A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm vui lớn và sức mạnh tinh thần to lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gở lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, .
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại cho học sinh.
3. Về thái độ
- Nâng cao thái độ trân trọng, ngợi ca của học sinh về lí tưởng sống của người thanh niên thời đại bấy giờ, từ đó có thái độ sống tích cực, vun đắp cho ước mơ, lý tưởng của bản thân.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 97, 98: Từ ấy (Tố Hữu) - Năm học 2013-2014 - Võ Xuân Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu những từ đó và tác dụng của nó như thế nào?
GV: Khổ thơ xuất hiện sự đối ứng về từ ngữ. Em hãy chỉ ra và nhận xét dụng ý của sự đối ứng đó và ?
+ HS trả lời,
+ GV nhận xét và bổ sung
Khổ thơ thứ 3
GV Em hãy cho biết tác giả sử dụng từ “đã” nhằm mục đích gì?
GV: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét, bổ sung.
- GV:Trong khổ thơ này, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
+HS trả lời.
+ GV nhận xét và bổ sung.
- GV: Qua khổ thơ thứ 2 và 3, Tố Hữu đã thể hiện một quan điểm sáng tác của mình. Đó là quan điểm gì?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
TT1: GV yêu cầu HS nêu kết luận về giá trị nội dung của bài thơ ?
+HS trả lời.
+ GV nhận xét, bổ sung.
Tìm hiểu chung.
Tác giả.
Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.
Năm 1937 được kết nạp vào Đảng, đó là bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của ông.
Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng Ra trận Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta”.
Thơ Tố Hữu thuộc thể loại trữ tình chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam. Thơ ông được sáng tác theo cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi
Ông được tặng thưởng Huân chương sao vàng (1994), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996, Giải thưởng văn học ASEAN (1999).
Tố Hữu là con chim đầu đàn trong nền thơ cách mạng Việt Nam.
Bài thơ
a. Hoàn cảnh ra đời.
-“ Từ ấy” được sáng tác vào 7/1938 khi ông được kết nạp Đảng.
b. Xuất xứ.
- Nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”
II.Đọc – hiểu văn bản.
Bố cục
Gồm 3 phần:
+ Khổ 1: Thể hiện niềm vui sướng say mê của tác giả khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
+ Khổ 2: Những nhận thức mới của Tác giả về lẽ sống.
+ Khổ 3: Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.
Tìm hiểu bài thơ.
Khổ thơ 1.
Hai câu đầu
“Từ ấy” là thời gian được xác định vào năm (1938). Đó là thời điểm mà người Thanh niên được đứng vào hàng ngủ của Đảng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời Tố Hữu có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp thơ ca của Ông.
Những hình ảnh được sử dụng: “Nắng hạ”, ẩn dụ cho sức sống. “mặt trời chân lí” ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng.
+ Nắng hạ là cái nắng rực rỡ nhất và mạnh mẽ nhất. Hình ảnh nắng hạ nhằm nhấn mạnh sức sống trong tâm hồn nhà thơ bừng lên một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng tình cảm và ý chí mới.
+ Mặt trời: là nơi cung cấp ánh sáng sự sống, năng lượng vĩnh cho nhân loại. Mặt trời chân lí: có tác dụng khẳng định lí tưởng cách mạng là nguồn sáng là chân lí của cuộc sống.
Những động từ được sử dụng: bừng, chói
Từ “bừng” có nghĩa là sực mở ra, bốc lên mạnh và tỉa ra nhanh.
+ Trong câu trên từ “bừng” diễn tả sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của tác giả. Tố Hữu sực nhận ra một lí tưởng sống cao đẹp như một chân trời mới, một sức sống mới đang tràn ngập trong ông.
“Chói” là một động từ = sáng lòa, và thấy đau buốt.
