khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

* Theo truyện này thì người Việt Nam là con cháu của Lạc Long QUân và Âu Cơ hay con Rồng cháu Tiên .

 3- Tưởng tượng kỳ ảo là những chi tiết không có thật được các tác giả dân dan sáng tạo ra .

- Các chi tiết này khiến các nhân vật mang màu sác thần thoại : Hình tượng thần kỳ , lạ lùng .

* Ý nghĩa của các chi tiết :

- Khắc họa tô đậm tính chất kỳ lạ , lớn lao , đẹp đẽ các nhân vật và sự kiện .

- Thần kỳ hóa , linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi khẳng định lòng tự hào , tôn kính tổ tiên .

 4- Thảo luận : Ý nghĩa của truyện :

- Giải thích , suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam .

- Thể hiện ý nguyện đoàn kết ,thống nhât của nhân dân ta ở mọi miền đất nước .

IV ) Luyện tập :

1- Các truyện của các dân tộc khác :

" Quả bầu mẹ " ( Khơ Mú )

" Quả trứng to nở ra con người " ( Người Mường )

- Sự gần gũi về cội nguồn , sự dao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên lãnh thổ

 Việt Nam .

2 - Đọc diễn cảm truyện

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vua hùng truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh nào ? - Tiêu chuẩn nào ? ( Giáo viên lý giải : Không hoàn toàn lệ thuộc theo lệ truyền ngôi từ các đời trước . Quan trọng người nối ngôi phải có tài , có chí khí ....) ( Trổ tài là việc làm có ý nghĩa đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên...... ) - Lang Liêu khắc với các lang khác ở điểm nào ? - Viêc thần hiện ra trong giấc mộng là chi tiết rất cổ tích ( Các nhân vật mồ côi , bất hạnh hay được thần giúp đỡ..) - Kết quả cuộc thi trình tự ? - Tại sao 2 thứ bánh của Lang Liêu lại được vua Hùng chọn nối ngôi ? - Nhận xét về nhân vật Lang Liêu . - Ý nghĩa của truyền thuyế này là gì ? - Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập . Ý nghĩa của việc ngày tết nhân đân ta làm bánh chưng bánh dày ? - Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ? Nội dung hoạt động I / Đọc - Hiểu văn bản . II/ Chú thích : ( sách giáo khoa ). III / Phân tích : 1 - Hoàn cảnh ,tiêu chuẩn và hình thức truyền ngôi của vua Hùng . * Hoàn cảnh : Vua đã già , giặc ngoài đã dẹp yên , các con đông ( 20 người ) . * Tiêu chuẩn : Nối chí Vua không nhất thiết phải là con trưởng . * Hình thức : Nhân ngày lễ tiên vương , ai làm vừa ý Vua sẽ được truyền ngôi ( dâng lễ vật ). ( cuộc đua tài dâng lễ vật ) 2- Lang Liêu được thần giúp đỡ vì : - Sớm mồ côi mẹ . - Ra ở riêng và chỉ chăm việc đồng áng gần gũi với người dân lao động . - Thần thực ra là trí tụe và ý nguyện của nhân dân lao động . 3- Kết quả cuộc thi tài : - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông , quý trọng hạt gạo đã nuôi sống mình và chính mình đã làm ra hạt gạo ấy ) - Hai thứ bánh tượng trưng cho trời, đất . Hai thứ bánh hợp với ý Vua vì Lang Liêu là người có thể nối chí Vua là đem cái quý nhất trong trời đất , do chính bàn tay mình làm ra để lễ Tiên Vương . - Tài, đức, hiếu thảo . 4- Ý nghĩa của truyền thuyết : - Giải thích nguồn gốc sự vật . ( Nhân vật chính là chàng mồ côi...... ) - Đề cao nghề nông - Bênh vực kẻ yếu . IV / Luyện tập . 1- Đây là một phong tục có ý nghĩa : - Đề cao lao động . - Sự thờ kính Trời - Đất tổ tiên của nhân dân ta . - Thể hiện truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc , 2- Chi tiết : Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo . ( đây là chi tiết mang yếu tố thần kỳ làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện ) 4- Củng cố : Học sinh kể tóm tắt truyện . Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản . 5 - Dặn dò : Về nhà tập kể chuyện . Học kỹ bài . Soạn bài Thánh Gióng ./. Thứ.............ngày............tháng............năm........ Tiết 3. Tuần 1. Tiếng việt : Từ và cấu tạo từ tiếng việt Mục tiêu cần đạt : Củng cố và nâng cao một bước kiến về tiếng và từ đã học . Rèn kỷ năng nhận diện và sử dụng từ . Các kiểu cấu tạo từ - đơn vị cấu tạo từ Chuẩn bị : Tiến trình bài dạy : 1 - Ổn định tổ chức : Hát , kiểm tra sĩ số 2 - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của học sinh . 3 - Bài mới : T/G Phương pháp * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung . Từ là gì , nhận biết từ trong câu? - Câu trên có mấy tiếng, mấy từ ? - Rút ra nhận xét . - Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu từ đơn và từ phức . - Giáo viên cho học sinh điền các từ vào bảng phân loại . - Những từ nào có quan hệ với nhau về nghĩa ? ( ghép ) .và quan hệ láy âm giữa các tiếng( láy ). - Học sinh đọc trong sách giáo khoa * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập . - Tìm những từ đồng nghĩa với nguồn gốc trong câu ? - Nêu qui tắc xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ ? - Để phân biệt các thứ bánh với nhau ? - Hãy tìm những từ miêu tả tiếng khóc của con người ? Nội dung I / Từ là gì ? Đọc ví dụ . Nhận xét . - 12 tiếng , 9 từ . - Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ . -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu . Kết luận : Sách giáo khoa II / Từ đơn và từ phức : Đọc ví dụ . Nhận xét : Từ 1 tiếng : Từ , đấy , nước , ta , chăm , nghề , và , có , tục , ngày , tết , làm ,... từ đơn . Từ 2 tiếng : Chăn nuôi , bánh chưng , bánh dày ....( ghép ) . Trồng trọt ...( từ láy ). Kết luận : III/ Luyện tập : 1-. a/ Từ : Nguồn gốc , con cháu ...( Từ ghép ) b/ Nguồn cội , gốc rễ, gốc tích căn gốc . c/ Dì dượng , mẹ con , cha con . 2- Quy tắc sắp xếp trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc . - Theo giới tính : Ông bà, cha mẹ , anh chị. - Theo bậc ( vai vế ) : Cha anh , mẹ con , ông cháu . - Theo quan hệ ( gần xa ) : Cô chú , gì dượng ... 3- Các thứ tiếng đứng sau " bánh " phân biệt : - Cách chế biến : Rán , chiên , hấp ... - Chất liệu : Nếp , đậu xanh , kem .. - Tính chất : Dẻo ,phồng, ngọt , lạt ... - Hình dáng : Ú , tai voi ... 4- Miêu tả tiếng khóc của con người : Sụt sùi , rưng rức , nức nở , tỉ tê ... 5 - Tìm từ láy : Tả tiếng cười : lanh lảnh , sang sảng , hô hố ... Tả tiếng nói : ồm ồm , thỏ thẻ , lè nhè, khàn khàn .... Tả đang điệu : lom khom, nghênh ngang , lả lướt ... D - Củng cố , dặn dò . Giáo viên củng cố toàn bài . Cho học sinh nhắc lại nội dung cơ bản . Về nhà học kỹ nội dung bài . Đọc trước bài : Từ mượn ./. Thứ.............ngày............tháng............năm........ Tiết 4. Tuần 1 . TLV : Giao tiếp , văn bản và phương thức biểu đạt A - Mục tiêu cần đạt : Qua tiết học giúp học sinh ; Nắm được mục đích giao tiếp trong đời sống con người và xã hội . Khái niệm về văn bản và các kiểu văn bản . Rèn kỷ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học . B - Chuẩn bị : Một số văn bản chuẩn bị sẵn . C - Tiến trình hoạt động : Ổn định tổ chức : Hát , kiểm tra sĩ số . Bài cũ : Kiểm tra vở ghi của học sinh . Bài mới : T/G Hoạt động của giáo viên - học sinh - Hoạt động 1 : G/V cho học sinh đọc các ví dụ trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét . - Trong đời sống khi có một tư tưởng , tình cảm , nguyện vọng em phải lạm gì ? ( Lấy ví dụ ) . " CÓ công mài sắt có ngày nên kim" " Ai ơi ..................muôn phần " - Câu ca giao khuyên điều gì ? - Lời nói của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là văn bản không ?( Tổng kết thành tích - nêu nhiệm vụ của năm học mới ) _ Giáo viên lý giải thêm : Có thể thức - chủ đề , có mục đích yêu cầu .... - Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận - Giao tiếp là gì ? - Văn bản là gì ? - Hoạt động 2 : Học sinh tìm hiểu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt - Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập . - Nhận xét kiểu văn bản . Nội dung hoạt động I - Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt . Văn bản và mục đích giao tiếp . Ví dụ : Nhận xét : - Muốn biểu đạt tư tưởng , tình cảm cho người khác thì em phải giao tiếp với người đó . - Muốn biểu đạt đầy đủ ,trọn vẹn cho người khác hiểu điều mình định nói thì phải lập văn bản có chủ đề thống nhất , liên kết mạch lạc vận dụng cách biểu đạt để phù hợp với mục đích giao tiếp . - Câu ca giao dùng để khuyên "giữ chí cho bền " Chủ đề : Lập trường kên định , vững vàng. + Hai vế câu đã diễn đạt một ý trọn vẹn . + Đây là một văn bản . -Lời nói của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng là một văn bản ( văn bản nói ) vì nó là một chuỗi lời có chủ đề : nói về khai giảng có liên kết , bố cục rõ ràng , mạch lạc .Có cách truyền đạt đễ hiểu .... Đều là văn bản . * Kết luận : - giao tiếp là hoạt động truyền đạt tiếp nhận tư tưởng,tình cảm bằng phươmg tiện ngôn từ . - Văn bản là chuỗi lời nói hay bài viết có chủ đề thống nhất , có liên kết mạch lạc. Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 2 . Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt . a/ Các kiểu ( SGK ) b/ Bài tập : Theo thứ tự : 6-1-2-5-3-4 . II - Luyện tập 1- Tìm hiểu phương thức biểu đạt . a/ Tự sự d/ Bểu cảm b/ Miêu tả đ/ Thuyết minh c/ Nghị luận . 2- Truyền thuyết" Con rồng cháu tiên" thuộc kiểu văn bản tự sự bởi nó trình bày diễn biêùn sự việc . D - Củng cố dặn dò . Giáo viên củng cố nội dung toàn bài . Nhấn mạnh 2 nội dung cơ bản là giao tiếp và văn bản . Về nhà học kỹ bài . Sưu tầm các câu tục ngữ , ca giao và rút ra chủ đề của chúng ./. Thứ.............ngày............tháng............năm....... Tiết 5. Tuần 2 : Văn bản : Thánh gióng A - Mục tiêu cần đạt Nắm dược nội dung - ý nghĩa của truyện là nói về quá trình giữ nước của dân tộc ta từ thời xa xưa của lịch sử . Kể lại được nội dung câu chuyện . B - Tiến trình hoạt động : 1/ Ổn định tổ chức : Hát - kiểm tra sĩ số . 2/ Bài cũ : - Kể tóm tắt truyện bánh chưng - bánh dày . - Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện là gì ? 3/ Bài mới : T/G Hoạt động của GV và H S - Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn cách đọc ( Nhớ đọc dọng thay đổi tùy theo nội dung từng đoạn ) - Giáo viên đọc và nhấn mạnh một vài từ khó . - Hoạt đông2 : Tìm hiểu nội dung . - Những chi tiết kỳ ảo ở nhân vật chính là gì ? Nội dung hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao an.doc
Giáo án liên quan