I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên : 15/7/1909 – 14/3/1982.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong trào yêu nước. Viết văn từ những năm ngoài 20 tuổi, hoạt động chủ yếu trong ngành văn hoá nghệ thuật
- Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm sáng giá nhất: Thi nhân Việt Nam(1942) được in tới 33 lần
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2000.
2. Tiểu luận nghiên cứu phê bình phong trào thơ mới: Một thời đại trong thi ca.
- Đặt ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam
- Đoạn trích thuộc phần cuối bài tiểu luận.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – nhận biết
- Đọc
- Cảm nhận chung
+ Nhan đề
+ Bố cục
Phần 1 : Nêu vấn đề đi tìm thơ mới, những khó khăn và phương pháp thực hiện
Phần 2 : Phân tích, chứng minh nội dung tinh thần thơ mới
Phần 3: Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch của mình, tìm hi vọng vào ngày mai
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 109-110: Đọc văn Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) - Trần Nam Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/4/2014
Tiết: 109 – 110 Đọc văn:
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Hoài Thanh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới trong ý nghĩa văn chương và xã hội
2. Kĩ năng: RLKN phân tích, bình giảng..
3. Thái độ: Giáo dục lòng trân trọng và ý thức gìn giữ tinh hoa văn chương dân tộc.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn.
HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính.
- Tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung nào ? Hãy tóm tắt ?
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Thao tác 1: Đọc – hiểu khái quát
( RLKN đọc, cảm nhận khái quát)
Hs đọc
Cảm nhận chung về nhan đề và bố cục của văn bản?
Thao tác 2: Đọc – hiểu chi tiết
( RLKN phân tích, bình luận)
- Nhóm 1. Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả? Hoài Thanh đã đề nghị cách nhận diện thơ mới bằng PP nào?
- Nhóm 2. Tinh thần thơ là gì? Em hiểu thời đại chữ Tôi và thời đại chữ Ta như thế nào?
- Nhóm 3. Các nhà thơ mới tìm con đường giải thoát bi kịch tuyệt vọng, bế tắc, buồn sầu ấy như thế nào?
- Nhóm 4. Nhận xét nghệ thuật viết văn nghị luận phê bình của tác giả?
Hoạt động 3: Tổng kết.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên : 15/7/1909 – 14/3/1982.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong trào yêu nước. Viết văn từ những năm ngoài 20 tuổi, hoạt động chủ yếu trong ngành văn hoá nghệ thuật
- Nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm sáng giá nhất: Thi nhân Việt Nam(1942) được in tới 33 lần
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 2000.
2. Tiểu luận nghiên cứu phê bình phong trào thơ mới: Một thời đại trong thi ca.
- Đặt ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam
- Đoạn trích thuộc phần cuối bài tiểu luận.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – nhận biết
- Đọc
- Cảm nhận chung
+ Nhan đề
+ Bố cục
Phần 1 : Nêu vấn đề đi tìm thơ mới, những khó khăn và phương pháp thực hiện
Phần 2 : Phân tích, chứng minh nội dung tinh thần thơ mới
Phần 3: Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch của mình, tìm hi vọng vào ngày mai
2. Đọc – hiểu chi tiết
a/ Phần một.
- Cách vào đề ngắn gọn, trực tiếp: tinh thần thơ mới.
-> Đó là nội dung, bản chất, cốt lõi chi phối toàn bộ thơ mới, dùng để phân biệt thơ mới với thơ cũ.
- Tác giả đề nghị phương pháp nhận diện thơ mới: Phương pháp so sánh đối chiếu
(cùng thời và tổng thể)
b/ Phần 2.
- Tinh thần thơ mới là ở chữ Tôi
+ Chữ tôi gắn với cái riêng cá nhân, cá thể; chữ ta gắn với cái chung, tập thể, cộng đồng, xã hội.
- Chữ tôi cá nhân xuất hiện trong thi đàn Việt Nam vào những năm 20 thế kỷ XX, nhưng lạc lõng, bơ vơ vì tách khỏi cái ta chung
-> Cái tôi lãng mạn.
+ Tản Đà, Thế Lữ, Lư Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận
c/ Phần 3.
- Tìm lại lòng tin đã mất, gửi vào tình yêu Tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương đất nước trong tình yêu tiếng mẹ đẻ.
-> Miêu tả bằng hình ảnh, so sánh với thơ của Cao Bá Nhạ, Bạch Cư Dịtìm hi vọng trong thất vọng.
-> Con đường riêng của thơ mới, tuy có những tác dụng nhưng còn hạn chế. Tuy nhiên nó cũng đáng được lịch sử ghi nhận và trân trọng.
d/ Đặc sắc nghệ thuật
- Tính khoa học.
+ Hệ thống luận điểm chuẩn xác, sâu sắc.
+ Dẫn chứng chọn lọc, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục.
+ Sử dụng biện pháp đối chiếu, so sánh đạt hiệu quả cao.
+ Nhìn nhận đánh giá vấn đề ở tầm sâu rộng, nhiều mặt, biện chứng và khách quan.
- Tính nghệ thuật
+ Lời văn tình cảm, giãi bày chia sẻ, đồng cảm.
+ Nhiều hình ảnh gợi cảm, gợi hình, gợi liên tưởng.
+ Tình cảm chân thành, nồng nhiệt.
+ Giọng văn nghị luận phê bình nhưng không khô khan mà dịu dàng, hấp dẫn.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ - SGK
D. Củng cố, dặn dò:
1. Củng cố.
Chữ tôi (tuyệt đối) – bi kịch tâm hồn của thanh niên thời ấy.
Nghệ thuật lập luận khoa học, Văn phong tài hoa, tinh tế,
chặt chẽ thấu đáo, giàu cảm xúc.
2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Phong cách ngôn ngữ chính luận ( tiếp)
Ngày soạn: 28/4/2014
Tiết: 111- Tiếng Việt:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Kĩ năng: RLKN thực hành, xác định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật..
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là PCNN chính luận?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác kiến thức
HS đọc lại văn bản chính luận đã học ở tiết trước và :
- Nhận xét về từ ngữ, ngữ pháp và các biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ chính luận ?
- Phong cách ngôn ngữ chính luận có mấy đặc trưng cơ bản ? Đó là những đặc trưng nào ?
- Nhận xét về các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Hoạt động 2: Tổng kết
HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK theo nhóm (3 nhóm)
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Các phương tiện diễn đạt
a/ Về từ ngữ
Sử dụng vốn từ ngữ thông thường và nhiều từ ngữ chính trị.
b/ Về ngữ pháp
- Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgíc trong mạch suy luận.
- Thường sử dụng những câu phức có quan hệ từ: do vậy, bởi thế, tuy nhưng, cho nên
c/ Về biện pháp tu từ.
Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ, giúp cho việc lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục
2. Các đặc trưng cơ bản.
a/ Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Người nói(viết) thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ, chính trị của mình một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
b/ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc(nghe).
c/ Tính truyền cảm, thuyết phục
Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc(nghe) bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết; ngữ điệu truyền cảm.
-> Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các phong cách ngôn ngữ khác và góp phần vào sự phát triển của Tiếng Việt.
II. Tổng kết.
Ghi nhớ - SGK
III. Luyện tập
Bài tập SGK, tr108
D. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: Nêu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Một số thể loại văn học: kịch, văn chính luận.
File đính kèm:
- Tuan 32.doc