+ chói qua tim nghĩa là sự chiếu sáng trong tâm hồn và cũng là sự nhói đau trong tim tác giả khi được giác ngộ về lí tưởng cách mạng một lí tưởng sống cao đẹp trước một tâm trạng rối bời, bế tắc của người thanh niên “ đi kiếm lẽ yêu đời”
Với việc sử dụng thủ pháp ẩn dụ với các từ nắng hạ, mặt trời chân lí cùng với sự kết hợp những động từ mạnh như bừng, chói tác giả đã nhấn mạnh việc ánh sáng lí tưởng cách mạng đã mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm trong tâm hồn Ông.
Hai câu sau.
Tác giả đã sử dụng thủ pháp liên tưởng so sanh
“Hồn tôi - vườn hoa lá: + rất đậm hương +rộn tiếng chim”
Với việc sử dụng thủ pháp so sánh tác giả đã biến tâm hồn từ một thứ vô hình thành một thứ hữu hình. Thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là hồn thơ của Tố Hữu.
Là sự cụ thể hóa ý nghĩa, và những thay đổi trong tâm hồn của tác giả qua những tác động của ánh sáng lí tưởng CM.
Như vậy khổ thơ thứ nhất với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, dùng động từ mạnh và liên tưởng, so sánh tác giả đã thể hiện một niềm vui lớn lao khi được giác ngộ lí tưởng và đứng vào hàng ngủ của Đảng.
Khổ thơ thứ hai.
Trong hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng các từ: buộc và trang trải.
+ Buộc là một hành động có chủ ý lấy dây cuốn hoặc thắt lại.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người là sự tự nguyện hòa mình với mọi người và nó cũng tượng trưng cho tình cảm bền chặt giữa tác giả và quần chúng nhân dân. Lúc này Tố Hữu đã từ bỏ cái tôi cái nhân hòa mình vào cái ta cộng đồng một cách có ý thức. Do vậy mà trong nhưng sáng tác của Ông sau này đề hướng đến cái ta. Cái tôi nếu có thì cũng là cái tôi nhân danh cái ta cộng đồng.
+ Trang trải: là sự dàn trải trên diện rộng.
Để tình trang trải với muôn nơi nơi. Thể hiện sự mở lòng, sự tự nguyện chia sẻ, tự nguyện gắn bó với mọi người mọi nhà mọi hoàn cảnh nơi, mọi vùng miền để cùng chia sẻ những khó khăn và cùng chiến đấu.
Các từ: “lòng tôi” – “mọi người”, “hồn tôi – bao hồn khổ” là những từ ngữ ứng đối,
thể hiện khả năng đồng cảm sâu xa, sự gắn bó với quần chúng lao khổ của nhà thơ.
Mảnh khối đời là hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh của tình đoàn kết.
Thể hiện của mạnh cuả tình đoàn kêt giai cấp.
Khổ thơ là ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người với cái ta chung đồng thời thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
Khổ thơ thứ 3
Từ đã chỉ việc đã qua đã hoàn thành.
“Tôi đã là con của mọi nhà” nhằm nhấn mạnh việc Tố Hữu đã trở thành thành viên của của đại gia đình nhân dân lao động. Đồng thời cũng là lời tự nhận thức về mình và vai trò của mình.
- thể hiện qua cách xưng hô: Tôi => “con”, “em”, “anh”:
- Đó là cách xưng hô thân mật, tác giả tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ
- sử dụng biện pháp điệp cấu trúc: “làcủa”. è để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người con trong gia đình. Đó là gia đình lớn, gia đình của những người cần lao.
Quan điểm sáng tác Tố Hữu: văn học nghệ thuật gắn liền với đời sống của quần chúng nhân dân, phản ánh tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.
Tổng kết
1. Giá trị nghệ thuật
- Chất trữ tình – chính trị chính trị sâu lắng.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, lối thơ giản dị ( thơ thất ngôn) dễ đi vào lòng người.
- Sử dụng độc đáo các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, điệp từ giàu sức gợi
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng ngân vang, thiết tha.
2. Giá trị nội dung
- Từ ấy là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, nhà thơ đã thực sự tự nguyện hòa mình vào cuộc sống của quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ, hòa cái tôi cá nhân vào cái tôi cộng đồng, cái tôi dân tộc.
