Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 115, 116: Ôn tập văn học - Trần Nam Phong

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: Nắm vững và hệ thống hoá kiến thức cơ bản về chương trình Ngữ văn lớp 11, kỳ II

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.

 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập, củng cố kiến thức.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 1. Giáo viên:

 - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK

 - Phương pháp: Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm

 2. Học sinh:

 - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

 - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 115, 116: Ôn tập văn học - Trần Nam Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/5/2013 Tiết: 115-116 ÔN TẬP VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm vững và hệ thống hoá kiến thức cơ bản về chương trình Ngữ văn lớp 11, kỳ II 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ. 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập, củng cố kiến thức. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK - Phương pháp: Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Yêu cầu cần đạt I. Nội dung ôn tập 1. Văn học Việt Nam từ đầu XX đến cách mạng tháng Tám 1945 Thơ Văn nghị luận 1. Xuất dương lưu biệt (Phan bội Châu), chữ Hán, thể đường luật 2. Hầu trời(Tản Đà), Quốc ngữ, thất ngôn trường thiên. 3. Vội vàng (Xuân Diệu), Quốc ngữ, thơ mới 4. Tràng giang(Huy Cận) Quốc ngữ, thơ mới 5. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Quốc ngữ, thơ mới 6. Tương tư(Nguyễn Bính) Quốc ngữ, thơ mới 7. Chiều xuân(Anh Thơ) Quốc ngữ, thơ mới 8. Mộ(Hồ Chí Minh ), chữ Hán, Đường luật 9. Từ ấy(Tố Hữu), Quốc ngữ, thất ngôn trường thiên 10. Lai tân(Hồ Chí Minh), Chữ Hán, thất ngôn tứ tuyệt 11. Nhớ đồng(Tố Hữu), Quốc ngữ, thất ngôn trường thiên 1. Về luân lí xã hội ở nước ta( Phan Châu Trinh ), Quốc ngữ, nghị luận xã hội. 2. Một thời đại trong thi ca( Hoài Thanh ), Quốc ngữ, nghị luận văn học 3. Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh ), Quốc ngữ, nghị luận xã hội 2.Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam. Các bình diện Thơ trung đại Việt Nam Thơ mới Việt Nam Nội dung cảm hứng Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời Cảm hứng chủ đạo Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí. Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà Hình thức nghệ thuật - Chứ Hán, chữ Nôm - Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát. - Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố. - Tính qui phạm nghiêm ngặt - Chữ quốc ngữ. - Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại - Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày. - Phá bỏ tính qui phạm. II. Phương pháp. - Trên cơ sở làm đề cương ôn tập ở nhà, HS chọn một trong 8 câu hỏi SGK, kiểm tra lại đề cương và thuyết trình trước lớp. - GV gọi nhận xét, hoàn thiện kiến thức và cho điểm. D. Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố: Gv nêu câu hỏi để Hs củng cố bài. 2. Dặn dò Hs: - Hoàn thiện đề cương ôn tập. - Soạn bài mới: Tóm tắt văn bản nghị luận. Ngày soạn: 12/5/2013 Tiết: 117 TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận 2. Kĩ năng: RLKN tóm tắt văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK - Phương pháp: Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận ( RLKN tóm tắt) HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi GV chuẩn xác kiến thức. - Mục đích của tóm tắt để làm gì? - Yêu cầu của việc tóm tắt như thế nào ? Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận HS đọc mục II SGK và tìm hiểu văn bản : Về luận lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh. - Muốn tóm tắt được văn bản nghị luận tốt, chúng ta cần phải làm thế nào ? Hoạt động 3: Tổng kết. HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 4: Luyện tập ( RLKN tìm ý, tóm tắt văn bản nghị luận) GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK. I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận 1. Mục đích - Để hiểu được bản chất của văn bản - Để làm tài liệu phục vụ trong nhiều trường hợp khác nhau - Để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt 2. Yêu cầu. - Phải trung thành với các luận điểm, luận cứ của văn bản gốc. - Lược bỏ những yếu tố không phù hợp với mục đích tóm tắt. - Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, mạch lạc. II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận 1. Tìm hiểu ví dụ : Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh. 2. Kết luận. Để tóm tắt tốt cần : đọc kĩ văn bản gốc, lựa chọn những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt, nắm được những luận điểm luận cứ và diễn đạt chúng một cách mạch lạc. Sau đó kiểm tra lại kết quả tóm tắt. III. Tổng kết. Ghi nhớ - SGK IV. Luyện tập Bài tập 2. - Vấn đề nghị luận: Sự lãng phí nước sạch. - Mục đích nghị luận: Nhắc nhở mọi người ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá. - Các luận điểm: + Nước là nguồn tài sản quí thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất + Dân số tăng, nguốn nước cung cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu + Một số quốc gia hiện nay đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng. - Tóm tắt bằng 3 câu: Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dan số và phát triển công nghiệp như hiện nay thì nguồn nước ngày càng trở nên cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và mai sau. D. Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố: Gv nêu câu hỏi để Hs củng cố bài. 2. Dặn dò Hs: - Học bài. - Soạn bài mới: Ôn tập Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc