Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 1 đến 36 (Chuẩn kiến thức)

DÀN Ý THAM KHẢO

-Vấn đề cần nghị luận: Nếu không hành động và tích cực hành động sẽ không giải quyết được dù là những yêu cầu đơn giản nhất của cuộc sống.

- Cuộc sống luôn đặt ra nhiều yêu cầu đối với con người:

+ Những vấn đề lớn và nhỏ, đơn giản và phức tạp cần giải quyết, những thử thách cần vượt qua, những trách nhiệm phải gánh vác,

+ Con người cần có khả năng suy xét và tri thức hành động. Thiếu khả năng suy xét sẽ dẫn đến làm việc mù quáng, không có ý thức hành động thì mọi việc sẽ giữ nguyên hiện trạng ban đầu mà không thể tiến triển để có được diễn biến, kết quả.

-Đáp ứng, thực hiện những yêu cầu của cuộc sống, con người cần:

+ Nhận diện, xác định bản chất của vấn đề, của công việc cần giải quyết để định hướng hành động.

+ Xây dựng ý thức, cách thức hành động: biết phải làm gì, cần bắt đầu từ đâu, việc nào trước, khâu then chốt ở chỗ nào, mục đích cuối cùng của hành động

+ Giải quyết từng phần của công việc, từng bước của quá trình, từng khía cạnh nhỏ của vấn đề, từng khâu của thử thách bằng những việc làm cụ thể.

-Hành động có thể mang lại nhiều điều:

+ Con người có cơ hội kiểm nghiệm lại năng lực của chính mình để thấy điểm mạnh, điểm yếu mà điều chỉnh bản thân.

+ Các phần việc sẽ dần dần được giải quyết, cái đích cần tới sẽ gần lại, rõ hơn và hiện thực hơn.

+ Cảm giác e ngại sẽ bớt dần, niềm vui sẽ đến trong những thành quả cụ thể.

+ Hành động đồng nghĩa với tạo cơ hội và xây dựng niềm tin vào sự thành công.

-Bài học:

+ Mọi khoảng cách đều có thể khắc phục, mọi thử thách đều có thể được giải quyết bằng ý thức hành động. Sự thất bại, bế tắc, cùng đường chỉ có khi ý thức hành động bị triệt tiêu.

+ Cần hành động ngay và cần bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất để giải quyết những công việc cụ thể trước mắt.

+ “Cây lớn một ôm khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân” (Lão Tử, Đạo đức kinh).

 

doc25 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 1 đến 36 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộng, bến cô liêu. (“Tràng giang” - Huy Cận) Đáp án: Câu Đáp án Điểm 1 Qua hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” (“Từ ấy”), có thể hiểu quan niệm của Tố Hữu về lí tưởng cộng sản: Giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút có lẽ là thiêng liêng nhất trong cuộc đời Tố Hữu – đã đem đến cho ông niềm vui lớn. Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là ông quan niệm đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim ông. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (“chói qua tim”). 4 2 Về cách sử dụng lời thơ trong cặp câu: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.” Dùng những cụm từ theo cấu trúc thành ngữ bốn tiếng, cả về âm thanh, cả về ý nghĩa: nắng xuống trời lên; sông dài trời rộng Tạo từ theo phong cách cổ điển: bến cô liêu Sâu chót vót: chót vót vốn là tính từ thường dùng diễn tả chiều cao, ở đây được dùng để biểu đạt chiều sâu. Điều này có vẻ phi lí. Nhưng cái lí của việc sáng tạo này là ở chỗ: tác giả không muốn dừng tầm nhìn ở vòm trời, đỉnh trời mà xuyên sâu vào đáy vũ trụ. Vì vậy, chiều cao đã chuyển hóa thành chiều sâu thật tự nhiên. Cao cũng là sâu, mà sâu cũng là cao. Đồng thời, đây là chiều sâu thuộc cái nhìn ngước lên (chứ không phải cúi xuống), nên nó cho phép nhà thơ diễn thành sâu chót vót. Một sáng tạo bất ngờ, mới mẻ, mà cũng thật hợp lí và hàm súc. Cách sử dụng lời thơ như thế khiến cho các câu thơ này nói riêng và toàn bài nói chung có được vẻ hiện đại mà vẫn đượm một phong vị cổ điển. 1 1 2 1 1 Tuần 35, tiết 34 ÔN TẬP ĐỌC VĂN HỌC KÌ II (Tiếp theo) I.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài trong SGK tập hai. Biết vận dụng kiến thức về lí luận văn học vào việc phân tích các tác phẩm theo đặc trưng thể loại, phân biệt phong cách nghệ thuật của một số tác phẩm, tiếp nhận các giá trị văn học. II.Tổ chức hoạt động dạy và học VỘI VÀNG 1.Tác giả: Xuân Diệu Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thức tế đời sống và rất giàu tính thời sự. 2.Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1933- 1938), xuất bản năm 1938 -Cảm hứng: Một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, đằng sau tình cảm ấy là một quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ truyền thống. - Bài thơ thể hiện tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của “cái tôi” hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại của Xuân Diệu. - Sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của Xuân Diệu: nghệ thuật dùng từ, sáng tạo trong việc đặt câu, hình ảnh thơ; sự kết hợp giữu mạch cảm xúc say mê, cuồng nhiệt, mãnh liệt dồi dào và mạch luân lí chặt chẽ trong một hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo và quan niệm mới về hình ảnh và giọng điệu thơ. TRÀNG GIANG 1.Tác giả: Huy Cận Là nhà thơ của phong trào thơ mới, ông chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nhưng nghiêng về ảnh hưởng thơ Đường, giọng thơ hàm súc giàu suy tưởng triết lí và thường mang nỗi sầu vũ trụ và nhân thế. 2.Tác phẩm: -Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 và được in trong tập thơ “Lửa thiêng” + Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước. - Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn trong đó thấm đượm tình người tình đời, lòng yêu nước thầm kín và thiết tha - Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới (bốn khổ như là bốn bài thơ tứ tuyệt tương đối độc lập nhưng thống nhất trong cảm xúc, hình ảnh thưo mới mẻ). ĐÂY THÔN VĨ DẠ 1.Tác giả: Hàn Mặc Tử Cuộc đời có nhiều bi thương, nhưng ông đã vượt qua với nghị lực phi thường và có sức sáng tạo mạnh mẽ. “Mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì mới này, chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”(Chế Lan Viên). 2.Tác phẩm: -Hoàn cảnh ra đời: Khi làm ở sở Đạc điền Bình Định, HMT quen Hoàng Cúc - người con gái chủ sở, quê ở Vĩ Dạ - Huế. Về Quy Nhơn, Tử không gặp được Hoàng Cúc, vì cô đã theo cha về ở hẳn ngoài Huế. - Xuất xứ: Trích trong tập thơ “ Thơ Điên” Thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Cúc kèm theo bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: - Bài thơ thể hiện tấm lòng thiết tha mà cũng đầy uẩn khúc của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Phác hoạ nên một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước và cũng là tiếng lòng của một con người yêu đời thiết tha với một nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm vô vọng. - Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh gợi cảm. CHIỀU TỐI - Hoàn cảnh sáng tác: Mùa thu 1942,là bài thứ 31/134 trong “Nhật kí trong tù”. Bác bị chuyển tù từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. - Qua bài thơ Chiều tối hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác: tình yêu thiên nhiên, cái nhìn lạc quan, trân trọng cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại. TỪ ẤY 1.Tác giả: Tố Hữu Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. 2.Tác phẩm: -Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “TỪ Ấy” của Tố Hữu ( sáng tác từ năm 1937 -1946). - Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, lời tâm nguyện của Tố Hữu- một thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. - Sự vận động tâm trạng của nhà thơ được thể hiện sinh động bằng: hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu. LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG 1. Tác giả: Phan Bội Châu: Học giỏi nổi tiếng, từng đỗ giải nguyên, từng bôn ba Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan gây dựng phong trào chống Pháp; Sự nghiệp thơ văn đồ sộ, phong phú đều nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng. 2.Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Phan Bội Châu sáng tác bài thơ này sau khi quyết định lên đường sang Nhật. - Chủ đề: thể hiện khát vọng cứu nước thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân và lòng hăm hở quyết tâm lên đường tìm đường cứu nước của nhà thơ - Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, táo bạo về chí làm trai của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX. HẦU TRỜI 1.Tác giả: Tản Đà Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”. Thơ văn ông có thể xem như gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. 2.Tác phẩm:- Xuất xứ:Trong tập Còn chơi (1921) - Thể loại: thất ngôn trường thiên - Qua câu chuyện Hầu Trời, nhà thơ mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân. Đó là một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. - Giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu tự nhiên, thoả mái, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh TÔI YÊU EM 1.Tác giả: Puskin Puskin là “Mặt trời thi ca Nga”, ông là nhà thơ có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga, thành tựu của Puskin thể hiện ở thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca, truyện ngắn, truyện vừa. 2.Tác phẩm: - Bài thơ thể hiện nỗi buồn của một mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, nhân hậu, vị tha. - Vẻ đẹp trữ tình của thơ Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tâm tình. Tuần 36, tiết 35 ÔN TẬP CHUNG (Theo cấu trúc đề kiểm tra HKII) I.Mục tiêu cần đạt Nắm vững các nội dung cơ bản của phần văn học và làm văn. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài. II.Tổ chức hoạt động dạy và học Đề: 1)Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. 2)Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Gợi ý trả lời: 1)Hs căn cứ vào Tiểu dẩn trong SGK tr 41 để trả lời. 2) - Giới thiệu tác giả Tố Hữu, nêu được nội dung chính của bài thơ: Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ với những cảm xúc, suy tư chân thật; đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi gặp lý tưởng của Đảng. - Phân tích niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng trong khổ thơ thứ nhất + Dùng hình ảnh “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí” → Nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản. + Sử dụng các động từ mạnh“Bừng” “Chói”: → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản tràn đầy sức sống và hương sắc - Phân tích rõ những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai + Từ ngữ đặc sắc “Buộc” “Trang trải” “Gần gũi” + Hình ảnh ẩn dụ “ Khối đời”, điệp từ “để” → Diễn tả nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu : hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách mạng. - Phân tích sự chuyển biến mãnh mẽ về tình cảm ở khổ thơ thứ 3. + Lặp cấu trúc “ Tôi đã là...” → Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. + Điệp từ, số từ ước lệ, từ ngữ biểu cảm → Khẳng định tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt. Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vảcủa nhà thơ. - Tóm lược nội dung đã phân tích, có liên hệ thực tế. - Bài viết rõ ràng, chữ viết cẩn thận

File đính kèm:

  • docDAY TU CHON NGU VAN 11.doc