- Từ ấy cũng là lời mở đầu cho hồn thơ Cách Mạng vô sản, một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ: nghệ thuật gắn với CM, gắn với cuộc đời
E. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.
PHẦN GHI BẢNG.
Tìm hiểu chung.
Tác giả.
Tố Hữu (1920- 2002). Quê ở Thừa Thiên Huế.
Năm 1938 được kết nạp vào Đảng,
Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng Ra trận Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
Thơ Tố Hữu: trữ tình - chính trị thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng.
Tố Hữu là con chim đầu đàn trong nền thơ cách mạng Việt Nam.
Bài thơ
a. Hoàn cảnh ra đời.
- “Từ ấy” được sáng tác vào 7/1938 khi ông được kết nạp Đảng.
b. Xuất xứ.
- Nằm trong “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”
II. Đọc – hiểu văn bản.
Bố cục
Gồm 3 phần:
Tìm hiểu khổ thơ 1.
Hai câu đầu
“Từ ấy” là năm (1938). khi TH được đứng vào hàng ngũ của Đảng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
Hình ảnh “Nắng hạ”, “mặt trời chân lí” ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng.
là cái nắng rực rỡ và mạnh mẽ nhất, có tác dụng nhấn mạnh sự tác động của lí tưởng CM đến tâm hồn Tố Hữu.
Những động từ: bừng, chói
+ Trong câu trên từ “bừng” diễn tả sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của tác giả.
+ chói qua tim nghĩa là sự chiếu sáng trong tâm hồn
Khẳng định lí tưởng cách mạng đã mở ra một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng trong tác giả.
Hai câu sau.
Hồn tôi – vườn hoa lá + đậm hương
(vô hình) (hữu hình) + rộn tiếng chim
+ Liên tưởng + so sánh: vẻ đẹp và sức sống trong tâm hồn tác giả.
Là sự cụ thể hóa ý nghĩa, và những thay đổi trong tâm hồn của tác giả qua những tác động của ánh sáng lí tưởng CM.
Thể hiện một niềm vui lớn lao khi được giác ngộ lí tưởng và đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Khổ thơ thứ hai.
Đã sử dụng các động từ: buộc và trang trải.
+ Buộc là một hành động có chủ ý lấy dây cuốn hoặc thắt lại.
Sự tự nguyện hòa mình với mọi người, với cái ta thể hiện tình cảm bền chặt giữa tác giả và quần chúng nhân dân.
+ Trang trải: là sự dàn trải trên diện rộng.
Sự tự nguyện gắn bó, tự nguyện chia sẻ, với mọi người mọi nơi.
Các từ ứng đối: “lòng tôi” – “mọi người”, “hồn tôi – bao hồn khổ”
khả năng đồng cảm và gắn bó với quần chúng lao khổ của nhà thơ.
Mảnh khối đời:hình ảnh ẩn dụ.
sự ẩn dụ cho sức mạnh tình đoàn kết giai cấp.
Khổ thơ là ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người với cái ta chung.
Khổ thơ thứ 3
- Từ đã chỉ việc đã qua đã hoàn thành.
Là lời khẳng định tác giả đã hòa nhập vào gia đình lớn, gia đình của những người cần lao.
Cách xưng hô: Tôi => “con”, “em”, “anh”:
Đó là cách xưng hô thể hiện sự thân thiết của một gia đình.
- Biện pháp điệp cấu trúc: “làcủa”. è nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người con trong gia đình.
Quan điểm sáng tác Tố Hữu: văn học gắn liền với đời sống nhân dân, phản ánh tình cảm, nguyện vọng của nhân dân.
Sự chuyển biến tình cảm sâu sắc của tác giả.
Tổng kết
1. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, lối thơ giản dị ( thơ thất ngôn).
- Sử dụng độc đáo các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, điệp từ giàu sức gợi
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng ngân vang, thiết tha.
Giá trị nội dung
- Từ ấy là khúc hát reo vui của người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời gặp được lí tưởng cách mạng.
File đính kèm:
- Tu ay.docx