Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 101, 102: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-gô) - Trần Nam Phong

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn qua hư cấu, diễn biến và nghệ thuật văn bản. Cảm nhận được sức mạnh của tình thương yêu mà Huygô muốn gửi gắm.

2. Kĩ năng: RLKN tóm tắt, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 1. Giáo viên:

 - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK

 - Phương pháp: đọc hiểu - đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm

 2. Học sinh:

 - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

 - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: Truyện ngắn Người trong bao và hình tượng Bêlicốp để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc gì?

-Vì sao nói truyện ngắn Người trong bao có ý nghĩa thời sự rất rộng rãi và sâu sắc?

 3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 101, 102: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-gô) - Trần Nam Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/4/2014 Tiết: 101-102 – Đọc văn NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN V. Huy- gô A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn qua hư cấu, diễn biến và nghệ thuật văn bản. Cảm nhận được sức mạnh của tình thương yêu mà Huygô muốn gửi gắm. 2. Kĩ năng: RLKN tóm tắt, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK - Phương pháp: đọc hiểu - đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Truyện ngắn Người trong bao và hình tượng Bêlicốp để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc gì? -Vì sao nói truyện ngắn Người trong bao có ý nghĩa thời sự rất rộng rãi và sâu sắc? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1:Đọc hiểu tiểu dẫn. ( RLKN tóm tắt) HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính. GV chuẩn xác kiến thức. - Phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung nào ? Tóm tắt ? ? Đọc phần tóm tắt nội dung tác phẩm. Nội dung từ đầu đến đoạn trích : Giăng van giăng- thợ xén cây- bị kết án tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bành mì cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đầy Giăng van giăng được tha nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mirien cảm hoá, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực, thông minh và may mắn, Giăng văn giăng trở thành thị trưởng Mađơlen và chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh giàu có..Ông ra sức làm việc thiện. Để cứu một người nghèo bị bắt và kết án oan, Giăng van giăng quyết định tự tố cáo mình với nhà chức trách và chờ cảnh sát đến bắt mình. Hoạt động 2.Đọc hiểu văn bản. Thao tác 1:Đọc – hiểu khái quát. GV hướng dẫn HS đọc văn bản. - Cảm nhận chung về văn bản? thao tác 2: Đọc – hiểu chi tiết ( RLKN phân tích, thảo luận nhóm) Trao đổi cặp. GV gọi trình bày, nhận xét và cho điểm. - Nhân vật Gia ve là ai ? Đại diện cho thế lực nào trong xã hội? - Tìm những hình ảnh, chi tiết miêu tả chân dung nhân vật Gia ve ? - Thái độ và tính cách của Gia ve khi đối diện với Giăng van giăng ? Hết tiết 1, sang tiết 2 Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Nhóm 1+2: Tìm những hình ảnh, chi tiết miêu tả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ và hành động của Giăng Van giăng? Nhóm 3+4. Nghệ thuật kể chuyện góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật Giăng Van giăng như thế nào? Hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền – nhân vật trung tâm được Huygô dồn hết tâm huyết và bút lực đẻ miêu tả và qua đó gửi gắn thông điệp về tình thương yêu con người. Hoạt động 3: Tổng kết. HS đọc ghi nhớ SGK. I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả - Vích-to Huy-gô : 1802-1885 - Cuộc đời gắn kiền với nước Pháp thế kỷ 19. Từ một nhà thơ thần đồng, một quí tộc thành nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động - Nhà văn Pháp đầu tiên được chôn cất trong hầm mộ điện Păng tê ông – nơi dành riêng cho vua chúa và danh tướng - V. Huygô - danh nhân nhân văn hoá thế giới. - Tác phẩm đồ sộ : + Tiểu thuyết : Nhà thờ Đức bà Pari, Chín mươi ba, Những người khốn khổ + Thơ ca : Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt + Kịch: Héc na ni 2. Tác phẩm Những người khốn khổ. - Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật - Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỷ đầu thế kỷ 19, xoay quanh nhân vật GiăngVangiăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp : Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. - Tóm tắt tác phẩm: SGK. 3. Đoạn trích. - Xuất xứ: Trích chương IV, quyển 8, phần I, tập 1. - Tóm tắt nội dung đoạn trích. Người cầm quyền khôi phục uy quyền kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia ve – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắn Giăng Van giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng tin hấp hối. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc – hiểu khái quát. - Đọc - Cảm nhận chung 2. Đọc – hiểu chi tiết. a/ Hình tượng nhân vật Gia ve. - Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. - Giọng nói như ác thú gầm, cặp mắt phóng vào tội phạm như móc sắt, cái cười ghê tởm phô cả hai hàm răng. - Chỉ bằng hai tiếng: Mau lên: cộc lốc, ngắn ngủi, mà đã đã có cái gì man rợ, điên cuồng. - Hắn vừa xấu hổ, nhục nhã vừa căm tức trước sự mạnh mẽ và tấm lòng nhân hậu của Giăng van giăng. - Hắn hả hê, khoái trá trong sự đắc thắng của con thú khi săn được mồi. - Không hề động lòng thương trước lời nói, hành động khi Phăng tin hấp hối. - Hắn rất nể sợ trước sức mạnh phi phàm và bản lĩnh của Giăng van Giăng -> Nghệ thuật ẩn dụ so sánh: Chân dung độc đáo, đầy ấn tượng. Chân dung một con người – thú. b. Hình tượng Giăng Van giăng. - Từ một ông thị trưởng Ma đơ len giàu có sang trọng trở thành tên tù khổ sai Giăng Van giăng khốn khổ. - Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhã nhặn, không hề khiếp sợ trước Gia ve. - Hạ giọng, nhún mình cầu xin cho Phăng tin. - Khi Phăng tin chết: Thái độ và hành động của ông trở nên mạnh mẽ, quyết liệt. Sự bình tĩnh của ông là cho Gia ve khiếp sợ, không dám ra tay. - Sẵn sàng chịu bắt sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết để tiễn đưa Phăng tin vào cõi vĩnh hằng. -> Miêu tả trực tiếp: Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động >< với Gia ve. -> Miêu tả gián tiếp qua Phăng tin, qua bà Xơ : Hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế. => Miêu tả ngoại đề của tác giả thông qua hàng loạt câu hỏi và lời bình luận: Hình ảnh của một con người phi thường, lãng mạn. III. Tổng kết. Ghi nhớ - SGK D. Củng cố, dặn dò: 1. Củng cố: Cảm nhận của em về nhân vật Giăng van giăng? 2. Dặn dò:- Hs học bài. - Soạn bài mới: Luyện tập thao tác lập luận bình luận.. Ngày soạn: 05/4/2014 Tiết: 103 – Đọc văn LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức và kĩ năng lập luận bình luận. 2. Kĩ năng: : RLKN lập luận bình luận trong việc nhận xét, đánh giá, bàn bạc một số vấn đề cụ thể. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức vận dụng kĩ năng lập luận bình luận. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK - Phương pháp: đọc hiểu - đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích yêu cầu và cách bình luận? Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Xác định qui trình viết bài văn lập luận bình luận HS đọc yêu cầu bài tập 1 và thực hiện theo hướng dẫn. Các nhóm làm việc độc lập. Yêu cầu HS đọc đề bài SGK và những gợi ý Đề bài thuộc kiểu đề gì? Xác định PPNL và PVTL cần vận dụng? GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề, hoặc chọn một vài khía cạnh. Ví dụ: nói cảm ơn, xin lỗi; giao tiếp với bạn bè... Bài viết có bố cục ba phần, phần thân bài có thể có hai luận điểm: 1: Thực trạng lời ăn tiếng nói của học sinh hiện tại... 2: Khẳng định vấn đề theo chuẩn mực.. GV: yêu cầu HS lập dàn ý -> viết bài (HS có thể chọn 1 khía cạnh của vấn đề GV: để bình luận được vấn đề cần phát triển và trình bày bình luận theo các bước như thế nào? HS trả lời Hoạt động 2: Trình bày luận điểm GV gọi HS trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm. ( RLKN tìm luận điểm) Hoạt động 3: HS đọc bài viết tham khảo SGK. 1. Qui trình viết bài văn lập luận bình luận. Đề tài : Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch. - Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội - Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh - PPNL: CM, PT, BL - PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học 2. Lập dàn ý - Trong giáo tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời "cám ơn" và sau đó là "cám ơn" - Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn" còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiép hằng ngày - Cần tập làm quen với lời "cám ơn" và biết "cám ơn" vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử 3. Tiến trình lập luận - Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận - Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận - Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận 2. Trình bày luận điểm trước lớp. Yêu cầu: Luận điểm rõ ràng, chính xác. 3. Tham khảo một số bài viết trong SGK. D. Củng cố, dặn dò: Củng cố: Hs tự bình luận một vấn đề xã hội để củng cố bài. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Về luân lí xã hội ở nước ta .

File đính kèm:

  • docTuan 29.doc